Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao có chiếc phích cắm điện thì hai chân, chiếc thì lại 3 chân?

Những chiếc phích cắm điện đã quá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Và có một điều mà ai cũng nhận ra đó là có chiếc phích cắm điện thì hai chân, chiếc thì lại 3 chân.
Hầu hết thiết bị đồ điện dân dụng như máy tính, lò nướng, lò vi sóng, tủ lạnh… đều được thiết kế với phích cắm 3 chân; trong khi thiết bị thông thường như TV, máy sấy, quạt… thì phích cắm có 2 chân.

Tại sao lại như vậy, sao không làm hết 2 hoặc 3 chân cho khỏi rắc rối?
Những thiết bị như lò vi sóng, lò nướng… hầu hết có vỏ kim loại, trong quá trình sử dụng, chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc với mặt ngoài của chúng. Nếu không may, dây điện bị hở sẽ dẫn điện trên bề mặt kim loại, khi đó, người dùng chạm vào phần vỏ kim loại của vật dụng sẽ bị giật điện.
Trong những trường hợp đó, chiếc phích cắm 3 chân sẽ cứu bạn tránh khỏi bị điện giật. Chiếc chân cắm thứ 3 sẽ loại bỏ nguồn điện bị rò rỉ đó, đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng khi lỡ may có sự rò rỉ điện xảy ra.

Trên ổ cắm điện 3 lỗ có 2 lỗ kết nối với dây nóng và dây nguội. Lỗ còn lại có kích thước lớn hơn nối với dây nối đất của công trình, nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng khi không may điện bị rò rỉ ra vỏ kim loại của thiết bị.
Hiện nay, thiết bị điện là đồ vật không thể thiếu và tồn tại xung quanh chúng ta, vì thế bạn hãy thật cẩn thận khi sử dụng chúng. Đừng vì bất cứ lý do nào mà loại bỏ chiếc chân thứ 3 trong phích cắm điện để đảm bảo an toàn cho chính mình và mọi người xung quanh.

Trò chơi tuổi thơ – Đánh đáo, đánh trỏng

Đánh đáo và đánh trỏng là hai trò chơi đã tuyệt thích. Một số nơi ở thôn quê thảng hoặc còn trò chơi đánh trỏng. Còn đánh đáo không tồn...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt Thu

Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, anh xuất thân trong một gia đình trung nông ven nhánh sông Tiền, với ba người em :...

Giai thoại về ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn”

Hằng năm cứ mỗi dịp gần Noel, vào độ cuối đông tiết trời se lạnh, dường như đã trở thành thông lệ, chúng ta lại nghe thấy giai điệu quen...

Chị Dậu thời nay…

Em có biết còn biết bao nhiêu chị Dậu ở cái đất nước này đang đi buôn lậu thân thể của họ khắp thế giới hay không? Có những chị...

Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ & ông Nguyễn Văn Vĩnh

Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20. Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp;...

Địa danh trên tờ tiền Việt Nam

Những hình ảnh dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về các địa danh được in trên tờ tiền Việt của chúng ta. 1. Tờ 200 Đồng...

Phạm Đình Hổ và câu chuyện từ chối chức Tế tửu Quốc Tử giám

Phạm Đình Hổ (1768-1839), là danh sĩ đời vua Minh Mệnh. Ông tên tự là Tùng Niên và Bỉnh Trực, còn có hiệu là Đông Dã Triều. Ông người xã...

Người kiếm củi được con hươu

Người nước Trịnh kiếm củi ngoài đồng, thấy con hươu lạc, đón đánh chết được ngay. Anh ta sợ người ngoài trông thấy, vội vàng giấu xác hươu vào trong...

Vỉa hè Sài Gòn những năm 1960 có gì? Chuyện ăn uống của Sài Gòn ngày xưa

Từ những quán ăn được trang trí và bày biện rất đơn giản và có phần tạm bợ trên dọc đường đi, trong các khu chợ đến các quán hàng...

Thú vị đèn đường Sài Gòn xưa

Ngày xưa khi chưa có điện, Saigon dùng dầu phộng, dầu dừa, dầu mù u, mỡ heo thắng để đốt đèn đường…Năm 1870 dầu hỏa được dùng làm nhiên liệu để thắp...

Dân tộc Kinh ở Trung Quốc

Vào đời Minh, một nhóm người từ vùng Đồ Sơn, Việt Nam di cư sang đất Quảng Tây. Nhóm người này thuộc tộc Kinh, dân tộc chủ yếu của Việt...

Trịnh Hưng – Nhạc Sĩ “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy…”

Không những chỉ nổi tiếng với bài hát Lối Về Xóm Nhỏ, Trăng Soi Duyên Lành.. từng được rất nhiều ca sĩ trình bày, nhạc sĩ Trịnh Hưng còn được...

Exit mobile version