Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao quốc phụ Hoa Kỳ tôn thờ kiến trúc truyền thống cổ điển đến vậy?

Phỏng vấn chuyên đề trên Epoch Times với chuyên gia Justin Shubow, Chủ tịch Hiệp hội Nghệ thuật Dân gian Quốc gia Hoa Kỳ.

“Bất cứ khi nào ai đó đề xuất quy hoạch Điện Capitol, tôi đều có xu hướng sử dụng mô hình cổ điển đã được sử dụng từ hàng ngàn năm qua.” Thomas Jefferson, Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ, đã viết như vậy trong một bức thư của mình cho ông Pierre Charles L‘Enfant, một kỹ sư người Pháp.

Những cây cột trụ cổ xưa nhất tại Hành lang phía Đông của Điện Capitol Hoa Kỳ, hiện được bảo tồn trong Vườn Bách thảo Quốc gia. (CC-BY-SA-3.0)

Vì sao các tổng thống và những vị cha lập quốc Hoa Kỳ lại ngưỡng mộ kiến ​​trúc cổ điển đến mức, ngay cả Tòa nhà Liên bang và các tòa án Mỹ cũng đều mô phỏng theo phong cách cổ điển này? Mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến ​​trúc cổ điển và truyền thống với người Mỹ ngày nay là gì?

Ông Justin Shubow, Chủ tịch Hiệp hội Nghệ thuật Dân gian Quốc gia (NCAS), có thể giúp giải đáp những câu hỏi này và nhiều hơn thế. Ông Shubow còn là chủ tịch của Hội đồng Mỹ thuật Hoa Kỳ, một cơ quan độc lập gồm 7 chuyên gia thẩm mỹ do tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về mỹ quan của thành phố Washington. Ông Shubow là một diễn giả quan trọng của các tổ chức học thuật trong nước và của Quốc hội Hoa Kỳ. Các bài viết đánh giá về kiến ​​trúc của ông đã được đăng trên nhiều tạp chí hàng đầu.

Ông Justin Shubow là chủ tịch của Hiệp hội Nghệ thuật Dân gian Quốc gia ở New York. (Ảnh: The Epoch Times)

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Shubow giải thích tầm quan trọng của việc tôn trọng kiến trúc lịch sử và thảo luận về ý nghĩa của sắc lệnh hành pháp “Thúc đẩy kiến trúc dân dụng nổi bật của liên bang” mà TT. Trump đã ký. NCAS bày tỏ sự ủng hộ đối với lệnh hành pháp này. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận nhằm quảng bá nghệ thuật và kiến ​​trúc công cộng.

Phóng viên: Làm thế nào mọi người có thể nhìn nhận chất lượng của một tòa nhà?

Ông Shubow: Tôi nghĩ rằng con người khi sinh ra đã có nhận thức về kiến ​​trúc. Đây là một trong những lý do tại sao, mọi người dù thuộc bất kỳ nhóm văn hóa nào, đều đánh giá cao những công trình kiến ​​trúc cổ điển trên thế giới, chẳng hạn như Điện Capitol (Tòa nhà Quốc hội) của Hoa Kỳ và ngôi đền Taj Mahal ở Ấn Độ. Sự thừa nhận này bắt nguồn từ thiên tính chung của con người.

Trong tâm thức của người Mỹ, một số phong cách kiến ​​trúc nhất định được kết nối với nền dân chủ. Bạn không cần phải đến trường để tham gia một khóa học kiến ​​trúc, để biết tòa án là như thế nào và nhà thờ như thế nào. Những hình thái kiến ​​trúc đặc thù này được truyền thừa trong lịch sử, mọi người nhìn thoáng qua là biết. Việc chúng ta lưu giữ những điều này rất có ý nghĩa.

Gần đây, NCAS đã thuê công ty nghiên cứu thị trường Harris, thực hiện một cuộc thăm dò về sở thích của người Mỹ đối với các tòa nhà liên bang. Họ phát hiện ra rằng, 72% người dân thích các tòa nhà văn phòng và tòa án liên bang lưu giữ phong cách kiến ​​trúc truyền thống.

