Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Top 10 phát minh khoa học "tình cờ" mà vĩ đại

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường sử dụng những phát minh khoa học có thể chưa biết rõ về nguồn gốc của chúng. Mỗi phát minh khoa học đều được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, điều đặc biệt là có những sáng kiến hoàn toàn xuất phát từ cảm tính và các tình huống bất ngờ.
Theo như nhà hiền triết cổ đại Hy Lạp Plato có nói, “khoa học là sự cảm nhận“, dưới đây là 10 phát kiến khoa học hoàn toàn xuất phát từ cảm tính và các tình huống ngẫu nhiên. Tất nhiên, để có thể trở thành một khoa học gia bạn cần có nhiều phẩm chất và yếu tố may mắn cũng rất cần thiết.

Pháo hoa


Vào khoảng 2.000 năm trước, một đầu bếp người Trung Quốc đã thử nghiệm than, lưu huỳnh và nitrat kali (bột trắng dùng làm thuốc súng, bảo quản thức ăn và làm thuốc chữa bệnh) – ba thứ luôn có sẵn trong bếp ăn trước kia. Người đầu bếp này vô tình nhận ra rằng có thể tạo ra chất đốt từ hỗn hợp này. Ông thử nghiệm bằng cách bỏ một chút chất đốt vừa sáng chế vào trong ống tre, sau đó phát nổ. Khi kết hợp với một vài chi tiết khác, vị đầu bếp này nhận thấy chất đốt này có thể phát ra nhiều màu và tạo thành các hiệu ứng khác nhau, hiện nay nó được gọi là pháo hoa.

Khóa dán Velcro


Kỹ sư người Thụy Sĩ, George De Mestral, đã xuất hiện ý tưởng về khóa dính Velcro khi đang đi dạo vào buổi sáng năm 1948. Lúc trở về nhà, George De Mestral thấy những quả gai bám đầy vào tất và lông của con chó được ông dẫn đi cùng. Mestral dùng kính hiểm vi quan sát kỹ cấu trúc của quả gai dại này và nhận thấy chúng có rất nhiều “móc” nhỏ có thể bám dính trên những thứ được làm bằng vải sợi và lông thú. Mestral đã thực hiện thí nghiệm trong nhiều năm liền trên các loại vải khác nhau, sau đó sáng chế ra chiếc khóa dính Velcro bằng nylon. Cuối năm 1950, Mestral quyết định đăng ký bằng sáng chế và thương mại hóa loại khóa trên. Tuy nhiên, chưa đầy 2 thập kỷ, sau khi NASA sử dụng nó như một thanh công cụ đặc biệt thì khóa dính Velcro đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Kính an toàn


Năm 1903, khi đang nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhà hóa học người Pháp Édouard Benedictus đã vô tình làm rơi bình ống nghiệm xuống đất nhưng lạ thay nó không vỡ. Benedictus vô cùng ngạc nhiên khi chiếc bình rơi từ trên cao xuống đất chịu tác động mạnh như vậy mà lại không vỡ thành nhiều mảnh.
Édouard đã cúi xuống nhặt chiếc bình lên để quan sát thật kỹ. Sau khi kiểm tra toàn bộ, nhà hóa học nhận ra rằng chiếc bình này có chứa nhựa nitro, được tráng ở bên trong do đó nó không bị vỡ khi va chạm. Lấy cảm hứng từ đó, Édouard Bénédictus đã phát minh ra kính an toàn được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay.

Keo dán siêu dính


Năm 1942, tiến sĩ Harry Coover đã sử dụng chất hóa học “cyanoacrylate” để chế tạo bộ ngắm cho súng nhựa nhưng thất bại hoàn toàn. Mặc dù thí nghiệm chính thất bại nhưng nhờ đó, ông đã phát hiện ra một hợp chất siêu dính mà không cần dùng nhiệt. Do vậy, Harry Coover đã sáng chế ra loại keo siêu dính được dùng phổ biến ngày nay. Sau khi nộp bằng sáng chế và sản phẩm keo dán siêu dính được bán rộng rãi ra thị trường, tiến sĩ Coover cũng trở nên giàu có.

Túi trà


Túi trà là phát minh tình cờ của một thương gia buôn chè người Mỹ Thomas Sullivan. Năm 1908, Sullivan bắt đầu gửi những mẫu trà cho khách bằng cách đựng chúng vào trong một túi lụa nhỏ. Nhiều khách hàng của ông cho rằng những mẫu trà này nên được pha chế bằng các dụng cụ nhúng trà kim loại, đặt toàn bộ túi trà vào chiếc ấm nhỏ. Sau khi nhận được góp ý từ khách hàng, Sullivan bắt đầu gói trà bằng gạc – túi đựng trà đầu tiên. Và từ đó, túi trà ra đời! Trong những năm 1920, trà được thương mại hóa nên túi trà được sử dụng rộng rãi hơn.

