Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hẻm Sài Gòn

Nếu Hà Nội nổi tiếng về những con phố và ngõ nhỏ thì khi nói đến Sài Gòn “con hẻm” lại mang một ý nghĩa rất riêng, rất Sài Gòn với những con hẻm dài, ngoằn nghòe nhiều ngã rẽ giống như một mê cung giữa Sài Thành. 

“Hẻm” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều người dân khi hỏi đường hay muốn mua một thứ gì đó. Đặc trưng của những con hẻm ở Sài Gòn là những quán cóc nhỏ ngự trị trên những lối đi vốn đã không thể hẹp hơn ấy. Nhưng chẳng thấy ai cảm thấy phiền mà thích thú với những quán ăn này. Sáng sớm, ở những con hẻm lại vang lên tiếng í ới gọi nhau “Ra đầu hẻm mua giùm mẹ tô bún”, “Cafe hẻm đi tụi bay ơi” “Tao đang ở hẻm A, B, C… ra đây đi”…

Có lẽ chính vì vậy, các  quán cóc ở những con hẻm Sài Gòn cũng đã tạo nên một nét vẻ riêng cho Sài Gòn giữa một thành phố lúc nào cũng xô bồ, tấp nập với nhiều nhà hàng cao tầng, sang trọng phía mặt tiền ngoài những con đường lớn. Khi nhắc đến Sài Gòn người ta khó mà quên được cái “Văn hóa con hẻm” rất riêng ấy.

Khi lạc vào một con hẻm ở Sài Gòn, nếu bạn không rành đường thì nên hỏi người dân để biết đường ra nơi bạn muốn đến. Bởi những con hẻm ở đây có thể thông từ quận này đến quận khác. Từ một con hẻm có thể dẫn bạn đến vô số những con hẻm khác, ngoằn nghòe và khố phân định.

Đôi khi nếu bạn đi theo những con đường lớn có tên đường hẳn hoi thì đoạn đường từ quận 1 đến quận 10 rất xa. Nhưng luồn lách qua những con hẻm thì chỉ mất chừng 15 phút. Bạn còn có thể khám phá những không gian mới mẻ, những khu chung cư vui nhộn khi đi qua con hẻm ở Sài Gòn.

Hẻm ở Sài Gòn cũng có nhiều loại hẻm. Có nơi gọi là hẻm nhưng là một con đường rộng, có cả tên đường. Nhưng có hẻm lại rất nhỏ chỉ đủ một chiếc xa máy đi vào. Lại nhớ nhà văn Sơn Nam đã từng nói “Nhà thằng này hẻm nhỏ xíu! Tới lúc nó chết khiêng quan tài ra cũng không được!” khi ông đến thăm ông Nát ở Cầu Bông.

Nhà cửa trong những con hẻm ở Sài Gòn cũng san sát nhau, hai nhà chung một vách, sáng mở cửa là đụng mặt nhau, trưa thì vắng tanh vắng ngắt. Chỉ cần nghe tiếng rao của người bán háng rong đầu hẻm là những người cuối hẻm cũng có thể nghe thấy vì con hẻm như những đường ống truyền cực chuẩn đưa âm thanh đi mãi vào trong ngõ.

Vào Sài Gòn, đi dạo trên đường phố nếu thấy xa xa có xe bánh mì hoặc nước mía, hay một quán có nhỏ bán hủ tiếu, bún riêu…là  nơi đó có những con hẻm.

Những hàng quán này cũng như là một dấu hiệu nhận biết của con hẻm vậy, với sự hiện diện gần như là nơi nào cũng có của nó nơi mỗi đầu hẻm trên đường phố Sài Gòn. Những hàng quán nho nhỏ đó chẳng bao giờ nằm chỏng chơ giữa đoạn đường mà phải nằm đúng vị trí của nó là ngay trước đầu mỗi con hẻm, hay cuối con hẻm này và đầu con hẻm khác.

Con hẻm ở Sài Gòn, chỉ có ở Sài Gòn mới có mà thôi. Nó không gióng những con phố với nhưng tên riêng như Hà Nội.Nó cũng không phải là những “ngõ” ở Hội An, Huế.

