Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

9 điều không phải ai cũng biết về Lý Tiểu Long

Có rất nhiều sự thật thú vị về Lý Tiểu Long, như ông là diễn viên người Mỹ gốc Á đầu tiên đảm nhận vai chính trong một bộ phim Hollywood; hay cái tên “Tiểu Long” của ông bắt nguồn từ việc ông sinh năm rồng, giờ rồng; hay như những cú đá siêu nhanh của ông khiến cả máy quay phim cũng không thể nào bắt được rõ hình ảnh…

Lý Tiểu Long (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

Và mặc dù Lý Tiểu Long đã vượt qua hình ảnh của một võ sĩ để trở thành một biểu tượng văn hóa, nhưng vẫn có những chi tiết về cuộc đời của ông mà có thể bạn chưa biết.

1. Quán quân Cha Cha

Lý Tiểu Long được biết đến với những pha di chuyển ấn tượng của mình như những cú đá cao, hay những cú đấm thần tốc. Nhưng còn những pha di chuyển trong… vũ đạo thì sao? Năm 1958, ông đã trở thành quán quân của cuộc thi nhảy Cha Cha ở Hong Kong.

Năm 1958, Lý Tiểu Long đã trở thành quán quân của cuộc thi nhảy Cha Cha ở Hong Kong (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

Nhưng thật ra điều này cũng dễ hiểu, vì có rất nhiều điểm tương đồng giữa võ thuật, nhất là võ thuật phương Đông, và vũ đạo.

2. Ngôi sao nhí

Lý Tiểu Long bắt đầu sự nghiệp võ thuật từ năm 13 tuổi, nhưng sự nghiệp điện ảnh của ông còn bắt đầu sớm hơn nhiều. Ông đã lên hình từ khi còn là một đứa trẻ 3 tháng tuổi rất đáng yêu.

Lý Tiểu Long hồi nhỏ (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

Sau này, ông trở thành một ngôi sao nhí xuất hiện trong 20 bộ phim ở Hong Kong trước khi tới Mỹ vào năm 18 tuổi.

3. Tất cả bắt đầu nhờ một nhà tạo mẫu tóc

Lý Tiểu Long đã đạt được bước đột phá ở Hollywood vào năm 1964, khi ông gặp Jay Sebring, một nhà tạo mẫu tóc cho người nổi tiếng. Jay Sebring đã nhận ra tài năng của Lý Tiểu Long, và kể với khách hàng của mình là đạo diễn William Dozier. Dozier ngay lập tức liên lạc với Lý Tiểu Long, và phần còn lại là một huyền thoại đi vào lịch sử.

Huyền thoại võ thuật. (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

4. Một trong những khách hàng đầu tiên của kính áp tròng

Mặc dù phản ứng của Lý Tiểu Long vô cùng nhanh chóng và chính xác, ông lại có một thị lực rất tệ. Điều này có nghĩa là Lý Tiểu Long phải đeo kính cận nặng trong hầu hết cuộc đời của mình, và cũng là một trong những người đầu tiên dùng thử kính áp tròng.

Lý Tiểu Long (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

5. Không mơ ước làm diễn viên

Lý Tiểu Long chưa từng mơ ước được làm diễn viên. Lúc đầu, ông có hoài bão mở một hệ thống trường học võ thuật trên khắp nước Mỹ. Học viện đầu tiên của Lý Tiểu Long thực chất là một nhà để xe ở Seattle. Sau đó, nó được chuyển tới Chinatown. Học viện này hiện vẫn đang hoạt động tại Seattle.

Lý Tiểu Long chưa từng mơ ước được làm diễn viên (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

6. Phổ truyền điều đại kỵ

Võ thuật truyền thống Trung Hoa mặc dù rất tinh thâm, nhưng cũng luôn có ước thúc nghiêm ngặt, mà trong đó yêu cầu trọng đạo, trọng đức được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, việc phổ truyền võ thuật trước đây là một điều đại kỵ. Lý Tiểu Long có lẽ là một trong số những người đầu tiên công khai dạy võ thuật Trung Hoa trên trường quốc tế, cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc hay giới tính.

Ông có lẽ là một trong số những người đầu tiên công khai dạy võ thuật Trung Hoa trên trường quốc tế (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

Nhưng sự phổ truyền võ thuật của ông không phải là cá biệt như nhiều người lầm tưởng. Thời gian ông bắt đầu phổ truyền võ công Trung Hoa ở quốc tế cũng là lúc mà các môn khí công tại Trung Quốc bất ngờ được phổ biến ra công chúng vào giữa thời kỳ Đại cách mạng văn hóa, khiến phong trào khí công ở nước này lên tới cao độ.

