Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nửa hồn thương đau & bi kịch của một gia đình

Vào những năm của đầu thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc. Có thể nói rằng sự tan vỡ của một gia đình tiếng tăm thời bấy giờ được dư luận quy cho một cuộc tình vụng trộm giữa ca sĩ Khánh Ngọc với một nhạc sĩ nổi tiếng lúc bấy giờ. Mặc dù đến nay, chưa ai kiểm chứng được độ chính xác của thông tin nhưng báo chí và công chúng lúc bấy giờ cứ lập lờ, đồn thổi cho rằng, “tình địch” trong vụ này chính là P.D, rể của gia đình họ Phạm. Nỗi đau dày xé tâm can đã “đánh gục’ nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi ông phát hiện ra vợ mình có người tình.

Trước khi đâm đơn ra toà, Phạm Đình Chương đã nghe phong phanh rất nhiều lần. Với tình yêu nồng thắm buổi ban đầu, ông không thể nào tin vào sự ngoại tình của vợ. Điều thương tâm nhất là ông vẫn yêu thương, tin tưởng vợ, bỏ ngoài tài những điều không tốt lành của giới văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, vào một buổi tối định mệnh, Phạm Đình Chương cùng với những người bạn thân đã “bắt tại trận” đôi tình nhân vụng trộm tại quán chè ở Nhà Bè – Gia Định. Trời đất như sụp đổ dưới chân người nhạc sĩ tài hoa, anh gần như đứng không vững, bạn bè dìu quay trở lại nhà, nơi đứa con thơ dại mới 4 tuổi đang ở nhà một mình ngóng chờ ba, mẹ về.

Ngay lập tức, sáng hôm sau, một loạt bài phóng sự điều tra nóng bỏng của các báo được phát hành và “cháy số”, đắt đỏ nhất là tờ “Nhật báo Sài Gòn mới” của bà Bút Trà. Vụ “ăn chè Nhà Bè” được tung ra với những hình ảnh rất “thời sự” của các thành viên trong gia đình Phạm Đình Chương. Tin tức lan nhanh như nước lũ, báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ khai thác triệt để, suy diễn hơn cả mức độ “chả nem” của nó. Lẽ dĩ nhiên, nhân vật thứ 3, cũng là thủ phạm đã được dư luận nhiệt tình chiếu cố. Trong giông bão đó, người đau nhất vẫn là nhạc sĩ Phạm Đình Chương và người chị ruột của mình, ca sĩ Thái Hằng.

Cả Sài Gòn gần như biết hết ! 

Cho dù “người tình” của Khánh Ngọc cầu cứu đến Bộ Thông Tin xin các báo thôi làm ồn và cho ngưng các bài điều tra, phóng sự nhưng “họa vô đơn chí”, trong cuộc đời này, cái gì càng giấu diếm bao nhiêu, câu chuyện càng “bùng nổ”, thêu dệt lên bấy nhiêu. Tan nát ! Không còn cách nào khác, Phạm Đình Chương đành gạt nước mắt, nộp đơn ly dị lên toà án. Dẫu có yêu vợ đến đâu chăng nữa, ông cũng không đủ can đảm đạp lên dư luận, để tiếp tục cuộc hôn nhân “không còn gì để nói”. Vụ việc kết thúc, Phạm Đình Chương được quyền nuôi đứa con trai lúc khoảng 4-5 tuổi.

Trong đau khổ tột cùng, không còn tâm trí nào để đi biểu diễn với các nghệ sĩ trong Ban hợp ca Thăng Long, Phạm Đình Chương quay về sống đơn độc và ít giao thiệp với bên ngoài. Kể từ đó, những bản tình ca bất hủ ra đời trong nước mắt, thương đau vô bờ bến và những hoài niệm xót xa: “Nửa hồn thương đau”, “Đêm cuối cùng”, “Người đi qua đời tôi”, “Khi cuộc tình đã chết”, “Thuở ban đầu”, “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển”…

%image_alt%
Ca si Khánh Ngọc

Một đêm mưa tầm tả ở Sài Gòn, ông tình cờ gặp lại Khánh Ngọc trên một sân khấu Đại Nhạc Hội, ông có nhã ý muốn đưa cô vợ đã ly dị về nhà nhưng khốn thay, ông bị từ chối. Trong mưa rơi, ông lặng lẽ trở về căn nhà kỷ niệm một thời sống cùng Khánh Ngọc, nhìn qua màn mưa trắng xoá, nhớ về những ngày hạnh phúc giờ đang trôi theo dòng nước….  , Phạm Đình Chương quyết định quyên sinh và giã từ cõi đời này, nơi đã đem đến cho ông quá nhiều nỗi bất hạnh.


Phạm Đình Chương

May thay, tiếng khóc như xé lòng của đứa con trai đưa ông về hiện tại. Từ đáy tâm thức, một lời nhắn nhủ khuyên ông hãy cố gắng sống tiếp quãng đời còn lại để nuôi đứa con thơ dại. Ông bừng tỉnh và từ bỏ ý định tự tử. Ngay đêm đó, “Nửa hồn thương đau” được khai sinh ở ranh giới giữa sự sống và cái chết của người nhạc sĩ. Trong nước mắt thương đau, sự rã rời, tan nát của tâm can, ngồi nhìn vầng trán thơ ngây của đứa con trai, Phạm Đình Chương đã viết hết nốt nhạc cuối cùng của ca khúc bất hủ này.

