Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chuyện ít ai biết về cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn

Cụ Lê Thị Dinh là cháu ngoại của Quận Công Ưng Quyến, em trai của ba vị vua gồm Kiến Phúc, Hàm Nghi, Đồng Khánh. Năm lên 8 tuổi, bà được Thánh Cung Hoàng hậu – vợ vua Đồng Khánh, gọi vào cung.

Nhớ lại cuộc sống chốn hậu cung, trong lòng cụ Dinh hòa lẫn biết bao cảm xúc bồi hồi xen lẫn xúc động.

Chân dung cụ bà Nguyễn Thị Dinh.

8 tui vào cung làm cung n

Bà kể từ thời vua Khải Định về trước, cung nữ được tuyển vào cung vô cùng khắt khe. Khi ấy, cung nữ có hai loại danh phận.

Đầu tiên là những người con gái còn trinh, được vua tuyển vào để có quan hệ hôn nhân với vua. Thứ hai được tuyển vào để hầu hạ cho gia đình vua, được gọi là cung nữ hay thị nữ.

Các cung nữ thời ấy không được ăn cơm, vệ sinh trong cung mà khi có người trực thay, họ về nhà ăn cơm sau đó quay lại cung làm việc tiếp.

Trong 4 cung nữ hầu hạ Từ Cung Hoàng Thái hậu thời đó, bà Lê Thị Dinh làm nhiệm vụ trang điểm cho Đức Bà. Thi thoảng Đức Bà sai viết thư thăm hỏi vua Bảo Đại mỗi lần vua đi du hí. Mỗi tháng, bà Dinh được trả 6 đồng tiền lương có thể mua được 600 lon gạo.

Trong ký ứng của bà Lê Thị Dinh, Từ Cung Hoàng Thái hậu là người chu đáo, biết lo lắng cho vận mệnh của dân tộc. Đức Bà cũng rất thích nghe những bài vè, bài vịnh về những người phụ nữ khí phách của nước Nam ngày trước…

Đức Bà còn là người có tấm lòng nhân hậu, thương dân, khi biết một vùng quê nào đó có dân đói khổ, ngài liền sai người hỗ trợ lương thực. Khi nghe thông tin về hoạt động mị dân của thực dân Pháp, ngài rất buồn và lo lắng…

Nhớ về Từ Cung Hoàng Thái hậu, bà Dinh xúc động: “Khi Đức Bà thấy con mình là Vua Bảo Đại suốt ngày chỉ biết mê mẩn tửu sắc trong khi người Pháp ngang ngược lộng hành, ngài ăn không ngon ngủ không yên”.

Cụ Nguyễn Thị Dinh chăm lo hương khói cho các vị vua triều Nguyễn.

Được Vua Bo Đại se mi tơ duyên

Chồng bà Dinh là ông Nguyễn Như Đào – từng là người lái xe cho Vua Bảo Đại. Bà cho biết, Vua Bảo Đại chính là người se mối tơ duyên giữa hai vợ chồng.

Năm 1940, đám cưới của ông Đào, bà Dinh được tổ chức ở ngoại thành và cũng ơn sơ như bao đám cưới khác cùng thời. Tuy nhiên, khi làm nghi thức lại mặt, vợ chồng ông Đào, bà Dinh được vào cung bái lạy nhà vua và được Vua Bảo Đại tặng quà mừng cưới.

Sau ngày cưới, thường ngày bà Dinh vẫn vào cung phục vụ Đức Từ Cung đến tối muộn mới về, còn ông Đào tiếp tục hành trình cùng những chuyến xe chở Vua Bảo Đại. Hai vợ chồng sinh hạ được 2 người con trai.

Nơi bà Nguyễn Thị Dinh sinh sống.

Chng nhân ca triu đại phong kiến cui cùng

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bà Lê Thị Dinh theo Đức Từ Cung về ở tại cung An Định và chăm lo cho Đức Bà đến lúc bà mất. Sau đó chuyển về phủ Kiên Thái Vương để cùng các con thờ tự, chăm lo hương khói cho 5 vị vua triều Nguyễn là Đồng Khánh, Kiến Phúc, Hàm Nghi và Khải Định. Từ năm 1997, bà thờ thêm vua Bảo Đại.