7. Nhà thiết kế

Lý Tiểu Long cũng là một nhà thiết kế sáng tạo. Để nâng cao việc luyện tập cho trường học và cho bản thân, ông đã thiết kế rất nhiều thiết bị, khiến chúng khó đoán hơn, ít cứng nhắc hơn, giúp người ta trải nghiệm được việc đấu võ trong thực tế.

Ông cũng là một nhà thiết kế sáng tạo (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

8. Triết học, hội họa và thơ ca?

Sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1961, Lý Tiểu Long học tại đại học Washington, theo chuyên ngành triết học. Ông cũng là một họa sĩ, và yêu thích làm thơ nữa. Trong quá trình phát triển triệt quyền đạo, ông cũng tìm hiểu sinh học, đấm bốc, đánh kiếm, và cả dinh dưỡng học nữa. Một con người đa tài…

Học tại đại học Washington, theo chuyên ngành triết học (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

9. Thầy dạy võ của các ngôi sao

Lý Tiểu Long cũng mở những lớp học võ thuật riêng, với học phí cao ngất ngưởng, để mọi người biết rằng học võ không phải là chuyện một sớm một chiều. Có khá nhiều ngồi sao đã tới học võ với ông, như: Steve McQueen, James Coburn, Stirling Silliphant, Roman Polanski, Sharon Tate, Kareem Abdul-Jabbar, v.v.

Ông mở những lớp học võ thuật riêng cho các ngôi sao (Ảnh qua Bruce Lee Foundation)

Trong đó, hai ngôi sao Steve McQueen, James Coburn là người hộ tang trong đám tang của ông.

Thanh Tuyết

Con trâu và người dân quê Việt Nam

"Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ..." (Quốc văn giáo khoa thư) Với trẻ em thôn quê, có con vật nào gần gũi, thân thiết...

Họa sĩ Tạ Tỵ hồi ức về nữ danh ca Thái Thanh

Tôi hỏi, ban hợp ca gồm có những ai? Duy nói, toàn anh em trong gia đình cả, như Thái Hằng, Phạm Đình Viêm (tức Hoài Trung), Phạm Đình Chương...

Miền kí ức về Bến Bình Đông

Nằm dọc theo bờ kênh Tàu Hủ, chạy dài từ cầu Chà Và đến cầu Lò Gốm, bến Bình Đông nằm gọn thuộc khu vực quận 8, nơi có nhiều...

“Thương” và “hận” trong nỗi niềm của danh ca Chế Linh

Trước năm 1975, nhạc sĩ Tú Nhi (bút danh khi viết nhạc của danh ca Chế Linh) đã sáng tác rất nhiều ca khúc phổ thông đại chúng nổi tiếng...

Đà Lạt một thế kỷ trước

Hồ Xuân Hương hoang sơ, khách sạn Palace tráng lệ, chợ Đà Lạt sầm uất… là loạt ảnh Đà Lạt thời thuộc địa qua ống kính nhà địa lý Pháp...

Một vài điều ít người biết về Lê Lợi bị lược đi trong Toàn thư

Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép về vua Lê Lợi, giai đoạn trước lúc khởi nghĩa như sau: “Bấy giờ, họ Hồ cướp ngôi nhà Trần, rồi quân...

Đình làng xưa – Biểu tượng của làng quê

Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm...

Nguồn gốc “Bách Việt” – Phải chăng có đến hàng trăm tộc Việt

Trong nhận thức thường thấy về cộng đồng tộc Việt, thì đa phần những quan điểm phủ nhận đều dựa vào khái niệm “Bách Việt” để suy diễn về cộng...

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng đất Nam Bộ

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn gắn với một cuộc tình của nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras và thiếu gia người Hoa Huỳnh...

Thuở ban đầu nhạc Việt, chỉ nhẹ nhàng thế thôi!

Cái thuở ban đầu sơ khai của lời ca, tình yêu vẫn phải dùng từ Hán Việt là “ái tình” và “cái sự yêu đương nhau” còn được gọi là...

Sự Khác Biệt Giữa Thức Ăn Việt Và Tàu

Thật ra, tôi rất ngại khi cầm viết ghi lại những câu hỏi đã trả lời cho những bạn bè người nước ngoài khi họ hỏi tôi: Người Việt Nam...

Lại chuyện “gác mái” trong câu thơ “Gác mái ngư ông về viễn phố”

Trả lời câu hỏi “Gác mái lúc nào?”, trên Kiến thức ngày nay, số 214, ông có khẳng định rằng: “Trong thực tế, chẳng làm gì có chuyện gác mái...

Exit mobile version