Thật ra, toàn bản nhạc đều do chính Phạm Đình Chương đặt lời. Duy nhất có hai câu cuối trích ở bài thơ “Lệ Đá Xanh” (thơ Thanh Tâm Tuyền), nhạc Cung Tiến mà thôi. Sau này, theo yêu cầu của Quốc Phong (giám đốc Liên Ảnh Công Ty), bản nhạc đã được dùng cho cuốn phim “Chân trời tím” do công ty này sản xuất. Nếu đã một lần nghe bài hát này, chúng ta sẽ hiểu được tâm hồn của con người chỉ có thể chịu đựng đến một giới hạn nhất định. Khi nhắc tới Phạm Đình Chương, người ta lại nghĩ ngay đến “Nửa hồn thương đau” bởi trong ca khúc này là sự chung thủy tuyệt vời của một người đàn ông:

“…Nghe tình đang chết trong tôi.
Nghe lòng tiếc nuối xót thương suốt đời…”

Sau này, khi nhìn lại những sáng tác của giai đoạn “hậu bi kịch”, người ta thấy những nhạc phẩm của Phạm Đình Chương đều không có một ca từ nào là oán trách hay nguyền rủa. Ông  bao dung và độ lượng:

 “Nhắm mắt cho tôi tìm một thoáng hương xưa.
Cho tôi về đường cũ nên thơ.
Cho tôi gặp người xưa ước mơ.
Hay chỉ là giấc mơ thôi…”

Cuộc đời của Phạm Đình Chương là muôn trùng câu hỏi ? Có ai trả lời giúp khi điều còn lại của tình yêu chỉ là những giọt nước mắt muộn màng. Ngay cả ca khúc “Người đi qua đời tôi”, ông  còn luyến tiếc đến nao lòng:

“…Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao nguời,
Mưa nào lên mấy vai, gió nào lên mấy trời.
Người đi qua đời tôi, đường xưa đầy lá úa,
Vàng xưa đầy dấu chân, đen tối vùng lãng quên.
Em đi qua đời anh không nhớ gì sao em ?”

Tài hoa như thế, bạc tình đến vậy nhưng nhân cách của Phạm Đình Chương còn lớn lao hơn những gì người ngợi ca về ông. Cõi người, suy cho cùng, chỉ phù du như chính “Đêm màu hồng”, nơi Phạm Đình Chương khai sinh Ban Hợp Ca Thăng Long và cũng là nơi kết thúc một cuộc tình. Bởi thế, khi Khánh Ngọc bội bạc, ông vẫn còn đau đáu về một tình yêu đã đi xa…

“…Nhắm mắt ôi sao nửa hồn bỗng thương đau.
Ôi sao ngàn trùng mãi xa nhau.
Hay ta còn hẹn nhau kiếp nào.
Em ở đâu?
Anh ở đâu?…” 

Gần 50 năm trôi qua, trong góc khuất nào đó của cuộc đời, nghe người em gái của ông, ca sĩ Thái Thanh, hát ca khúc này, chúng ta mới thấy được nỗi đớn đau tột cùng của người nhạc sĩ tài hoa, bất hạnh và đầy nhân cách này.

VĂN KHOA

Liệt kê những rạp xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Trước 1975, tại Sài Gòn có khoảng hơn 60 rạp hát lớn nhỏ. Thời ấy, người Sài Gòn giải trí chủ yếu là xem xi nê (hay còn gọi là...

Xóm lò Gốm Sài Gòn xưa

Kể từ mùa xuân Mậu Dần 1698 khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào nam kinh lược, “lấy đất Nông Nại làm phủ...

Họ Lý trong dòng lịch sử Việt Nam

Từ gương đồng họ Lý ở Giao châu Họ Lý được coi như một trong số ít dòng họ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Bằng chứng...

Trường làng xưa

Khi đề cập đến việc học trong các thế kỷ trước, người ta thường đề cập đến Quốc Tử Giám hay hệ thống các trường địa phương do nhà nước...

Cái bẫy chuột

Con chuột nhìn qua cái lỗ trên tường thấy hai vợ chồng nông dân đang cầm cái bẫy chuột nó hốt hoảng chạy vào trong để cảnh báo các con...

Dịu dàng chiếc nón lá Việt Nam

Chiếc nón lá Việt Nam đã có từ xa xưa. Hình ảnh của nó đã được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500-3000...

Những Bức Ảnh Quý Về Sài Gòn Hơn 150 Năm Trước

Trong lịch sử phát triển của thành phố Sài Gòn vào thời Pháp thuộc, Émile Gsell là một trong những người đầu tiên để lại một di sản nghệ thuật...

Chuyện về kiến trúc sư tài ba Ngô Viết Thụ

Dinh Độc Lập, Chợ Đà Lạt, Trường Đại học Nông Lâm Sài Gòn, Viện Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Viện Hạt nhân Đà Lạt… đều...

Ngô Viết Thụ, Nhà kiến trúc sư cha đẻ của Dinh Độc Lập ở Sài Gòn

Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ,...

Ba bài học quý giá từ cây tre

Hãy thử trồng 1 cây tre. Bạn gieo giống xuống đất, chăm sóc, tưới nước chu đáo mỗi ngày. Và bạn chờ đợi. Một năm trôi qua. Trong khi trăm...

Khảo sát lại vị trí xứ An Nam thời nhà Đường

I. Nhận thức lại về vị trí xứ An Nam thời nhà Đường Trên địa bàn Lĩnh Nam, đời Tùy và đời Đường có nhiều khác biệt về hành chính...

Chữ “trăm phần trăm” (100%) ra đời như thế nào ?

“Dân chơi cầu ba cẳng” khi đã ngồi với nhau thế nào cũng phải trăm phần trăm (100%) . Cầu ba cẳng Số là thời chính quyền cũ đó, mỗi...

Exit mobile version