Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Gạc-Măng-Rê (Garde-manger) tuổi thơ của tôi

Hồi xưa xưa, những năm 1990, vẫn còn cái garde-manger đựng đồ ăn. Ngăn trên đựng đồ khô, đồ ăn nấu sáng ăn tới chiều, ngăn giữa đựng chai lọ mắm muối, ngăn dưới cùng đựng chén bát. Còn trên nóc, đó là chỗ yên ấm của bạn mèo nằm khoanh tròn ngủ.

Nhiệm vụ của cô con gái lớn trong nhà là giữ cái bếp và cái garde-manger luôn sạch sẽ, gọn gàng…

Tới chừng năm 200x là chức năng garde-manger đã bị thay thế bởi tủ lạnh, nhưng nó vẫn đứng đó, trong gian bếp, như chứng nhân của những đổi thay thời thế diễn ra trong bếp, và chứa thật nhiều kỷ niệm của gia đình.

Gặp bài viết này, chắc là tác giả lớn lớn tuổi (thế hệ 5x), ai ngờ garde-manger xuất hiện từ sớm vậy, và cũng là vật kỷ niệm, đúng hơn là người bạn xưa cũ của nhiều gia đình như vậy.

Xin chép lại đoạn viết của tác giả, một người Sài Gòn xưa, cùng với cái garde-manger xưa xưa…

Những năm 50s, khi Dân Saigon chưa có tủ lạnh, trong bếp mỗi nhà đều có cái garde-manger đựng thức ăn.

Garde-manger thường làm bằng gỗ, được đóng thành hai tầng. Tầng dưới trữ đồ khô, đồ linh tinh hoặc dụng cụ để nấu nướng, tầng trên để đồ ăn trong ngày tránh ruồi, dán, kiến, tầng trên cùng để mấy hộp sữa mấy lon guigoz bột , đường hoặc gia vị. Cạnh bên hông trái có một thanh gỗ ngang để giắt dao kéo các loại, còn cạnh bên phải Mẹ tôi treo cái vĩ nướng, cái vá, nắp nồi. Garde Manger có 4 cái chân được đăt trên 4 cái chén cù lao bằng đất nung để chống kiến!

Nhớ lúc còn thơ, sau giấc ngủ trưa, việc đầu tiên là xuống bếp mở cái garde-manger để coi bữa nay Mẹ có mua gì ăn xế hông. Bữa nào hổng có là cái mặt tiu nghỉu, hờn giận hông chịu nói năng đùa giỡn… cả buổi chiều…

Garde-manger có cái mùi rất riêng, cái mùi gỗ cũ ám khói, pha lẫn mùi thức ăn, thực phẩm các loại trong cái nóng oi bức của Saigon… Ấy vậy chứ mỗi lần đi đâu xa về, chị em tui cứ chạy xuống bếp hít lấy hít để cái mùi ở trỏng, lục lọi hết cái tủ, như chỉ để biết chắc mình đã về nhà…

Có nhiều cái, nhiều thứ, có muốn níu giữ cũng chẳng được. Cuộc sống đổi thay vèo vèo thì sứ mệnh của Garde Manger cũng thay đổi theo cho kịp thời đại! Với tôi, cái garde-manger chứa cả một trời kỷ niệm ngọt ngào, như những chén chè đậu, những chiếc bánh dân dã mà tôi hằng yêu thích. Hoặc như khi len lén ăn vụng nửa tán đường của Ngoại để dành, cho đến khi kho cá bà mới phát giác.

Ôi tuổi thơ của tôi…, nó nằm trong cái garde-manger cũ xì này đây!

Trình tự hôn lễ xưa

Lễ tục Cưới gả đã có từ trước tới nay vẫn còn được mọi người trong nước và ngoài nước áp dụng. Đây là điểm nổi bật trong phong tục...

Ảnh hưởng của Chiêm Thành trong âm nhạc Việt

Về phương diện âm nhạc, chúng ta đã chịu ảnh hưởng rất lớn của âm nhạc Chiêm Thành về cả hai mặt: ca vũ điệu và nhạc khí. Đại khái,...

Cách viết hoa trong tiếng Việt

Đôi khi trong đời người ta, viết văn chỉ vì nhu cầu thôi thúc chứ thực ra nhà văn chưa chắc đã nắm vững một số kỹ thuật hoặc nguyên...

Tục cúng tống ôn, đuổi dịch bệnh của cư dân xứ Nam kỳ xưa

Xuất phát từ quan niệm dịch bệnh là do quan Ôn gây ra, muốn tránh khỏi nạn dịch thì phải tìm cách xua đuổi những Ôn thần, đã hình thành...

Bàn thêm về  những điều trần của Nguyễn Trường Tộ

Nguyễn Trường Tộ (NTT) (1830 ? - 1871) là một trong những nhân vật của lịch sử cận đại. Kể từ sau tháng 11-1925 là năm đầu tiên Tạp chí...

Xanh và xoong, tục gõ xoong

Xanh và xoong không phải là hai từ cùng nguồn gốc: một đằng có gốc Hán, một đằng thuộc gốc Pháp. Xanh là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn...

Về danh xưng Faifo – Hội An

Tìm hiểu cội nguồn của danh xưng Faifo – Hội An được bắt đầu từ rất lâu và đây là một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu khoa...

Tại Sao Các Học Sinh Á Châu Học Giỏi Hơn Các Bạn Da Trắng

Lúc đó, tôi thấy sau lưng tôi những người đã qua, và trước tôi những người sẽ đến. Tôi nhìn ra sau và thấy cha tôi, cha của cha tôi,...

Cậy người không bằng chắc ở mình

Người làm vua, điều cần nhất là phải giữ hết nghĩa làm vua và thương yêu giáo hoá dân. Cái chính sách giao hiếu với kẻ mạnh chỉ là cái...

Những Vị Quốc Mẫu Bê Bối Trong Sử Việt

Thời xưa, việc một người con gái được tuyển vào cung vua là một vấn đề to tát. Gia đình người con gái sẽ được triều đình cấp cho một...

Ông nghè Trương Gia Mô

Trương Gia Mô (1866 - 1929) hiệu Cúc Nông, tên tự lúc đầu là Sư Thánh, sau đổi là Sư Quản, biệt hiệu Hoài Huyền Tử, khi làm quan ở...

Ngắm nhìn phụ nữ miền nam trước năm 1975

Loạt ảnh của Philip Jones Griffiths – nhiếp ảnh gia kỳ cựu của hãng tin ảnh Magnum – đã khắc họa đầy chân thực những số phận khác nhau của...

Exit mobile version