Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

4 trận chiến huyền thoại làm thay đổi cục diện thế giới trong lịch sử

Trận Marathon, cuộc chiến ở Cajamarca, trận Waterloo,… là những trận chiến quan trọng góp phần thay đổi số phận của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

1. Trận Marathon

Vào năm 490 TCN, Hy Lạp và đế chế Ba Tư hùng mạnh xảy ra chiến tranh. Nguyên nhân là do hoàng đế Ba Tư Darius I đã gửi sứ giả đến Hy Lạp và yêu cầu các thành bang phải cống nạp đất và nước. Nhưng người Sparta và Athens ở hai thành bang mạnh nhất của Hy Lạp, đã từ chối và đem sứ giả đi chặt đầu. Điều này khiến Darius I vô cùng tức giận và quyết định tiến hành cuộc viễn chinh xứ Theraso của Hy Lạp. Nhưng nhờ sự đoàn kết của dân chúng Hy Lạp, quân Ba Tư nhanh chóng bị đẩy lùi.

Vị hoàng đế Ba Tư Darius I không hề nao núng, sau 2 năm dồn sức chuẩn bị quân lực và lương thảo, ông tiến hành xâm lược thành Athens với 600 chiếc thuyền, 10 vạn quân. Darius I hy vọng sẽ chinh phục được nơi này trong 5 ngày.

Tuy nhiên, tại thung lũng Marathon, cách Athens 42km, kỳ tích đã xảy ra. Quân Hy Lạp với số quân ít hơn nhưng với tinh thần chiến đấu cao, lợi dụng địa hình đã đánh bại đội quân hùng hậu của Ba Tư. Kết quả, quân đội Athens dễ dàng đẩy lùi quân xâm lược, tiêu diệt hơn 6.400 quân lính Ba Tư trong khi chỉ tổn thất 200 binh sĩ.

Sau trận Marathon, hàng loạt cuộc nổi dậy của thuộc địa nổ ra khắp nơi chống lại đế quốc Ba Tư. Nhiều dân tộc thoát khỏi kiếp nô lệ, nhiều quốc gia giành lại được chủ quyền, đế quốc Ba Tư dần suy yếu và phải từ bỏ âm mưu xâm lược quốc gia nhỏ lân bang.

2. Cuộc chiến ở Cajamarca

Năm 1532, người Tây Ban Nha bất ngờ mở một cuộc tấn công táo bạo vào Đế chế Inca hùng mạnh. Trận Cajamarca này mở đầu cho sự xâm lược đẫm máu của các đế quốc châu Âu lên các tộc thổ dân châu Mỹ.

Tháng 4 năm 1532, nhà thám hiểm Tây Ban Nha có tên là Francisco Pizarro và 168 tùy tùng của ông đã đặt chân tới Peru, vùng đất của những người Inca cổ xưa. Pizarro đã yêu cầu hoàng đế Atahualpa phải cải sang đạo Kitô. Vua Atahualpa không chấp nhận yêu cầu đó và cầm quyển Kinh Thánh ném xuống sàn nhà như một lời thách đấu.

Hành động này chính là ngòi nổ cho cuộc tấn công từ quân Tây Ban Nha, một cuộc chiến đã xảy ra vào ngày 16/11/1532. Pizarro cùng 168 tùy tùng được trang bị súng trường, thần công và bộc phá đã đập tan quân đội 8.000 người của đế chế Inca, đội quân chỉ có những chiến thuật chiến đấu và vũ khí đơn giản.

Vua Atahualpa bị bắt sống và đã ra giá chuộc tự do cho mình với người Tây Ban Nha bằng số vàng nhét đầy căn phòng đang giam giữ ông, ước tính lên tới 250 triệu USD. Pizarro đồng ý thỏa thuận nhưng khi người Inca trưng dụng hết mọi của cải trong vương quốc để chuộc nhà vua của họ thì nhà thám hiểm Tây Ban Nha liền bội ước.

Những người Tây Ban Nha tiếp tục giam giữ vua Atahualpa và đòi hỏi thêm nhiều tiền chuộc nữa. Cuối cùng, khi vua Atahualpa đã hết giá trị lợi dụng, người Tây Ban Nha kết thúc sự sống của ông vào tháng 8/1533.

Ngay sau đó, Pizarro lập nên thành phố Lima và nó trở thành trung tâm của đất nước Peru. Chiến thắng của Pizarro tạo tiền đề cho sự xâm lược của thực dân châu Âu lên hàng loạt các vương quốc ở châu Mỹ sau này.

3. Trận Waterloo

Năm 1814, các nước châu Âu vì quá sợ hãi khả năng cầm quân của Napoleon đã liên kết lại để cùng lật đổ Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Vị hoàng đế bất bại phải thoái vị và bị đày lên một hòn đảo nhỏ ở Địa Trung Hải.

Nhưng vị vua này không chịu ngồi yên, biết được dân chúng Pháp vẫn ủng hộ mình nên ông đã bí mật trốn khỏi nơi giam cầm quay trở về nước. Nhận được tin, vua Pháp bấy giờ đã cử quân đội đến để bắt giữ ông nhưng hết đoàn quân này đến đoàn quân khác được cử đi để bắt Napoleon cuối cùng lại quay về dưới quyền chỉ huy của hoàng đế cũ.

Liên quân các nước Anh, Áo, Nga và Phổ quyết định tấn công Napoleon tại làng Waterloo do lo sợ sức mạnh của hoàng đế nước Pháp sẽ khiến toàn bộ quốc gia châu Âu mất chủ quyền.