Thuốc kháng sinh Penixillin


Nhà vi khuẩn học trẻ tuổi người Scotland có tên là Alexander Fleming muốn tìm kiếm một loại “thuốc đặc biệt” có thể chữa được nhiều bệnh nhưng không thành công nên đành phải dẹp bỏ nó. Năm 1929, Fleming có một kỳ nghỉ, trước khi đi ông đã bỏ quên một đĩa Petri đựng tụ cầu khuẩn (Staphylococcus) đang được nuôi trong phòng thí nghiệm. Sau khi trở về, Fleming thấy vi khuẩn phát triển trên đĩa, ngoại trừ khu vực nấm mốc hình thành. Khi quan sát đĩa petri còn lưu lại dưới kính hiển vi, ông phát hiện ra những đường vân của loại nấm màu xanh có chứa một chất gây khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn. Đó chính là penixillin – loại kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, từ bệnh giang mai đến viêm amiđan. Nhờ có penixillin và các loại kháng sinh khác, tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm từ đầu thế kỷ 20 đến nay đã giảm đi đáng kể.

Lò vi sóng


Percy Spencer, mồ côi từ khi 18 tháng tuổi và phải nghỉ học để đi làm ở nhà máy giấy lúc mới 12 tuổi, cũng là nhà phát minh ra lò vi sóng. Percy Spencer là một kỹ sư tại công ty Raytheon, sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai trong Hải quân Mỹ ông được biết đến như một “nhà điện tử thiên tài“. Trong khi tiến hành thí nghiệm magnetron – một loại ống phóng năng lượng cho các thiết bị radar điện cho công ty Raytheon, Spencer nhận thấy thanh kẹo trong túi quần bị tan chảy khi tiếp xúc với thứ ông đang nghiên cứu. Sau đó, ông thử nghiệm với ngô, trứng và nhận thấy chúng đều được nấu chín. Cuối cùng, nhờ phát hiện này ông đã sáng chế ra lò vi sóng. Sản phẩm lò vi sóng ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới và giúp Percy Spencer kiếm được bội tiền.

Thuốc nổ


Chúng ta chắc hẳn không biết thuốc nổ được phát minh ra bằng cách nào – bản thân thuốc nổ là một chất nổ dạng lỏng, rất thiếu an toàn. Nhưng theo như Arzt từ Lost có nói: “Nitroglycerin là chất nổ nguy hiểm và không ổn định nhất đối với loài người”, bản thân Alfred Nobel đã tự kiểm chứng điều này.
Nhà khoa học Thụy Điển nổi tiếng Alfred Nobel là người phát minh ra thuốc nổ nhờ sự tình cờ. Nobel đã tiến hành thử nghiệm nitroglycerin trong nhiều thí nghiệm – nhưng thật không may mắn, vụ nổ nhà máy năm 1864 đã cướp đi sinh mạng người em trai út trong gia đình Nobel. Vì vậy, nhà khoa học cố gắng nghiên cứu để cho ra đời vật liệu cháy nổ an toàn hơn
Để biết chúng không ổn định như thế nào, Nobel đã thử nghiệm các phương pháp vận chuyển nitroglycerin an toàn.
Trong một lần vận chuyển nitroglycerin, Nobel phát hiện một can chứa chất nổ lỏng bị thủng, nhưng một hỗn hợp đá quặng lẫn trong can nhanh chóng hút hết chất lỏng. Quan sát này giúp Nobel nhanh chóng nghĩ ra công thức chất nổ dạng rắn: “Chất nổ có thể trộn lẫn với đất sét mà không làm mất đi khả năng gây nổ“. Năm 1867, Nobel đăng ký đặc quyền công nhận sáng chế và đặt tên phát minh này là dynamite, mở ra cuộc cách mạnh hóa trong ngành xây dựng thế giới và chế tạo mìn.

Thuốc Viagra


Năm 1998, công ty dược Pfizer đã nghiên cứu sản xuất một loại thuốc chữa trị chứng đau thắt ngực hay còn gọi là co thắt động mạch vành của tim. Để làm được điều này, họ đã chế tạo ra một loại thuốc có tên UK92480. Tuy nhiên, UK92480 đã không đạt được hiệu quả như mong đợi nhưng có hiệu quả phụ là tạo ra viên thuốc nhỏ màu xanh. Loại thuốc này tuy không đáp ứng được toàn bộ mục đích ban đầu nhưng lại có tác dụng đáng kinh ngạc. Thuốc này sau đó được đặt tên là Viagra, và tất nhiên ai cũng biết thuốc Viagra được dùng khi nào. Công ty Pfizer đạt doanh số 288 triệu USD từ việc bán những viên thuốc nhỏ màu xanh này chỉ riêng trong quý 1 năm 2013.

