Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chợ Đông Ba – nơi lưu giữ tinh hoa của xứ Huế

Chợ Đông Ba được coi là nơi lưu giữ những tinh túy văn hóa đặc sắc của Cố đô Huế. Tại khu chợ lâu đời này, du khách có thể tìm mua nhiều loại đặc sản xứ Huế nổi tiếng từ lâu đời…Lưu bản nháp tự động

Nằm dọc theo bờ bắc sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo của thành phố Huế, chợ Đông Ba có tuổi đời hai thế kỷ, được coi là một trong những địa danh mang tính biểu tượng của Cố đô Huế.

Tiền thân của chợ Đông Ba là một khu chợ nằm ở cửa Chánh Đông thời vua Gia Long, mang tên “Qui giả thị” (chợ của những người trở lại). Tên chợ này đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân (Huế) của quan quân nhà Nguyễn sau cuộc chiến với nhà Tây Sơn.

Gần một thế kỷ sau, khi Kinh đô thất thủ vào năm 1885, chợ bị giặc Pháp đốt sạch. Ðến năm 1887 vua Ðồng Khánh cho xây lại chợ và đổi tên là Ðông Ba. Năm 1899, vua Thành Thái cho dời chợ ra vị trí hiện tại, còn khu chợ cũ trở thành trường Pháp – Việt Ðông Ba.

Ðến năm 1967, chính quyền Sài Gòn cho triệt hạ khu chợ thời Thành Thái và xây chợ Đông Ba mới. Công trình đang dang dở thì bị tàn phá trong chiến sự Mậu Thân 1968. Sau đó, chợ được sửa chữa tạm cho các thương nhân hoạt động.

Ðến năm 1987, chợ Ðông Ba được đại trùng tu. Ngoài khu “lầu chuông” ba tầng ở trung tâm, chợ Ðông Ba còn có 9 dãy nhà bao quanh cùng 4 khu hàng mới, như chợ cá, khu hàng tự sản, tự tiêu, khu hàng dịch vụ… với tổng diện tích mặt bằng xây dựng 15.597m².

Kể từ khi hình thành, chợ Đông Ba luôn là trung tâm thương mại lớn nhất của khu vực Thừa Thiên – Huế. Thời nhà Nguyễn, chợ là nơi cung cấp thực phẩm cho triều đình, nhà thương, đồn lính, ký túc xá các trường…

Ngày nay chợ giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường của tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng như khu vực Trung Bộ.

Ngoài nhiệm vụ cung cấp thực phẩm và hàng tiêu dùng cho thành phố, chợ Ðông Ba còn là nơi tạo việc làm cho hàng ngàn người và đóng vào ngân sách nhà nước mỗi năm hàng chục tỷ đồng tiền thuế.

Theo thống kê, hiện tại chợ có trên 2.500 hộ kinh doanh cố định, 500 – 700 hộ buôn bán rong. Bình quân mỗi ngày có từ 5.000 đến 7.000 khách đến chợ. Vào những dịp lễ tết, lượng khách đến chợ mỗi ngày có thể tới hàng vạn.

Đặc biệt, chợ Đông Ba được coi là nơi lưu giữ những tinh túy văn hóa đặc sắc của Cố đô Huế.

Tại khu chợ lâu đời này, du khách có thể tìm mua nhiều loại đặc sản xứ Huế nổi tiếng từ lâu đời.

Có thể kể đến các sản phẩm như nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn, mè xửng Song Hỷ, dâu Truồi, chè Tuần, quít Hương Cần, thanh trà Lại Bằng, sen khô hồ Tịnh, hàng mã hoa giấy làng Sình…

Nếu ghé thăm chợ vào buổi chiều, du khách sẽ có cơ hội khám phá thế giới ẩm thực phong phú, đầy sự tinh tế của xứ Huế.

Đó là những món ăn Huế truyền thống, bình dân như cơm hến, bún bò, bánh lá, chả tôm, bánh khoái, chè đậu ván… được chế biến đúng chất Huế với giá cả rất hấp dẫn.

Mặt sau chợ là đường Chương Dương, nơi tập trung các cửa hàng bán sản phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả, thịt, cá…

Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu ẩm thực phong phú cho món ăn thường nhật của các gia đình cũng như sơn hào hải vị cho các nhà hàng, khách sạn quốc tế ở Huế.

Với lịch sử lâu đời và nét văn hóa độc đáo, chợ Đông Ba thực sự là một điểm đến không thể không thể bỏ qua của du khách phương xa ở Cố đô Huế.

Ghi thực về đại lễ Nam Giao

Ngày 9 tháng Hai theo lịch An Nam, ký giả nhận ủy thác vào kinh đô Huế kính xem đại lễ tế Giao cùng chủ bút Phạm [Quỳnh] nên đã...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 4 – Trường Thi

Chữ trường có ba nghĩa : a - "Trường" trỏ vào cái trường thi tức là một khu đất có rào xung quanh, bên trong có chỗ cho học trò thi và có nhà...

Vẻ đẹp Huế, Đà Nẵng năm 1967

Những khung hình tuyệt đẹp về Huế và Đà Nẵng năm 1967 dưới ống kính người Mỹ Winfield Parks thực hiện sẽ khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Toàn...

Chuyện thật và bịa về trang phục các Vua nhà Nguyễn

Gần đây có một bộ tranh chân dung của các vua triều Nguyễn được vẽ mới và phổ biến, thu hút được nhiều sự chú ý của người xem. Nếu...

Ném đá, rải đinh – Sự man rợ của một xã hội kém văn minh

Chúng ta tự quay lại ngắm nhìn cái mà chúng ta tự hào về văn hóa, văn minh. Ở đâu cũng nhan nhãn biển “ấp văn hóa”, “khu phố văn...

Liệt kê những rạp xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Trước 1975, tại Sài Gòn có khoảng hơn 60 rạp hát lớn nhỏ. Thời ấy, người Sài Gòn giải trí chủ yếu là xem xi nê (hay còn gọi là...

Chùm ảnh tuyệt đẹp về phụ nữ Sài Gòn xưa với phong cách thời trang hiện đại

Bài viết này tuyển chọn gần 100 bức ảnh về những quý bà, quý cô của Sài Gòn năm xưa thật xinh đẹp, hiện đại và phóng khoáng. Phụ nữ...

Chợ Lớn bây giờ ở đâu?

Có lẽ với bất cứ ai đã từng cư ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh đều nghe qua danh xưng Chợ Lớn, hay một cụm từ thông dụng hơn...

Giao thông của người Việt Nam xưa

Đường đi lối lại và người đi trên đường là một đối tượng nghiên cứu thú vị của khoa Nhân học. Xã hội phong kiến phương Đông hay xã hội...

Dì ghẻ

Người ta đóng đinh vào người bà cái danh xưng "dì ghẻ", người ta lớn tiếng, ỉ ôi trước sự tham lam và dơ bẩn của bà. Nhưng thực chất...

Chú Chệc bán đậu phộng rang

Quần chằm khiếu, áo lang thang Trên đầu đội cái nón rách Đi khắp ngả quanh đường tách Làng trên xóm dưới rao vang: Tàu phọng rang! Thùng thiếc treo...

Thiệu Trị – Nguyễn Phúc Miên Tông – Vị vua tài hoa, hiếu thảo của triều Nguyễn

Vua Minh Mạng băng hà, người con trưởng của vua là Hoàng Tử Nguyễn Phúc Tuyền, húy là Miên Tông sinh năm Ðinh Mão (1807) được di mệnh nối ngôi...

Exit mobile version