Những con hẻm ở Sài Gòn có lẽ rồi sẽ dần dà mất đi vì mật độ đô thi hóa. Nhưng, hình ảnh những con hẻm nhỏ vẫn còn mãi trong lòng người Sài Gòn. Những con hẻm quanh co, chằn chịt như mạch máu, như cái chân chất thật thà của chính con người Sài Gòn.

Ở đó có cái tình cảm xóm giềng chảy trôi trong máu thịt. của mỗi con người Việt Nam, thứ tình cảm xóm giềng mà dù đi bất kỳ nơi đâu trên thế giới này cũng không tìm thấy được. Ở đó là những sự nương tựa chung đụng sống cùng nhau, sống cùng cái tốt lẫn cái xấu của nhau một cách chân thật trọn vẹn…

Phạm Đình Chương – Tác giả của “Người Đi Qua Đời Tôi” và “Nửa Hồn Thương Đau”

Phạm Đình Chương là nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc Việt từ sau năm 1950. Ngoài vai trò là một nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam trước năm...

Những hình ảnh hiếm có về chiến thuyền Đông Á thời xưa

Thuyển đỉnh Đại Việt, lâu thuyền Trung Hoa, thuyền rùa Triều Tiên, thuyền ống tre Nhật Bản… là những kiểu chiến thuyền độc đáo từng xuất hiện trong lịch sử...

Những trò chơi điện tử “4 nút” một thuở

Với các trò chơi “huyền thoại”, “điện tử 4 nút” (tên quốc tế là NES – Nintendo Entertainment System) đã làm mê mẩn rất nhiều học trò Việt Nam những...

Đại học ở Việt Nam và tư tưởng bằng cấp của người Việt

Một số đại học có xu hướng trở thành cơ sở thương mại. Họ cư xử với sinh viên như khách hàng. Thay vì tập trung giúp sinh viên phát...

Câu chuyện sáng tác của những nhạc sĩ nổi tiếng

Bài viết này sưu tập những ý kiến của chính các nhạc sĩ nổi tiếng lúc sinh thời, kể về chuyện sáng tác của họ khi soạn ra những bài...

Đi tìm căn cước thật của Việt Nam

Nguồn gốc dân tộc là một đề tài khoa học, phức tạp và còn nhiều tranh cãi. Điển hình là cuộc thảo luận trực truyến ở Diễn đàn Diễn đàn...

Nền giáo dục miền Nam ngày trước

GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm nguyên là Hiệu trưởng Petrus Ký – Sài Gòn, Chánh Thanh Tra trưởng ban soạn đề thi của Bộ Giáo Dục trong những năm 1965-1967, Thứ...

Tại sao gọi người Nghệ An là dân “cá gỗ”

Trong quá khứ, khi nghe ai đó nói giọng "trọ trẹ", người ta thường gọi họ là dân "cá gỗ". Lúc đó tôi không hiểu tại sao lại như vậy,...

Không khí Giáng sinh ở Sài Gòn ngày trước

Hình ảnh đầy hoài niệm về bầu không khí Giáng sinh ở Sài Gòn ngày trước đã được nhiều phóng viên người Mỹ ghi lại. Đại lộ Nguyễn Huệ dịp...

Về chiếc khèn trong văn hóa Việt

Chúng ta thường đặt câu hỏi về nguồn gốc của nhạc cụ mà được gọi là khèn bè. Có nhiều nhà khoa học cho rằng nhạc cụ nầy đến từ...

Đời sống của người An Nam đầu thế kỷ 20 qua một bộ tranh thú vị

Mặc dù là một album nhỏ chỉ với 10 bức tranh nhưng với cách tiếp cận thú vị bằng hình ảnh, bộ sưu tập đã góp phần làm phong phú,...

Tuổi thơ tôi và tiếng hát Thanh Thúy

Hồi đó, ở một cái xóm nhỏ trong Cư xá Đô Thành, có một cái xóm nhỏ đi ra đường Cao Thắng. Nơi đó tôi đã có những năm tháng...

Exit mobile version