Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xe ‘Wave Tàu’ từng làm thay đổi diện mạo kinh tế – xã hội Việt Nam ra sao?

“Quá khứ đẹp đơn giản chỉ vì nó không bao giờ trở lại”. Điều này quả thật rất đúng với những chiếc Wave Tàu năm nào.

“Vang bóng một thời”

Trở lại những năm đầu thập niên 2000, việc sở hữu một chiếc xe máy chính hiệu là điều quá xa vời với người dân. Người ta chỉ biết đứng từ xa để trầm trồ những con “ngựa sắt” chứ việc tất tay mang về thì đảm bảo gia đình nhịn ăn 4, 5 tháng liền. Cũng đúng thôi, 20 đến 30 triệu thời đó đâu phải là con số nhỏ.

May mắn thay, “Wave Tàu” xuất hiện như một sự cứu rỗi. Dù mới du nhập nhưng chiếc xe này có thể đánh bật mọi đối thủ và chễm chệ trên “ngôi vương” một cách nhanh chóng nhất. Cái tên mà hơn chục năm sau người ta khó mà quên được.

Mọi tầng lớp từ công nhân viên chức, xe ôm, bình dân… đều đua nhau tậu một chiếc để sử dụng. 10 cửa hàng thì hết 9 đều nhập “đứa con cưng” này về bán. Những mẫu xe “chính hiệu” của Honda, Suzuki ngậm ngùi nhường lại sân chơi cho đối thủ của mình. Cơn sốt Wave Tàu chưa bao giờ lại trở nên nóng và nhộn nhịp như vậy.

Mẫu mã “nhái” chẳng khác gì những chiếc xe máy chính hiệu của những hãng xe lớn. Tuy bị chê là không chính hiệu nhưng chất lượng lại chẳng kém cạnh gì. Nếu ai đã từng sử dụng những chiếc Wave Tàu đời đầu thì không thể chê vào đâu được. Rồi trang bị, thiết kế đảm bảo đẹp không thua gì xe zin.

Chưa kể, giá cả rẻ không thể tưởng. Những mẫu xe Tàu này chỉ bằng nửa số tiền xe zin. Dao động từ 12 đến 14 triệu đồng mà thôi. Vừa sức đối với những người có thu nhập trung bình vào thời đó. Người ta có thể mua xe máy mà không còn e dè vấn đề tiền bạc.

Có thể nói, nhờ những chiếc như Wave Tàu, dân Việt mới bắt đầu phổ biến dùng xe máy. Xem đó là một phương tiện đi lại thông dụng nhất hằng ngày. Từ từ ổn định kinh tế, trước khi chuyển sang những phương tiện đắt tiền hơn.

Ngoài ra, sự xâm nhập của xe Tàu một lần nữa cảnh tỉnh các ông lớn đến từ Nhật bấy lau nay làm mưa làm gió ở thị trường Việt. Buộc họ phải nhìn nhận cách tiếp cận thị trường, giá cả mới đáp ứng lợi ích của khách Việt. Đây không chỉ là sân chơi dành riêng cho Honda, Suzuki, Yamaha… khách hàng xứ này mới chính là nhân tố quan trọng nhất. Chứ không thể tự do làm luật theo ý của mình.

“Ngai vàng” mục ruỗng

Công lớn là thế nhưng đáng buồn thay, Wave Tàu không thể duy trì địa vị của mình trong ngành công nghiệp nóng hổi này. Thị trường, nhận thức của khách hàng cũng như tiềm lực của các ông lớn đã làm cái tên này bị suy yếu. Quan trọng hơn cả, chính nó đã tự nhấn chìm bản thân vào dòng xoáy quên lãng.

Honda không chịu đứng yên trước cái tên dám qua mặt mình bằng cách nhái chính họ. Từ những chiếc Wave Thái có giá gần 30 triệu đồng, Honda đã cho ra đời Wave Alpha lốc đen đời đầu và hạ giá xuống 11 triệu đồng. Mức giá thấp khó tin đối với một chiếc xe Nhật vào thời bấy giờ.

Và rồi chuyện gì đến cũng phải đến, các mẫu xe Nhật cũng theo đó giảm giá sát sàn. Việc lựa chọn những chiếc xe thương hiệu lâu đời và hàng nhái với mức giá như nhau, thì chắc ai cũng biết câu trả lời. Giá trị thương hiệu không chỉ để chơi. Nó phát huy tác dụng rất lớn trong các cuộc cạnh tranh thoáng chốc. “Wave Tàu, Dream Tàu” là những minh chứng rõ ràng nhất.

