Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những việc người Mỹ làm trong ngày độc lập

Ngày 4/7 là ngày độc lập Hoa Kỳ, người dân Mỹ thường thực hiện nhiều hoạt động truyền thống của họ vào dịp đặc biệt này, nhưng trong số đó thì khá nhiều là bắt nguồn từ văn hóa của các nước khác trên thế giới, người Mỹ đã du nhập và biến chúng trở thành truyền thống của họ.

Dưới đây là 5 điều truyền thống người Mỹ làm trong ngày độc lập đất nước nhưng thực chất lại không bắt nguồn từ Mỹ:

1. Picnic

Chắc hẳn bạn đã từng tham dự một bữa tiệc picnic. Việc tổ chức những bữa tiệc picnic với gia đình hay bạn bè ở khung cảnh thiên nhiên thoáng mát hoặc trong công viên mát mẻ là điều rất phổ biến ở Mỹ. Thực ra từ Picnic trong tiếng Anh bắt nguồn từ cụm “Pique – nique” có nguồn gốc từ nước Pháp, từ này được sử dụng để miêu tả những người sành ẩm thực, họ thường mang theo chai rượu vang khi đi ăn ở bên ngoài vào những năm 1600.

Dã Ngoại, Ngoài Trời, Nhóm, Người, Bạn Bè, Xã Hội

Cho đến thời Victoria, những buổi dã ngoại chủ yếu là những bữa ăn xa hoa được hưởng thụ bởi những người giàu, giới thượng lưu. Hiện nay, picnic được tổ chức trong bối cảnh bình thường hơn nhiều, và dành cho mọi tầng lớp trong xã hội.

Món ăn trong một bữa picnic rất đa dạng và nhiều người cũng nghĩ rằng chúng đều bắt nguồn từ Mỹ nhưng thực chất chúng có nguồn gốc từ các nước khác, với một số món phổ biến như: Hamburger có nguồn gốc từ Đức, khoai tây chiên thì bắt nguồn từ Bỉ, dưa hấu từ Ai Cập, thịt lợn muối xông khói có nguồn gốc từ Trung Quốc…

2. Pháo hoa

Thực chất pháo hoa bắt nguồn từ Trung quốc hơn 2.000 năm về trước. có một số truyền thuyết khác nhau về sự phát minh ra pháo hoa, trong đó có một truyền thuyết rằng các vị đạo sĩ muốn phát minh ra thuốc trường sinh bất tử bằng cách trộn than chì, lưu huỳnh và nitrat kali nhưng không may hỗn hợp này khi bị đốt cháy chúng bắt đầu nổ, cuối cùng qua nhiều lần cải tiến thì trở thành pháo hoa ngày nay mà chúng ta được chiêm ngưỡng vào những dịp đặc biệt trong năm.

Theo truyền thống, pháo hoa được người dân Trung Quốc coi như là một sức mạnh để đánh bại các thế lực đen tối gieo rắc những điều xấu xa và xui xẻo, và thường được sử dụng trong những dịp như ngày chào đời của trẻ em, ngày sinh nhật hay vào dịp đón năm mới. Ngày nay, các màn bắn pháo hoa đã trở nên rất phổ biến và trở thành một truyền thống không thể thiếu với người Mỹ vào ngày độc lập.

3. BBQ

Vào những dịp đặc biệt trong năm hay những kỳ nghỉ lễ thì hàng triệu người Mỹ sẽ quây quần cùng người thân và bạn bè bên cạnh bếp nướng cho những bữa tiệc ngoài trời để thưởng thức thịt nướng BBQ hấp dẫn.

Hoạt động này được coi là truyền thống lâu đời của người Mỹ nhưng lại thực chất bắt nguồn từ khi người Tây Ban Nha đổ bộ vào vùng Caribean, “barbacoa” là để chỉ một phương pháp nướng thịt cho chín từ từ trên củi của người dân bản địa Caribean nơi đây. Xu hướng này dần dần được lan truyền tới miền Nam nước Mỹ, và bây giờ nó trở nên phổ biến trong các bữa tiệc của người Mỹ trên khắp cả nước.

4. Diễu hành

Cụm từ “diễu hành” này bắt nguồn vào thế kỷ 17 của nước Pháp, có nghĩa là một cuộc biểu diễn.

