Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sài Gòn mưu sinh

Giữa Sài Gòn phồn hoa với nhiều căn nhà cao tầng và những con người ăn mặc sang trọng thì vẫn còn đó những cảnh đời bất hạnh mưu sinh vì cơm áo gạo tiền.

Một buổi sáng, tôi thức dậy và đến công ty như thường nhật. Đoạn đường từ quận bảy sang quận nhất ngày hôm nay trải qua nhiều cung bậc cảm xúc hơn mọi ngày, đơn giản vì hôm nay tôi dậy sớm…

Có dậy sớm mới thấy được sài gòn hối hả như thế nào. Từ những căn nhà cao tầng, những khu đô thị mới sang trọng đến những gian nhà xập xệ hay còn gọi là “khu ổ chuột’ có khi chỉ cách nhau vài trăm mét. Sài Gòn đất chật người đông với nhiều tầng lớp mưu sinh từ các nơi đổ về, người vội vàng hối hả cho kịp với nhịp sống thành phố, người thì từ tốn chậm rãi hưởng thụ cuộc sống và bằng lòng với hiện tại.

Bỏ qua những cuộc sống xa hoa của tầng lớp thượng lưu lắm tiền nhiều của, tôi đặc biệt chú ý đến những người mưu sinh đậm chất “Sài Gòn”. Lấy máy ảnh và chụp vội lại những khoảnh khắc trên đường đến công ty. Đương nhiên đây không phải là tất cả những hoàn cảnh mưu sinh ở Sài Thành, nhưng đó là những gì tôi thấy trong một sớm Sài Gòn đầy nắng.

Vội vã …

Đôi tay từ lâu đã thay thế đôi chân cho người bán vé số rong đuổi khắp các khu chợ để mưu sinh

“Tàn nhưng không phế” đó là những gì độc giả bình luận về bức ảnh này. Người đàn ông tật nguyền không chọn cách “ăn xin” mà bán nhang, sách kinh phật và mở loa nhạc phật cho mọi người cùng nghe.

Cô nhân viên vệ sinh chọn lọc lại những đồ phế thải để kiếm thêm thu nhập.

Một ông cụ không còn sức đạp xe qua cầu đành dắt bộ lên đến giữa cầu rồi mới lên xe tiếp tục hành trình của cuộc sống.

Bác xe ôm tranh thủ đọc báo sáng như một thói quen thường nhật của các cụ ngày xưa.

Cuộc “Tán gẫu” của 2 người đàn ông qua … điện thoại

Chiếc xe máy từ lâu đã trở thành một biểu tượng rất đặc trưng của người Sài Gòn và cũng là phương tiện mưu sinh của rất nhiều người dân lao động.

Cô hàng nước với đầy đủ các loại trà nước và thuốc lá dừng chân ngay giữa những tòa cao ốc và luôn “đắt hàng” với sự thân thiện và yêu mến của những nhân viên văn phòng quanh khu vực.

Chiếc xe 2 bánh cũng rất tiện lợi trong việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Một hàng ghế bố “di động” được chất đầy lên xe và di chuyển khắp Thành Phố.

“Gánh hàng hoa”

Ngay giữa khu đô thị mới, những xe hàng rong luôn thu hút một lượng lớn khách văn phòng thèm ăn vặt và những hàng ăn sáng với nhiều món ăn được thay đổi thường nhật.

Hàng ăn vặt được chuẩn bị để phục vụ cho các bạn học sinh giờ tan lớp.

Hình ảnh người phụ nữ “buôn gánh bán bưng” trong khu chợ nghèo giữa thành thị.

Phơi đồ ngoài sân vẫn là một trong những nét đặc trưng ở rất nhiều khu chung cư thường thấy ở Sài gòn.

Những hàng xăng lẻ vẫn là “cứu cánh” cho các hành khách thường thấy ở các ngã tư.

Người bán vé số dừng chân nơi công viên tranh thủ ghi chép sổ sách tổng kết của ngày cũ.

Và một “giấc mơ trưa” đầy bình dị ngay giữa trung tâm Sài Thành…

Photo: Takej Minh Huy
Theo Tắc Kè

Trung Quốc: Từ quốc gia sao chép bị khinh thường đến siêu cường công nghệ

Quá trình chuyển đổi từ một công xưởng sản xuất hàng giá rẻ toàn cầu thành một siêu cường công nghệ cao hoàn toàn không phải sự tình cờ. David...

Rượu đế trong dân gian Tây Nam Bộ dưới góc nhìn văn hóa

Khó có thể biết được rượu ra đời từ lúc nào, ở đâu, song nói về rượu, về tác dụng chữa bệnh, về văn hóa uống rượu thì tất cả...

Đời sống người An Nam xưa qua tranh vẽ

Cùng xem những tác phẩm cực lý thú từ bộ tranh vẽ tay độc bản "10 bức tranh An Nam đại diện cho các ngành nghề ở xứ Bắc Kỳ,...

Nhìn về đường cố lý

“Sài Gòn, Một góc ký ức và bây giờ” tái bản và được bổ sung một số bài. Cả thảy 24 bài. 24 cửa sổ mở vào 24 hướng. Trong đó...

Nhớ xe lam Sài Gòn

Những chiếc xe lam bây giờ có lẽ là đã quá xa lạ với những người dân thành thị ngày nay. Nhưng đã có một thời, một thời hoàng kim...

Nghề luyện kim đúc đồng trong văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn (khoảng từ thế kỷ thứ 8 – 7 trước Công Nguyên cho đến thế kỷ thứ 1 – 2 sau Công Nguyên) là một nền văn...

Kho báu còn lại của triều Nguyễn ở Monnaie De Paris

Ngày 05/07/1884, chỉ một tháng sau khi ký hoà ước Giáp Thân (còn gọi là hòa ước Patenôtre), quân đội Pháp vào được thành Huế và khám phá kho báu...

Lịch sử đá banh thời Việt Nam Cộng Hòa

Lịch sử 100 năm Túc Cầu Việt Nam Dân tộc Việt Nam xưa nay vốn có truyền thống thượng võ, nên rất coi trọng việc rèn luyện cơ thể hằng...

Chuyện lựu đạn nổ trên sân khấu Kim Thoa năm 1955

Ngày 19 tháng 12 năm 1955, đoàn hát Kim Thoa khai trương bảng hiệu mới với tuồng hát Lấp Sông Gianh của soạn giả Kinh Luân tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo...

Lịch sự trong lời nói

Người lịch sự phải tránh đi lời nói thô lỗ, tục tằn. Trái lại, trên môi họ luôn có những tiếng như cám ơn, xin lỗi… Cám Ơn Khi chúng...

Lời tâm tình đầy nước mắt của một nữ sinh trung học năm 1972

Bài viết dưới đây được một nữ sinh trung học ở Qui Nhơn viết năm 1972, là những lời tâm tình đẫm nước mắt vì lỡ mối duyên đầu. Chiều...

Lễ Gia Tiên không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới

Lễ Gia Tiên luôn là phần không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới. Lễ Gia Tiên được hiểu như sau: “gia” là gia đình, gia tộc...

Exit mobile version