Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Sài Gòn nỗi nhớ!

Sài Gòn không là nơi sinh ra của nhiều người nhưng là nơi cưu mang, chở che và chắp cánh rất nhiều thân phận. Sài Gòn bao dung, là quê hương thứ hai của những cư dân xa xứ.

Ai đó bảo mùa xuân Sài Gòn bị bỏ mặc, tôi không nghĩ vậy. Tuy đi xa, tuy sum họp ở quê nhà nhưng Sài Gòn vẫn cứ ở trong tim nhiều người, trong miên man nỗi nhớ…

Ở Sài Gòn tôi từng có một mái nhà chung, nơi mà mùa xuân không rộn ràng hối hả nhưng tĩnh tại, ấm áp và lẩn khuất mùi hương. Đó là một ngôi chùa nhỏ khép mình trong hẻm sâu giữa khu cư xá đường sắt, nơi từng cưu mang nhiều lớp sinh viên nghèo tứ xứ đến trọ học giữa Sài Gòn đắt đỏ. Ngôi chùa ấy mùa xuân trên mười năm trước vẫn tù mù ánh đèn đêm, tiếng côn trùng rỉ rả.

Những ngày giáp tết Sài Gòn trở lạnh. Cái lạnh càng đặc quánh khi về đêm vắng hẳn những thanh âm lục đục của xóm nhập cư, tiếng hỏi han lỗ lời của “nghiệp đoàn” bán khoai dạo, tiếng lắc xắc của anh chàng tẩm quất xứ Bắc. Tất cả đã hòa vào những chuyến xe mùa xuân ngược xuôi về lại quê nhà. Nhưng cái lạnh bỗng bị xua tan bởi tiếng chuông gióng công phu, bởi giọng đọc thơ trầm đều ấm áp xen lẫn tiếng chổi tinh mơ của ông lão không rõ từ đâu đến làm cư dân xóm nghèo:

Năm ấy, Sài Gòn lạnh se sắt. Quý thầy ở xa được sư phụ “đặc cách” cho về thăm quê trước. Bọn sinh viên ở lại phụ chùa lau dọn tôn tượng, chu đáo nhang đèn xong mới được phép về quê ăn Tết. Sư phụ bảo đừng nên xem nơi mình ở như quán trọ dừng chân mà hãy sống như đang và làm; ăn bát cơm bá gia bá tánh phải biết tri ân …

Càng cận tết, chợ Chuồng Bò (chợ phường 10, quận 10), nơi mà hằng ngày bọn sinh viên thay quý thầy đi nhận của hóa duyên càng chộn rộn hơn. Bà con tiểu thương phật tử ngoài việc gửi đồ cúng dường là những bó rau, lọn cải còn gửi thêm gói trà, gói mứt biếu gia đình “bọn sinh viên nghèo, tội nghiệp”.

Chiều. Tôi đi chợ về, bà cụ công quả hàng chục năm ở chùa lục trong mớ trí nhớ hỗn độn rồi như độc thoại: “Cần Thơ xa hôn mậy? Mấy chục năm tao không về quê. Ủa Kỹ, mày chưa về ăn tết hả? Bữa nay mấy rồi mà lạnh dữ!” (tôi tên Sĩ, nhưng bà cụ cứ gọi nhầm thành “thằng Kỹ”. Thì cứ là Kỹ vậy!).

Không đợi tôi trả lời, cụ kéo mền trùm kín ngực và ho sù sụ. Thanh âm ấy tôi đã nghe quen thuộc hằng đêm thay tiếng cười hiền ban ngày của cụ. Tôi về quê muộn nhất trong đám sinh viên. Quà tết là những gói trà, gói mứt bà con tiểu thương tặng cùng tờ lịch đậm chất thiền với lời giáo huấn nhẹ nhàng của sư phụ. Năm ấy sân chùa sen nở đầy hồ, thơm ngát.

