Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sài Gòn ân tình

Sài Gòn, vào đầu thập niên 70, lứa thiếu niên “choai choai” chúng tôi rất mê các “thần tượng” điện ảnh Mỹ, Pháp, Tàu.. có thể kể vanh vách tên tuổi các tài tử ấy.

Hôm đó, trong giờ Sử, Thầy Hạnh lật sổ, gọi Vũ Đức Thành lên trả bài. Thằng Thành tiu nghỉu bước lên, nó đứng như ông phổng, ấm ớ hội tề cạnh bàn Thầy! Thấy thế, Thầy Hạnh bảo nó lên bảng, viết tên các tài tử điện ảnh mà nó yêu thích.Thằng Thành mặt tươi trở lại, hí hửng lên bảng viết liền một mạch: Charles Bronson (Mỹ) Alain Delon (Pháp) Khương Đại Vệ, Địch Long (Hồng Kong) Chân Trân, Đặng Quang Vinh (Đài Loan).. trong sự thán phục của cả lớp.

Thầy Hạnh nghiêm mặt nhìn cả lớp, rồi bắt đầu “giảng đạo”:

– Là người Việt, Sử Việt không rành, Danh nhân Anh hùng không tỏ, nhưng lại rành sáu câu, tên tuổi những người ngày xưa đã từng đô hộ nước mình ngàn năm, trăm năm, các em có xứng đáng không?

Cả lớp cúi đầu hổ thẹn, im thin thít.Thầy bỏ giờ, dạy từng li từng tí về lòng tự hào của người Việt, cả lớp ngồi nghe, như nuốt vào lòng từng lời nói của Thầy.

Cũng vào khoảng thời gian ấy, phong trào Hippy đang nở rộ, thanh thiếu niên hưởng ứng khá nhiều, họ thích để tóc dài, mặc áo hoa hòe sặc sỡ. Trong số ấy có tui.

Sáng hôm đó, khi vừa bước vào cổng trường, Thầy Cố, Tổng Giám Thị bắt gặp, mời lên văn phòng “làm việc”. Trong văn phòng, thay vì quở phạt, Thầy từ tốn:

– Thầy hiểu tâm lý tuổi trẻ của các em, vì Thầy đã từng trải qua. Thầy không ngăn cấm chuyện đó, nhưng các em là học sinh, phải tuân theo nội quy của trường (trường Công không cho nam sinh để tóc dài) bao giờ rời khỏi trường, các em được tự do làm theo ý mình. Em đừng làm Thầy khó xử.

Những lời của Thầy, tôi còn nhớ mãi.

Lúc bấy giờ, các trường Trung Học Công Lập, mỗi sáng Thứ Hai, tất cả Ban Giám Hiệu, Thầy Cô giáo và các lớp từ Đệ Thất đến Đệ Nhứt, đều phải tập trung tại sân trường để làm lễ chào cờ.

Buổi chào cờ hôm ấy, trong không khí trang nghiêm, hai học sinh tiến đến cột cờ. Khi bài Quốc Ca, do một lớp Đệ Ngũ đại diện hát, bắt đầu vang lên, thì cờ sẽ được kéo từ từ lên đỉnh cho đến dứt bài Quốc Ca. Nhưng không hiểu sao, do đùa giỡn thiếu ý thức hay bị xúi giục, hai học sinh kéo cờ đã mạo phạm Quốc Kỳ, thay vì kéo từ từ, thì chúng lại kéo cà giựt cà giựt! Ban Giám Hiệu và Thầy Cô nhìn thấy, giận tái mặt. Buổi chào cờ vừa dứt, Thầy Tổng Giám Thị xách roi mây tiến đến hai thằng kéo cờ quất túi bụi (trước đây Thầy chưa bao giờ đánh học sinh nào). Sau đó, Ban Giám Hiệu cùng Thầy Cô họp khẩn và ra quyết định đuổi học.

Sau sự cố kể trên, Thầy Khôi, Sĩ Quan Quân Đội biệt phái, Giáo Sư Toán bước vào lớp học, vẻ mặt dạn dày phong sương của người lính, thoảng buồn. Hôm ấy, Thầy không dạy chuyên môn, mà tâm sự cùng cả lớp về tình yêu Tổ Quốc, tình yêu với Quốc Kỳ và Quốc Ca. Rồi Thầy dạy thằng Tình, trưởng ban văn nghệ lớp cách đánh nhịp, và cả lớp hát Quốc Ca cho đúng nhịp. Được hai buổi, dưới với sự hướng dẫn của Thầy, cả lớp đã thành thục. Và từ đó, lớp Đệ Ngũ chúng tôi được vinh dự thay mặt toàn trường hát Quốc Ca cho đến hết niên học.