Thêm nữa, kinh tế khá khẩm lên thì nhận thức của khách hàng cũng theo đó mà thay đổi. Dân thành phố người ta đã biết thế nào là xe máy zin, hãng nào mới có tiếng tốt trong thế giới xe máy. Dần dần ai cũng tránh hoặc bán tống bán tháo xe Tàu, cái tên nổi tiếng với việc “ăn cắp” công nghệ của người khác.

Tuy nhiên, điều đáng quan trọng nhất làm mẫu xe này dần đi vào quên lãng đó chính là bản thân nó. Chất lượng những chiếc Wave Tàu giảm dần theo từng lô sản xuất. Người ta chỉ chú trọng đến việc “nhái” cái mã bên ngoài, ảo tưởng rằng khách hàng vẫn còn mê xe giá rẻ mà không chịu chú trọng phát triển chất lượng.

Việc hỏng hóc và sủa chữa liên tục khiến khách hàng dần chán với xe Tàu. Với những người chưa có điều kiện, dù muốn mua xe máy ngay nhưng họ vẫn cố nhịn, tích góp thêm chút ít để mua được những chiếc xe Nhật đã qua sử dụng. “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, cũ nhưng vẫn tốt chán hơn so với Wave Tàu lắm bệnh.

Hiện nay, ở những khu vực thành phố lớn, việc tìm kiếm những chiếc Wave Tàu quả thật như mò kim đáy bể. Cái tên này chỉ nhắc nhớ người ta về những tháng năm thiếu thốn mọi thứ chứ chẳng ai muốn sống với nó.

Họa chăng, trở về những vùng quê nghèo mới bắt gặp nó. Người ta sử dụng như là một phương tiện để đi lại ở những con đường phức tạp, dù hư hỏng cũng không sao. Còn những chiếc xe tay ga, xe xịn được bảo quản kỹ ở nhà và sử dụng khi có dịp đặc biệt mà thôi.

Áo gấm đi đêm là gì?

Áo gấm đi đêm: đây là một câu thành ngữ với ý nghĩa phê phán sự không hợp lý, không đúng lúc, không đúng chỗ của một hành động nào...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 16/25 – Xửa = Thiệt

Thường thì các nhà nho ta đọc Quan Thoại sai đến 40 phần trăm. Chỉ có vài tiếng hiếm hoi như QUÍ họ mới đọc đúng được. Nhưng cái sai...

Đồng dao và trò chơi trẻ em xưa

Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh trong một công trình nghiên cứu về kho tàng Folklore Việt Nam cho biết, theo quan niệm của  người Việt xưa, thì  không có...

Tìm hiểu vài tên gọi ở Sài Gòn

Sài Gòn nhập tịch Việt Nam vào năm 1698. Trong quá trình phát triển Sài Gòn mang nhiều ấn dấu của văn hóa Trung Hoa hơn là văn hóa Khmer...

Quảng Trị năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

Những chứng tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn ngổn ngang ở mảnh đất Quảng Trị năm 1992. Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực...

Mỹ đức là tài sản thiêng liêng một người Thầy cần có

Nghề giáo luôn là một thử thách bền bỉ dành cho những người trong cuộc. Một giáo viên 26 năm trong nghề, luôn trăn trở một điều duy nhất, đã...

Lăng cổ Phước Tích  trên bờ Ô Lâu

Thân gởi hai cháu Hoàng Oanh, Bạch Hạc với những kỷ niệm trìu mến một thời xa xưa. Tôi quê quán Nam Phổ huyện Phú Vang nhưng sống lên ở...

Những hình ảnh quý giá về Đông Dương năm 1930

Làng chài bên vịnh Hạ Long, giã gạo ở Tây Nguyên, đồn điền cao su An Lộc… là loạt ảnh tư liệu lịch sử quý giá về Đông Dương khoảng...

Quạt Ba Tiêu là cây quạt gì?

Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới quạt Ba Tiêu. Một cây quạt thần có nhiều công dụng. Chiếc quạt này đặc biệt được biết đến qua tác phẩm...

Những quan điểm thẩm mỹ mới trong thiết kế áo dài ở Việt Nam thế kỷ 20

Sau khi tiếp nhận quần chân áo chít của người Mãn Hán theo chỉ dụ của chúa Nguyễn Phúc Khoát, người Việt đã thay đổi kiểu trang phục này dựa...

Việc biên soạn và sử dụng sách giáo khoa thời VNCH

Có một so sánh chưa hẳn đã hoàn toàn chính xác nhưng cũng không đến nỗi khập khễnh, đó là, nếu nhà nông ra đồng làm việc cần con trâu,...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 3

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Exit mobile version