Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hủ tíu và Bánh bao Cả Cần

Quán Cả Cần nằm thoáng đãng trên khoảng diện tích rộng rãi giữa hai ngả giao thông của đường Hùng Vương, phía trước công viên Văn Lang – Quận 5. Quán lúc nào cũng đông khách và không ít người vẫn cho rằng quán hủ tiếu Cả Cần chính là quán hủ tiếu của Bà Năm Sa Đéc, nghệ sĩ cải lương nổi tiếng một thời, vợ của học giả đáng kính Vương Hồng Sển. Nhưng thật ra ông Trần Phấn Thắng đã mất mới là người mở quán hủ tiếu Cả Cần. Và ông “Cả Cần” đã “nhập khẩu” toàn bộ “công nghệ” chế biến bánh bao, hủ tiếu từ Mỹ Tho lên, chứ hoàn toàn không liên quan gì đến hủ tiếu Sa Đéc.

Chuyện quán Cả Cần

Ông Bà Cả Cần xuất thân từ công chức Việt Nam Cộng Hòa. Bà người gốc Bến Tre, nấu ăn rất ngon. Ông có tài ăn nói duyên dáng và khả năng ngoại giao bạn bè rất rộng. Từ sự kết hợp đó, ông bà quyết định bỏ nghề công chức ra mở quán Hủ Tiếu và Bánh Bao Mỹ Tho.

Lúc đầu quán hủ tiếu Cả Cần đặt tại ngã tư Công Lý và Trương Quốc Dung. Trước năm 1975, nếu ai đi lại con đường ra sân bay Tân Sơn Nhất sẽ không thể không thấy cái Bánh Bao to tướng trước khi băng qua cổng xe lửa, đó chính là quán Cả Cần.

Sài Gòn xưa – Hủ tiếu, bánh bao Cả Cần

Sở dĩ quán mang tên Cả Cần, do ông Thắng lấy tên người bạn thân đã mất là Cần, để nêu lên khẩu hiệu “Có Cả Cần Cần Chi Có Cả” cho quán hấp dẫn thực khách.

Sau thời gian ngắn thì Quán Ông Cả Cần thành công rất nhanh nhờ tài nấu ăn của bà và tài ngoại giao của ông. Cũng vì quen biết giới văn nghệ sỹ thời đó nên ông Thắng liên hệ với Bà Năm Sa Đéc, mượn nghệ danh làm tên quán thứ hai ở Ngã Tư Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Trãi (Chợ Lớn).

Ông bà Cả Cần.

Ai có đến quán Bà Năm Sa Đéc (của ông Trần Phấn Thắng) thì đều biết quán này nằm giữa đường gần như chắn ngang con đường Nguyễn Trãi chạy từ Sài Gòn ra. Vì thế khoảng thập niên 70, ông Thắng bị Đô Trưởng lúc đó là Đỗ Kiến Nhiễu (nghe đâu cũng gốc Mỹ Tho) bắt tháo dỡ. Ông theo vụ kiện đến cùng, kết cục thì ông Thắng thắng và quán vẫn còn tồn tại như ngày nay. Nhưng vì vụ kiện này mà Bà Năm Sa Đéc rút tên ra. Quán mang tên MỸ TIÊN . Mỹ Tiên là tên cô con gái lớn của ông Thắng.

Ông bà Cả Cần

Khi Sài Gòn bị chiếm, gia đình ông Thắng định cư ở Canada, tới những năm 1990 trở về Sài Gòn, mở lại quán hủ tiếu Cả Cần.
Ông Thắng mở quán hủ tiếu Cả Cần hiện nay, cùng địa điểm với người kinh doanh quán ăn khác, nên chỉ phục vụ hủ tiếu Cả Cần một buổi, thời gian này là buổi sáng. Trên tờ thực đơn của hủ tiếu Cả Cần có ghi dòng chữ Việt và Anh “SÁNG VÀ CHIỀU KHÁC NHAU – MORNING AND AFTERNOON DIFERENT ..”

Hủ tiếu Cả Cần

Rất dễ nhận đâu là hủ tiếu Cả Cần thứ thiệt: Vào ăn hủ tiếu cả Cần, chỉ có hai thứ là hủ tiếu khô và hủ tiếu nước. Hủ tiếu Cả Cần chế biến theo hủ tiếu Mỹ Tho, bằng sợi bánh hủ tiếu Mỹ Tho. Theo nhận xét của nhiều người, hủ tiếu Mỹ Tho là thứ hủ tiếu ngon nhất của miền Nam, vốn từ hủ tiếu của người Triều Châu (người Tiều). Nên thường thấy, chủ các quán hủ tiếu Mỹ Tho danh tiếng xưa nay là người Việt gốc Hoa, tuy vậy các lò sản xuất bánh hủ tiếu Mỹ Tho đều do người Việt phụ trách. Có hai nơi chuyên sản xuất bánh hủ tiếu Mỹ Tho nổi tiếng, ở thành phố Mỹ Tho và thị xã Gò Công, cung cấp cho các quán chế biến hủ tiếu Mỹ Tho ở khắp các nơi, trong đó có hủ tiếu Cả Cần.