Về quê ăn tết lên tôi hay tin bà cụ mất. Gian bếp hằng ngày rộn tiếng nói cười, tiếng phá phách của bọn sinh viên, tiếng mắng thương của bà cụ bỗng lặng im, trống hoác. Sư phụ nói không cho sinh viên hay vì “tụi con ở xa, tết mới về một lần. Bà cụ cũng già rồi và “đi” rất tự nhiên, nhẹ nhàng trong giấc ngủ”. Hoa sen trong hồ rũ cánh tự lúc nào. Mùa xuân đó, tôi hiểu thêm về lẽ vô thường …

Mới đó đã mười năm. Đã lâu rồi tôi không về lại chốn ấy mùa xuân. Sài Gòn cho tôi nhiều thứ, cho quê hương thứ hai, dạy tôi biết sống, dạy tôi yêu người. Sài Gòn cũng mở cho tôi một lối về quê hương tâm linh, nơi nương náu an lành nhất, nơi con người luôn mong ngóng quay về trước sóng đời xô dạt.

Sài Gòn ơi, nhớ quay quắt, nhớ cháy lòng …

KTS LÊ CÔNG SĨ (Trà Vinh)

Văn minh Maya – Kho tàng trí tuệ bí ẩn

Nền văn minh Maya được hình thành bởi người Maya – từ một bộ tộc thổ dân nhỏ bé ở châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây sống trên...

“Vai năm tấc rộng, lưng mười thước cao”. Tỷ lệ giữa vai và lưng như vậy có cân đối không?

Tả Từ Hải, Nguyễn Du đã viết: “Vai năm tấc rộng, lưng mười thước cao”. Tỷ lệ giữa vai và lưng như vậy có cân đối không? Mặc dù tiếng...

Bùi ngùi khói bếp ngày xưa

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bằng Việt) Cứ mỗi lần dạy cho học sinh...

Những hình ảnh về Sài Gòn 1990

Những bức hình về Sài Gòn - TP. HCM được thực hiện từ những năm 90 của các phóng viên nước ngoài, cho thấy một góc nhìn khác về mảnh...

Mùa xuân, suy ngẫm về ‘Phúc, Lộc, Thọ’

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người ước nguyện cho nhau luôn được “Phúc, Lộc, Thọ”. Người nào được toại nguyện cả ba điều ước và mong muốn ấy...

Nguồn gốc của những cây đèn đồng Đông Sơn

Đầu thế kỷ trước, nhà khảo cổ học Thụy Điển O.Janse phát hiện ra cây đèn đồng hình người ở Thanh Hóa vào năm 1935, rồi sau đó 24 năm,...

Ảnh chân dung các nhà thơ Việt Nam phục chế bằng trí tuệ nhân tạo (AI)

Anh Phạm Sơn làm công việc liên quan đến AI trong lưu trữ, tư liệu, metadata (siêu dữ liệu), công nghệ truyền hình… nên anh hay chia sẻ về AI...

Bài Không Tên Cuối Cùng – Và câu chuyện viết thêm lời cho bài hát

Vào năm 2017, nhạc sĩ Vũ Thành An ra mắt tập hồi ký Chuyện Tình Không Tên, trong đó ông nhắc lại những cuộc tình trong đời và hoàn cảnh...

Mạc Đăng Dung và triều đại nhà Mạc (1527-1592)

I. Tranh luận về việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội – Triều đại Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh  Đầu tháng 6/2015 Sở VHTT&DLHà...

Tại sao phải có phù dâu

Tục lệ xưa cần có phù dâu vì hôn nhân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường thì "Nữ thập tam...

Những cái nhất của Sài Gòn xưa

Ngôi trường xưa nhất Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung...

Lịch sử ra đời của nhà ống

Tại sao nhà ở Việt Nam quá hẹp? Đây dường như là một câu hỏi phổ biến của du khách khi đến Việt Nam, đặc biệt là ở các thành...

Exit mobile version