Theo truyền thống thì các cuộc diễu hành này bắt nguồn từ những cuộc hành quân vũ trang hay duyệt binh của những nước Châu Âu, và ngày nay, diễu hành đã trở nên phổ biến và thường được tổ chức ở khắp nước Mỹ vào ngày độc lập Hoa Kỳ hay những dịp lễ trong năm như trong lễ hội Mardi Gras hoặc ngày Thánh Patrick.

5. Treo cờ

Vào ngày độc lập Hoa Kỳ thì hình ảnh lá cờ bay phấp phới trước mỗi nhà dân Mỹ đã quá quen thuộc. Nhưng từ xa xưa thì những biểu tượng cờ đầu tiên được làm bằng cột kim loại hay cột gỗ và chỉ được chạm khắc đơn giản trên đỉnh mỗi cột với dụng ý như là một biển hướng dẫn hay biển cảnh báo.

Sau này người ta đã thêm những mảng vải hay những vật liệu khác được cột trên đầu của các cây cột để trang trí thì nhìn giống với biểu tượng lá cờ ngày nay trên khắp thế giới mà chúng ta được biết. Hoặc là những kỵ sĩ sẽ mang cờ vào trận chiến để dễ dàng hơn cho việc nhận diện và tránh bị nhầm lẫn khi họ mặc áo giáp.

Và ngày nay, hình ảnh lá cờ bay phấp phới trước cửa nhà đã là điều quen thuộc thường ngày của người dân Mỹ trong ngày độc lập cũng như tất cả mọi nước trên thế giới.

Theo Global Citizen
Thanh Ngọc

Xứ Huế năm 1970 sống động qua ảnh

Đường Trần Hưng Đạo nhộn nhịp người xe, chợ An Cựu sầm uất, vẻ tráng lệ của nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế… là loạt ảnh đặc sắc về Huế...

Kỹ thuật hàng hải của người Việt xưa

1 – Văn-minh và Hàng-hảiNgười khen nâng lên, kẻ chê đạp xuống; sự đánh giá văn-hóa Việt-Nam cổ thời rất là khác-biệt. Đã có nhiều người cho rằng căn-bản của...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 5/25 – Tài ba của Việt ngữ

Mẹ hát con khen hay thì chẳng được ai khen theo hết. Nhưng chúng tôi khen vì MẸ CHÚNG TA tài tình thật sự. Nam Dương và Nhựt Bổn đã...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương ba: Thí sinh

Thời Hậu Lê và thời Nguyễn, điều lệ dự thi Hội phần nhiều đại khái cũng như thi Hương nghĩa là không hạn tuổi tác nhưng cấm phụ nữ, con...

Đông Triều (Quảng Ninh): Ngôi nhà bằng đất nhỏ đạt nhiều giải quốc tế lớn

Một công trình nhỏ tại Đông Triều (Quảng Ninh) được thiết kế dựng lên bằng loại vật liệu xây dựng rất đỗi quen thuộc đối với mọi người đó là...

Phi vụ tự sát ngày 11 tháng 9

Trung úy phi công Heather Penney chưa rõ chiếc máy bay đầu tiên đâm vào Trung tâm Thương mại Thế giới là vô tình hay cố ý. Nhưng khi chiếc...

Họ Mạc và chuyện kho tàng họ Mạc ở Hà Tiên

Trong quá trình Nam tiến mở mang lãnh thổ của người Việt, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên và Mạc Cửu là ba người Minh Hương có công lớn trong...

Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond...

Đạo thầy trò

Quan hệ thầy trò nói riêng về mặt phong tục cũng cần có một tập sách rêng. Để trả lời cho những câu hỏi về đạo thầy trò, chúng tôi...

Lễ trao trả ấn kiếm triều Nguyễn 1952

Theo những thông tin hãng Millon cập nhật thì đây chính là chiếc “bảo ấn” cùng với “bảo kiếm” từng được coi là “tượng trưng cho giang sơn Nguyễn triều”...

Những hình ảnh về Hà Nội tưởng chừng của quá khứ

Bạn hãy đi mà xem, quanh cái Hà Nội xô bồ này, bên con đường nơi dòng người hối hả ngược xuôi, vẫn có ở đó những hình ảnh tưởng...

Loạt ảnh quý giá về Việt Nam năm 1926

Tử Cấm Thành Huế, hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, động Huyền Không Đà Nẵng… là một số nét chấm phá về Việt Nam năm 1926 trong loạt ảnh người Pháp...

Exit mobile version