Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kinh nghiệm sống cho người Việt mới định cư Mỹ

Hầu hết những người Việt ở Mỹ một thời gian dài đều đồng ý rằng thời gian đầu khi mới định cư Mỹ rất khó khăn, khi vừa phải ổn định cuộc sống, vừa phải làm quen và cố thích nghi với một môi trường đa dạng văn hóa như ở xã hội Mỹ.
Tiếp thu văn hóa, học tập ngoại ngữ, tìm việc làm tại Mỹ là những gì người mới định cư Mỹ cần phải quan tâm.

Khu chợ Litte Saigon nổi tiếng của người Việt ở Mỹ
Đối với những người Việt sang Mỹ theo diện bảo lãnh thân nhân hoặc chương trình EB5 không còn trẻ thì sự khó khăn khi phải thích nghi một môi trường mới còn lớn hơn.  Đối với những đối tượng có trình độ học tập đại học, cao đẳng ở Việt Nam, khi sang định cư Mỹ rất nhanh tiếp thu kiến thức và thích nghi nhanh với cuộc sống ở Mỹ. Tuy nhiên, các việc làm ở Mỹ cần bằng cấp rất khó kiếm nên đa số người Việt ở Mỹ đều làm các công việc lao động tay chân.
Cuộc sống ở Mỹ của người Việt vốn không hề dễ dàng như nhiều người lầm tưởng. Tại đây, họ phải bắt đầu với những công việ làm thêm có mức lương tối thiểu trong các xưởng sản xuất, nhà hàng…vv…v. Thu nhập bình quân của người Việt ở Mỹ vào khoảng 20.000USD đến 40.000USD một năm. Tại Mỹ thống kê thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 50.000USD/năm. Điều đó đồng nghĩa với việc đa phần người Việt ở Mỹ có thu nhập thuộc tầng đáy trong xã hội Mỹ.

Người Việt vốn nổi tiếng với sự cần cù, chăm chỉ, chịu khó làm ăn. Đối với người Việt ở Mỹ, các đức tính tốt đẹp đó còn được thể hiện rõ ràng hơn. Khi làm việc tại Mỹ, không có bất kỳ việc ép buộc người lao động hoặc tăng ca. Nhưng chính vì cuộc sống và ý thức người Việt ở Mỹ muốn kiếm thêm thu nhập mà họ luôn luôn nỗi lực làm việc. Đa số người Việt khi định cư Mỹ đều chi tiêu hết sức tiết kiệm, dành dụm tiền để gửi về cho gia đình ở quê hương, thậm chí rất nhiều người Việt ở Mỹ còn không mua bảo hiểm y tế cho mình vì cảm thấy nó quá đắt.
Ở bất kỳ xã hội nào, người ta cũng đều phải làm việc chăm chỉ để có được cuộc sống tốt, người Việt ở Mỹ cũng rất hiểu vấn đề đó bởi khi họ kiếm ra càng nhiều tiền thì số tiền thuế họ phải đóng cũng tăng theo. Ngân hàng có thể cho người Việt ở Mỹ vay tiền để mua nhà, xe hoặc bất kỳ thứ gì. Nhưng để hoàn toàn sở hữu các giá trị vật chất đó, cuộc sống ở Mỹ của người Việt phải gắn liền với sự cần cù, chăm chỉ.