Cùng dạy lớp chúng tôi, ngoài Thầy Cố (Anh Văn) Thầy Hạnh, Thầy Khôi còn có Cô Dương Thị Tiên, dạy Giảng Văn. Cô Tiên, đẹp phúc hậu, gương mặt lúc nào cũng sẵn nụ cười dễ mến. Đầu năm học, thấy tôi viết chữ như cua bò-gà bới.Cô khuyên:

– Em về ráng tập viết chữ lại, chữ đẹp dễ làm người đọc có cảm tình.

Vốn kính trọng Thầy Cô, cùng lời khuyên chân tình ấy, tôi vào nhà sách Khai Trí, mua cuốn Tập Viết chữ đẹp của Họa Sĩ Lê Ngô Tài về luyện lại từng nét chữ a,b,c.. cuối năm học, chữ viết đã khá hơn xưa nhiều. Vào buổi học cuối trước khi bãi trường, Cô Tiên đi đến chỗ tôi ngồi, vuốt đầu khen: “em giỏi lắm”.

Và cũng chính Cô đã từng dạy:

– Để viết một bài văn hay, nó đòi hỏi người viết, ngoài kiến thức còn phải có khiếu nữa, việc nầy khó. Nhưng để viết một bài văn ngắn gọn, mạch lạc, dễ đọc và dễ hiểu thì nó nằm trong tầm tay của các em.

Điều nầy đã ứng vào tôi đến tận bây giờ.

Những Ân Tình thuở ấy
Người ở đâu bây giờ.

Tb: Bài viết thay lòng tưởng nhớ đến Quí Thầy Cô trường Trung Học Nguyễn Trãi SG.4 trước 75.

Những hình ảnh bình dị đời thường ở Sóc Trăng 1964

Đóng quân ở Sóc Trăng năm 1964, sĩ quan Đại đội trực thăng tấn công số 121 Mỹ George Muccianti ghi lại nhiều hình ảnh quý giá về vùng đất...

Lều chõng của sĩ tử Việt xưa

Ngày xưa, khi tham gia các kỳ thi Hương, thị Hội, thi Đình… thí sinh phải mang theo lều, chõng, thức ăn… lặn lội xa xôi lên các trường thi...

Lòng “cúc cung tận tụy” của Tô Hiến Thành

Gia Cát Lượng, quân sư nước thục thời Hậu Hán, không chỉ nổi tiếng ở tài năng mà còn ở tấm lòng trung trinh phò tá nhà Thục “cúc cung...

Tại sao bác sĩ trong phòng mổ lại mặc áo màu xanh thay vì màu trắng?

Mọi người đều biết rằng "áo blouse trắng" đồng nghĩa với hình ảnh bác sĩ. Vì vậy, trong mắt của hầu hết mọi người, các bác sĩ đều mặc đồng...

Đường Catinat và nếp sống Sài Gòn xưa

Trong số hàng trăm con đường của Sài Gòn, đường Đồng Khởi (xưa là đường Catinat) là một trong số rất ít những con đường kỳ cựu nhất. Nó hiện...

Văn chương ích gì cho cuộc sống hôm nay?

Ngồi trên xe buýt đọc cuốn sách giới thiệu các bài tập thực hành theo phương pháp Shichida của Nhật thấy có nói đến chuyện cha mẹ Nhật đọc “Luận...

Suy ngẫm về lời khen và sự giả dối của con người

Có người nói ngọt như rót mật vào tai, nhưng hàm ẩn châm chọc mỉa mai. Để đạt mục đích họ nói lời đường mật nhưng không thật tâm, âm...

Cảnh trảy hội chùa Hương năm 1990

Loạt ảnh chụp năm 1990 cho thấy cảnh trảy hội chùa Hương cách đây hơn 30 năm dường như không mang vẻ bon chen, xô bồ như những năm gần...

Không gian cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Một hướng tiếp cận mới

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng qua khảo cổ, qua hệ thống đền thờ ở Trung Quốc… Trong bài này xin được...

Cầu Trường Tiền – cây cầu của những sóng gió lịch sử ở xứ Huế

Cầu Trường Tiền là một biểu tượng lịch sử quan trọng của Cố đô Huế. Trong hơn 100 năm tồn tại, cầu đã trải qua ba lần đổ sập cùng...

Bánh tét ngày Tết

Bánh tét là một nét văn hóa người miền Nam mà hễ bất cứ nơi đâu, trên mâm cỗ ngày Tết hay mâm cơm cúng ông bà, người ta thấy sự...

Hồ Xuân Hương đi buôn (1807-1811)

Trong bài tựa Lưu Hương Ký, Tốn Phong viết: " Từ đó (sau lần đến thăm xuân 1807) có những lúc tôi phải vào Nam, ra Bắc, không thể cùng...

Exit mobile version