Là một trong những cung nữ cuối cùng của triều Nguyễn, bà Dinh nắm rất rõ những nghi lễ trong chốn hậu cung, bà cũng từng chứng kiến lễ thoái vị của Vua Bảo Đại.

Trải qua bao thăng trầm biến cố, bà Dinh vẫn giữ vẹn nguyên tấm lòng thủy chung, hiếu thuận. Hàng chục năm qua, bà dành hết tâm sức để thờ tự, hương khói các vua Nguyễn.

Khi còn khỏe mạnh, bà Dinh đã nhiều lần cung cấp thông tin, giúp đỡ các nhà nghiên cứu và các phóng viên báo chí muốn tìm hiểu về thông tin của đời sống cung đình ngày xưa.

Nhiều thông tin, tư liệu về nếp sống cung đình triều Nguyễn được bà Dinh cung cấp để phòng Nghiên cứu khoa học, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế nghiên cứu phục dựng các lễ nghi, bảo tồn đúng với truyền thống văn hóa cung đình.

Dã tâm của tiếp viên karaoke có hai người tình

Bị người tình là doanh nhân Hong Kong bắt cắt đứt với người tình thứ hai, Thiệu Miêu Miêu đưa ra lựa chọn và lên kế hoạch độc ác. Ngày...

Xe kéo tay ở Hà Nội (1884-1950)

Xe kéo tay xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1884. Đó là hai chiếc xe do Công sứ Bonnal cho nhập từ Nhật Bản về, một chiếc...

Những điều thú vị về hội họa truyền thống Trung Hoa

Vì sao các bức tranh của Trung Quốc thường không được đóng khung? Vì sao các bức hoạ của Trung Quốc lại thường chỉ dùng màu trắng và màu đen?...

Những chuyện lạ quanh ca khúc “Chủ nhật buồn”

Trong lịch sử âm nhạc thế giới, một tác phẩm âm nhạc một thời đã gây chấn động mạnh trong một bộ phận thanh niên châu Âu; đó là ca...

Mì tây, miến Tàu và bún ta

Lần ghé thăm Đà Nẵng, được anh bạn rủ đi ăn mì Quảng. Ăn đang ngon, tôi lỡ dại buột miệng: – Mì ăn với… bánh phở à? Tưởng là...

Nguyên sử – Liệt truyện – Ngoại Di – An Nam

Nước An Nam, đất Giao Chỉ ngày trước vậy. Nhà Tần chiếm thiên hạ, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng. Nhà Tần mất, Nam Hải Úy Triệu Đà...

Đời buồn như bolero của nhạc sĩ Trúc Phương

Chẳng quá lời khi gọi Trúc Phương là “Ông hoàng nhạc Bolero”. Với cả gần trăm ca khúc, hầu như bài hát nào của ông cũng có một sức sống...

Nước Xiêm đã giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn như thế nào? (1780-1788)

Năm Canh Tý (1780), Nguyễn Ánh lên ngôi vương ở Gia Định. Bửu khắc chín chữ “ĐẠI VIỆT QUỐC NGUYỄN CHÚA VĨNH TRẤN CHI BỬU”. Chúa lấy niên hiệu là...

Hình ảnh hiếm có về CHDCND Triều Tiên thập niên 1980

Từ năm 1979 – 1987, nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Hiroji Kubota đã đi khắp các quốc gia châu Á và dùng ống kính của mình ghi lại cuộc...

Quy Luật Về Dấu Hỏi Ngã

Bài viết này nhằm mục đích đóng góp một vài quy luật về dấu hỏi ngã của tiếng mẹ đẻ Việt Nam chúng ta. Dấu hỏi ngã được căn cứ...

Học nói chỉ vài năm nhưng phải học cả đời để ngừng nói

Cổ nhân xưa vẫn có câu dạy chúng ta rằng “Nên uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”. Quả thật, ngôn ngữ dùng để biểu đạt cảm xúc, là công...

Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh

“Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn...

Exit mobile version