Insulin


Việc sáng chế Insulin không hoàn toàn là một sự tình cờ ngẫu nhiên. Năm 1889, hai vị tiến sĩ tại trường Đại học Strasbourgh đã cố gắng tìm hiểu hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng như thế nào bởi tuyến tụy (cơ quan nằm giữa dạ dày, gan và ruột). Để tìm hiểu rõ, họ đã loại bỏ tuyến tụy của một con chó khỏe mạnh, vài ngày sau họ nhận thấy những con ruồi bâu quanh vũng nước tiểu của con chó đó. Họ quyết định tiến hành kiểm tra nước tiểu và thấy có đường trong nước tiểu. Điều này giúp họ thấy rằng khi loại bỏ tuyến tụy của con chó đã khiến con chó mắc phải bệnh tiểu đường. Trước đó, hai tiến sĩ không hề nghĩ rằng tuyến tụy có chức năng sản xuất điều chỉnh lượng đường trong máu. Từ những năm 1920 và năm 1922, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Toroto mới có thể tách riêng tuyến tụy trong hệ nội tiết ra – được gọi là insulin, có tác dụng chuyển bệnh tiểu đường từ một căn bệnh không thể chữa sang tình trạng có thể điều trị được.

Chuyến bay đầu tiên ở Sài Gòn

Lúc 10 giờ 30 ngày 10.12.1910, lần đầu tiên một chiếc máy bay loại bốn cánh nhãn hiệu Farman xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn, lượn mấy vòng cho...

Đài phun nước con cóc bên hồ Gươm

Trên đỉnh đài phun nước trăm tuổi này có tiểu sành đựng di hài cùa một người Pháp. Đây cũng là nơi ghi dấu kỷ niệm của vua hề Charlie...

Hình ảnh độc đáo về các giấy tờ, thủ tục ngày trước

Trái phiếu cải cách điền địa, séc ngân hàng, chứng chỉ học trình, phiếu thâu tiền của chú Hoả... là những hình ảnh đầy hoài niệm một thuở do độc...

Phút cuối – Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai…

… Núi đồi lồng lộng, chiều mưa nhớ ai…(1) Âm nhạc ảnh hưởng đến cảm xúc của con người là chuyện thường, nhưng cảm xúc đến độ rơi nước mắt...

Lá dó

Bài này nói sự khôn khéo chỉ làm trò chơi được một lúc, không đáng chuộng bằng sự thực dụng làm lợi cho mọi người được lâu dài. Nước Tống có...

Tìm hiểu hai chữ “cù là”

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi...

Ảnh thiếu nữ áo dài Huế xưa trên xe đạp

Cùng ngắm những hình ảnh trẻ trung, duyên dáng của thiếu nữ áo dài Huế trên xe đạp do John Dominis, nhiếp ảnh gia của tạp chí Life thực hiện...

Đèn Hoa Kỳ của Việt Nam!

Ở xứ Việt có một loại đèn dầu được gọi tên là đèn Hoa Kỳ. Đèn Hoa Kỳ có phải của Mỹ hay không? Nếu không phải, tại sao nó...

Thần thoại giải thích nhật thực, nguyệt thực ở Việt Nam và Đông Nam á

Thần thoại giải thích nhật thực, nguyệt thực ở Việt Nam và một số nước Đông Nam á có tính tương đồng cao. Cốt truyện cơ bản được đan dệt...

Bánh Ướt – Bánh Mướt

Sau bài “Bánh cuốn Sài Gòn”, tôi đã có ước hẹn với độc giả sẽ viết về Bánh Ướt. Hai thứ bánh này, tuy “hai mà một”, hay thiệt ra...

Vũng Tàu năm 1968 qua ống kính của Jeff Lander

Phố quán bar Phan Thanh Giản, con tàu ma trên bờ biển, quang cảnh nhìn từ Thích Ca Phật Đài… là những hình ảnh đáng nhớ về Vũng Tàu năm...

Hiểu đúng về ‘chữ’ và ‘từ’ trong tiếng Việt

Một ngôn ngữ bao giờ cũng có hai phần, tiếng nói và chữ viết. Âm thanh là nền tảng của một ngôn ngữ chứ không phải chữ viết. Viết là...

Exit mobile version