Cuộc sống của cư dân Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn những ngày đầu đi khai hoang… để lại dấu ấn văn hóa đặc trưng của vùng đất hơn 300 năm.
Những lưu dân đầu tiên đến khai phá vùng đất Sài Gòn – Gia Định.
Trang phục của người dân Sài Gòn – Gia Định thưở “ban sơ”.
Khung cảnh sĩ tử “lều chõng” tham gia ứng thí tại Sài Gòn – Gia Định.
Những ngày đầu tiên khai hoang, người dân phải sống với cảnh thú dữ đe dọa.
Những lưu dân miền Trung (người Chăm) đến định cư tại Sài Gòn – Gia Định.
Cuối thế kỷ XIX, người dân Sài Gòn – Gia Đình mặc dù chịu tác động mạnh mẽ của văn hóa Phương Tây nhưng trong sinh hoạt vẫn đậm nét dân tộc.
Cảnh họp chợ, buôn bán tại trung tâm chợ Lớn ngày xưa…
Cảnh học chữ những ngày đầu tại Sài Gòn.
Một nghi thức tôn giáo cổ truyền của người Khơ Me tại miền Nam.
Trò chơi dân gian là một trong những hoạt động không thể thiếu trong các dịp lễ, tết.
Nghề rèn phục vụ nông nghiệp thời bấy giờ.
Cùng với nghề rèn, nghề gốm được xem là một trong những nghề truyền thống của người Sài Gòn – Chợ Lớn.
Hát bội được xem là loại hình văn nghệ dân gian được nhiều người dân xưa ưa chuộng.
Nghi thức sinh hoạt đình làng ngày xưa nhằm tạ ơn chủ đất…
Sự đa dạng trong sinh hoạt văn hóa văn nghệ.
Đầu thế kỷ XX, những gánh hát tư nhân xuất hiện nhằm phục vụ nhu cầu văn nghệ của người dân.