Bên trong một quán ăn của người Việt ở Mỹ
Về chế độ an sinh xã hội của Mỹ và Việt Nam thì có sự khác nhau rất lớn. Đối với những người mới sang định cư Mỹ, họ luôn được chính phủ Mỹ hỗ trợ nên cuộc sống cũng không đến nỗi nào. Tại Mỹ, người Việt có mức thu nhập dưới mức quy định được chính phủ cấp cho một thẻ tín dụng để có thể mua thức ăn, nước uống hàng tháng, được hỗ trợ phí thất nghiệp, thuế được hòa trả, tiền cho người mất khả năng làm việc, cho người già, ngoài ra còn có bảo hiểm y tế – giúp họ được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.
Nhờ đó, dần dà người Việt ở Mỹ bắt đầu thích nghi và hòa nhập tốt hơn, họ có thể dần sành sỏi tiếng Anh để có được những việc làm tốt hơn tại Mỹ.  Một số người bắt đầu kinh doanh, may mắn hơn học có thể mở công ty tại Mỹ, nhà hàng, tiệm phở…vv…vv. Nhưng chiếm số lượng lớn vẫn là các tiệm nail. Đó là cuộc sống người Việt tại Mỹ hiện nay.
Ban đầu khi mới sang định cư Mỹ đa phần người Việt sẽ cảm thấy khó khăn vì chưa nắm bắt được nhịp sống của xã hội nơi đây. Tuy nhiên với nỗ lực của bản thân và sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ, cũng như chính phủ Mỹ sẽ giúp họ sớm ổn định cuộc sống và sống tốt.

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu Học

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc Tiểu Học cách đây hơn...

Cư xá của những nghệ sĩ danh tiếng tại Sài Gòn

Cư xá Chu Mạnh Trinh từng là nơi cư ngụ của những gia đình nghệ sĩ nổi tiếng nhất Sài Gòn: Năm Châu, Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Thẩm Thúy...

Nghĩa của “vóc” trong “ăn vóc học hay”

Trên Hồn Việt số 65 (tháng 12/2012), ông Nguyễn Quảng Tuân có trả lời độc giả Ba Bụt (Cao Lãnh, Đồng Tháp) về câu “Ăn vóc học hay”. Thực ra...

Ga Hàng Cỏ – một mảnh ký ức về Hà Nội xưa

Ga Hà Nội trước đây gọi là ga Hàng Cỏ. Người Hà Nội rất thích cái tên thân thuộc nôm na này. Có lẽ đây là một tên do nhân...

Tên gọi của những nút giao thông nổi tiếng Sài Gòn

Những tên gọi như ngã tư Hàng Xanh, ngã năm Chuồng Chó… được đặt cho các nút giao thông nổi tiếng ở Sài Gòn vốn dĩ xuất phát từ những...

Đại học Đông Dương ở Hà Nội thập niên 1920

Thành lập năm 1907, Đại học Đông Dương – thiết chế đại học hiện đại đầu tiên ở Việt Nam – chính là tiền thân của Đại học Quốc gia...

Thiệp cưới xưa và nay

Thiệp cưới xưa và nay có nhiều sự khác biệt lớn. Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ sự phát triển công nghệ sản xuất và công nghệ...

Báo Sáng Tạo 60 năm trước

1- Cầm trên tay tờ tạp chí đã cầm đã đọc 60 năm trước, trong tôi một ngày đầu năm dương lịch 2017, có lác đác vài giọt mưa thưa...

Tất cả những gì bạn mất sẽ được đền bù bằng cách khác

Mỗi lần trải qua đau khổ đến tan nát cõi lòng, lúc cuối cùng sẽ có một người tới giúp bạn vá lại từng mảnh vỡ, khiến nó lành lại...

Ảnh hiếm về tục chơi cờ người ở Việt Nam xưa

Cờ người là một trò chơi dân gian thường được tổ chức vào các dịp lễ hội cổ truyền ở Việt Nam. Về bản chất, đây là môn cờ tướng...

Đình làng Nam Bộ

Đình làng hay đình thần, là nơi thờ thần Thành hoàng, vị thần chủ tể trên cõi thiêng của thôn làng. Nhìn chung ở Nam Bộ (Việt Nam), sau khi...

Con trâu và người dân quê Việt Nam

"Ai bảo chăn trâu là khổ? Không, chăn trâu sướng lắm chứ..." (Quốc văn giáo khoa thư) Với trẻ em thôn quê, có con vật nào gần gũi, thân thiết...

Exit mobile version