Trưa ngày 18/6/1815, cuộc chiến chính thức diễn ra. Quân Pháp đã ở nhiều đợt tấn công dữ dội, nhưng quân của liên minh do Wellington đứng đầu đã chống trả quyết liệt. Thế trận đang nghiêng về quân đội do Napoleon chỉ huy, phòng tuyến đã bị quân Pháp phá vỡ. Nhưng đúng lúc đó, quân Phổ kéo tới, xuyên thủng cánh phải đội quân Napoleon.

Lúc đó, quân của Wellington cũng đồng thời phản công và khiến quân Pháp phải rút lui trong rối loạn. Napoléon rời trận địa, lực lượng liên quân tiếp tục truy đuổi tàn quân Pháp. Quân đội Pháp bị tổn thất nặng nề, 25.000 binh lính chết và bị thương, khoảng 9.000 binh lính bị bắt giữ, quân đội đồng minh thiệt hại khoảng 23.000 người.

Napoleon trở lại Paris, và thoái vị vào ngày 22/6, nhường ngôi cho con trai mình. Sau đó, ông bị lưu đày tới đảo Saint Helena và qua đời ở đó vào năm 1821.

Chiến thắng của cuộc chiến này, đã đưa Anh vươn lên vị trí siêu cường lúc bất giờ, đồng thời giúp châu Âu thoát khỏi ách bá quyền, đem lại hòa bình, mở đường cho sự thống nhất nước Đức sau này.

4. Trận chiến Stalingrad

Ngày 17/7/1942, cuộc chiến Stalingrad bắt đầu diễn ra trong hoàn cảnh quân Đức đang trên đà bất bại. Quân đội Liên Xô bị quân Đức chiếm lĩnh tới 90% thành phố.

Với ý chí quyết chiến, Hồng Quân đã trụ vững, giữ lấy 10% thành phố còn lại cho đến mùa Đông và tấn công cùng lúc hai mũi vào quân đoàn 6 của Đức tại Stalingrad vào tháng 11. Bị bao vây, quân đội Đức phải chịu đói, lạnh và các cuộc tấn công liên tiếp của Liên Xô nhưng Hitler vẫn không đồng ý cho quân đoàn này rút lui. Đến tháng 2/1943, quân đoàn 6 bại trận, 841.000 quân Đức bị tiêu diệt. Hồng quân đã đẩy lùi quân xâm lược ra khỏi Stalingrad.

Đây là lần đầu tiên quân đội vô địch của nước phát xít Đức bị đánh bại trong một trận đánh lớn, gần 1/4 quân số toàn chiến trường Xô – Đức bị tiêu diệt. Chiến thắng của Liên Xô trong trận chiến này được xem là bước ngoặt quyết định về chính trị, quân sự, tâm lý của Chiến tranh thế giới thứ II và là bước ngoặt của nhân loại trong thế kỷ XX. Từ đây, quân đội Đồng Minh từ thế thất thủ, chuyển qua giai đoạn phản công, dần đẩy lùi lực lượng Phát xít trên khắp các mặt trận.

Sài Gòn ngày mưa cứ ngỡ thu đang về

Không vồn vã vội đến nhanh đi như cái cách mà người ta vẫn thường nhớ về những cơn mưa bóng mây ở Sài Gòn. Thành phố phương Nam sắp...

Nguồn gốc của câu: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”

“Nhân vị tài tử, điểu vị thực vọng” (Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn) là câu thành ngữ có thể rất nhiều người đã từng nghe...

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài ở Tây Ninh năm 1930

Hình ảnh hiếm có về đạo Cao Đài thời điểm tôn giáo này mới hình thành được nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ nổi tiếng Walter Bosshard ghi lại chân thực...

Sôi động nhịp sống Sài Gòn sau năm 1975

Sài Gòn nhộn nhịp và sôi động, khiến bất kì ai cũng cảm nhận được nguồn năng lượng bất tận khi đến đây. Có người nói rằng: Ngày xưa, ở...

Về mốc thời gian thành lập thành phố Sài Gòn

Trong dịp chuẩn bị kỷ niệm năm thành lập Thành phố Sài Gòn nay là Thành phố Hồ Chí Minh, theo tôi được đọc trên một số báo chí, thì...

Cụ Ngô Đình Khả (1857–1923) – Hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Học Huế

Micae Ngô Đình Khả (1857-1923), người làng Đại Phong (tên nôm là Kẻ Đợi), xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Dòng họ Ngô Đình vốn quê ở...

Bí ẩn bàn thờ tổ tiên ngày tết của người Sài Gòn

Xuân về, Tết đến, bàn thờ tổ tiên trong căn nhà của người Việt Nam là nơi được chưng dọn rực rỡ và tôn kính nhất.  Bàn thờ tổ tiên...

Tiên lễ hậu binh của người xưa

Cổ nhân có câu: “Tiên lễ hậu binh”, khi phát động chiến tranh cũng phải coi trọng lễ nghĩa. Điều này ứng dụng vào thực tế chiến tranh thời cổ...

Con người đất Nam Kỳ

Nam Kỳ là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam. Tên gọi này do vua Minh Mạng...

Các Giải Văn Chương Ở Miền Nam Trước 1945

Trong các thập niên của đầu thế kỷ 20, một số các tư nhân và các Hội học ở miền Nam Việt Nam đã có sáng kiến tổ chức các...

Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?

Người Việt Nam ta từ nhỏ đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đã quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đầy đủ...

Mối thù của nhà Tây Sơn và vua Gia Long

Lời người viết: Mùa Vu lan năm Canh dần 2010, tự nhiên tôi nhận được nhiều email của thân hữu gởi đến – có ngày nhận hai ba cái –...

Exit mobile version