Bánh hủ tiếu Mỹ Tho mà hủ tiếu Cả Cần sử dụng chế biến tô hủ tiếu phục vụ khách là loại bánh khô, chế biến từ các loại gạo như Nàng Thơm – Nàng Út, và Nàng Thơm Chợ Đào, loại gạo đặc sản của Cần Đước – Long An, nức tiếng là loại gạo thơm từng được dùng tiến các vua triều Nguyễn, có nhiều người cho rằng, vào ăn hủ tiếu Cả Cần nên gọi tô hủ tiếu khô.

Ăn hủ tiếu khô sẽ được thưởng thức thứ nước sốt rất đặc biệt của quán hủ tiếu Cả Cần. Thứ nước sốt này có vị chua và ngọt, nằm dưới lớp xá xíu, sườn non, tôm luộc, thịt bằm. Trộn đều tay cho nước sốt hòa lẫn với bánh hủ tiếu rồi ăn, sẽ thấy hương vị đặc sắc của tô hủ tiếu, để biết vì sao hủ tiếu Cả Cần đã nổi tiếng tại Sài Gòn trên nửa thế kỷ

Thuyền nan hay thuyền lan mới đúng đây?

Trong quá trình nhập văn bản các nhân viên đánh máy đã tự ý sửa hai chữ “thuyền lan” trong sách gốc thành “thuyền nan”, vì cho rằng sách in...

Một thời nhạc trẻ Sài-Gòn: Tưng bừng đại hội nhạc trẻ

Khoảng cuối năm 1959, tại phòng trà Hòa Bình - tọa lạc ở khu ga xe lửa Sài Gòn (nay là công viên 23.9) xuất hiện một ban kích động...

Hành trình ẩm thực Sài Gòn

Khi so sánh với vùng miền khác, người ta thường nói “Ẩm thực Sài gòn không có bản sắc riêng”. Người Sài Gòn bản tính vốn thoải mái, dễ chấp...

Đời thường ở Đà Nẵng năm 1966-1967 qua ảnh

Chợ Hàn tấp nập người qua lại, đường Khải Định giờ cao điểm, xe khách trên tuyến Đà Nẵng – Non Nước… là loạt ảnh sinh động về Đà Nẵng...

Chân Chính là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Chùa Vĩnh Nghiêm – ngôi chùa nổi tiếng nhất Sài Gòn

Tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa thu hút lượng du khách đông đảo hàng đầu của Sài Gòn. Tọa...

Đồn điền Michelin ở Việt Nam thời thuộc địa

Đồn điền Michelin là tên thường gọi của hệ thống đồn điền do Công ty cao su Michelin sáng lập, có quy mô lớn bậc nhất ở Việt Nam thời...

Tại sao lại gọi là Bến Tre, phải chăng nơi này có nhiều tre?

Có nhiều nguồn nói rằng địa danh Bến Tre là xuất phát từ tiếng Khmer Sóc Tre. Theo nhà văn hóa Vương Hồng Sển, thì Bến Tre vốn là xứ...

Đòn bánh tét của má

Ngày trước má thường nói, giá mà ba còn sống để gói lấy chiếc bánh tét đầy đặn mà đặt trên bàn thờ ông bà ba ngày tết. Thế nhưng...

Tìm hiểu vài tên gọi ở Sài Gòn

Sài Gòn nhập tịch Việt Nam vào năm 1698. Trong quá trình phát triển Sài Gòn mang nhiều ấn dấu của văn hóa Trung Hoa hơn là văn hóa Khmer...

5 vị Tam Nguyên trong lịch sử khoa cử lịch triều Việt Nam

Trong suốt 845 năm khoa cử lịch triều, kể từ  khoa thi đầu tiên Minh Kinh Bác Học mở ra năm Ất Mão 1075 dưới triều vua Lý Nhân Tông...

Sài Gòn và Giai Cấp trong xã hội năm xưa

Nguồn gốc danh từ Saigon phát sanh khi người Pháp đặt chân lên mảnh đất miền Nam Việt Nam, được phiên âm theo tiếng Quảng Đông đọc là SICUNG, tiếng...

Exit mobile version