Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chùm mòi món ngon niềm nhớ

Sài Gòn trái cây ngoại nhập chẳng thiếu thứ gì, vậy mà thứ mình nhớ và ăn ngon lành lại là những cây trái từ miền núi rừng kia.

Ngày nhỏ, mỗi lần ba đi lên đập, phía tuốt bên hòn chồng về trễ là thể nào cũng có chùm mòi cho mình. Giờ lớn mới thấy mình ngày ngô thiệt. Ba về trễ là tại không có cá nên mới ráng đi tìm thứ gì đó để ăn. Ba về, trong gùi phía sau lưng mình luôn là người đỡ gùi xuống (hồi đó học có một buổi nên chiều nào cũng ở nhà). Có khi là mấy cái nấm mỡ tàn, nấm hột gà lâu tàn hơn, có khi có cả nấm mối.

Có những ngày, chẳng có gì để đem về, ba gùi cho mình nhúm lá thông khô để lót trên đó là cả mớ chùm mòi. Mình mê trái chín tím rịm, ngọt.

Ăn hết trái tím, tới trái đỏ chua chua chát chát. Sau này, đọc sách mới biết vị chát cũng tốt cho sức khỏe. Bữa nào, mình cũng chờ ba, ba qui ước: cứ thấy bữa nào ba giắt cái bông nho (ngũ sắc) trên nón là biết gùi ba nặng cá, con lo đỡ nghen. Vậy chớ, lâu lâu cũng bất ngờ, ba đi đem theo hai cái hoa phong lan thiệt thơm cài trên tóc cho mình. Con gái rượu là vậy. Ngày mình đi lấy chồng (dù đã sống xa nhà hơn sáu năm) vậy mà ba khóc, mỗi tuần đều viết một lá thư gửi xuống Phan Thiết cho mình.

Nhắc trái cây rừng làm mình ngồi nhớ, hễ thấy trên “phây” có em nào đăng hình trái rừng là mình nhận ra ngay dù hồi đó học sinh vật chẳng khá gì mấy. Ôi, trái sây, me cúc, cơm nguội, cơm xôi, chùm dầu, chùm muối, chùm chày, dủ dẻ… Trái nào cũng nhớ. Nhớ đến độ, có khi ăn trái việt quất mà không thấy ngon bằng cơm xôi mọng nước ở bờ rào dốc quận hay chỗ nhà bà chín Út. Trái rừng bây giờ đối với mình như là thuốc. Thuốc chữa bệnh nhớ.

Chùm ảnh: Chuyến du hí của người Việt ở Mỹ năm 1951

Cùng xem loạt ảnh những người Việt trong đoàn đại biểu của Quốc gia Việt Nam thuộc Liên hiệp Pháp tranh thủ vui chơi giải trí nhân dịp tham gia...

Ảnh cố đô Huế hơn 100 năm trước

Những hình ảnh khắc họa Huế cổ kính, rêu phong với đầy đủ không khí hoàng tộc triều Nguyễn. Cùng cảm nhận nét đẹp thâm trầm, cổ kính của Cố...

Chiến trường Vị Xuyên: giải mã một cuộc chiến

“Mặt trận Vị Xuyên”, tên do phía VN đặt, TQ khởi động từ tháng 4 năm 1984, chấm dứt vào tháng 4 năm 1989, kéo dài đúng 5 năm. Địa...

Xe lam, Xe của kỷ niệm

Khoảng những năm 1966-1967, chính phủ đã tiến hành một chương trình mang tên “Hữu sản hóa” nhằm cung cấp phương tiện hành nghề chuyên chở công cộng cho những...

Ví dầu tình Bậu muốn thôi nghĩa là gì?

“ Ví dầu tình Bậu muốn thôi, Bậu gieo tiếng dữ cho rồi Bậu ra …” Câu ca dao này ý nói cái thói nói xấu, kể tội nhau hay...

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” và “Em Lễ Chùa Này”

Sài Gòn có một quán café “Hoa Vàng”, trước kia còn gọi là “Động Hoa Vàng”. Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên...

200 năm ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Sự kiện ông Nguyễn Thế Hồng – Chủ tịch Hội Cổ vật Bắc Ninh có mua lại thành công chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ hãng Millon (Pháp)...

Bàn thêm về nghĩa của thành ngữ “Ăn như hạm”

Kiến thức ngày nay, số 125 mục Chuyện Đông chuyện Tây có giải thích thành ngữ “ăn như hạm”. Tôi xin góp ý như sau. Nói “ăn như hạm” là...

Phan Khôi và cuộc thi quốc sử của báo Thần Chung, Sài Gòn 1929

Đề tài nêu trong bài này là một phần việc mà tôi đã tạm gác lại khi biên soạn để công bố sưu tập Phan Khôi – Tác phẩm đăng...

Nguồn gốc của câu “Mặt người dạ thú”

Có xuất xứ từ câu “Nhân diện thú tâm” Trong cuộc sống, câu thành ngữ này thường được dùng để chỉ loại người có phẩm chất đạo đức kém, những...

Toàn cảnh về lịch sử duyên dáng của áo dài Việt

Sự biến thiên của lịch sử tạo nên những nét đặc trưng của áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng tựu chung, áo dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính...

Tìm hiểu “ÔNG GIÀ BA TRI”

*Miền Nam có thành ngữ “Ông Già Ba Tri” để chỉ mấy ông già gân, hổng ngán gì hết ! nhưng  không mấy người biết chuyện Ông Già Ba Tri Ông...

Exit mobile version