Những người được khảo sát gồm nhiều tầng lớp xã hội, đảng phái, chủng tộc và quốc tịch khác nhau, vậy nên đây là sự đồng thuận của những người phi đảng phái. Người dân Mỹ đã biểu đạt rõ ràng mong muốn của họ, nêu bật tầm quan trọng của mệnh lệnh hành pháp của TT. Trump: Về cơ bản, dân chủ nghĩa là người dân lựa chọn kiểu kiến trúc liên bang nào, thì chúng tôi sẽ xây dựng theo kiểu đó.

Phóng viên: Tại sao các vị cha lập quốc Hoa Kỳ lại ưa chuộng những thiết kế cổ điển?

Ông Shubow: Hai tổng thống Thomas Jefferson và George Washington đã cố tình thiết kế các tòa nhà cốt lõi của chính phủ và thủ đô Washington theo phong cách cổ điển. Chúng là một sự tôn vinh đối với La Mã cộng hòa và Hy Lạp dân chủ. Đặc biệt, Tổng thống Jefferson coi truyền thống cổ điển là sự lâu đời và vĩnh cửu.

Các bản vẽ sớm nhất của Điện Capitol, được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư nghiệp dư, kiêm Tiến sĩ William Thornton vào năm 1796. (Ảnh: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ)
Tòa nhà quốc hội Washington (Điện Capitol), trụ sở của Thượng viện Hoa Kỳ, vào khoảng năm 1800. (Ảnh: Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ)

Tổng thống Jefferson đã tìm kiếm tất cả các mô hình kiến ​​trúc cổ điển, nhằm nâng cao uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới. Cho đến Thế chiến đệ Nhị, kiến ​​trúc liên bang ở Hoa Kỳ đều mang phong cách cổ điển.

Phóng viên: Làm thế nào phong cách kiến ​​trúc của Hoa Kỳ lại đi chệch hướng với ý nguyện của tổ tiên?

Ông Shubow: Năm 1949, một cơ quan liên bang mới được gọi là Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (GSA) được thành lập, để giám sát các tòa nhà liên bang. Vì vậy, chủ nghĩa cổ điển gặp phải phong cách hiện đại của chủ nghĩa chức năng tập thể châu Âu và chủ nghĩa thẩm mỹ máy móc, tinh gọn.

Trong một báo cáo môi trường năm 1962 của Văn phòng Liên bang, chỉ có một trang về nguyên tắc hướng dẫn xây dựng Liên bang. Các nguyên tắc này từ bỏ chủ nghĩa cổ điển chính thức và bao hàm khuynh hướng hướng tới chủ nghĩa hiện đại. Đồng thời, những nguyên tắc này cũng chỉ ra rằng: “Chức năng thiết kế nên chuyển từ nghề kiến ​​trúc sang bộ phận chính phủ, chứ không phải ngược lại.”

Ai đang giở trò sau lưng? Đó là phe chủ nghĩa hiện đại phụ trách ngành xây dựng. Kể từ đó, kiến ​​trúc liên bang gần như hoàn toàn trở thành sản phẩm của chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã nhiều lần phát hiện ra rằng, đánh giá của các kiến ​​trúc sư về các tòa nhà khá khác biệt so với đánh giá của những người bình thường.

Điều tôi muốn nói là, giáo dục đã làm lệch lạc nội hàm về bản tính của con người và biến nó thành một sản phẩm nhân tạo, mà chỉ những người có học mới hiểu được. Không chỉ là sự lệch lạc về thẩm mỹ, một số kiến ​​trúc sư thậm chí còn cho rằng, mọi người nên đánh giá cao một công trình nào đó vì nó quá xấu. Tất nhiên, chính họ cũng thừa nhận rằng nó xấu xí. Hệ giá trị đã hoàn toàn khác.

Phóng viên: Chủ nghĩa hiện đại có giống với kiến ​​trúc và nghệ thuật hiện đại không?

Ông Shubow: Chủ nghĩa hiện tại có những ảnh hưởng khác nhau đến nghệ thuật hiện đại và kiến ​​trúc. Đối với kiến ​​trúc, chủ nghĩa hiện đại hoàn toàn từ bỏ truyền thống trước đây. Những người theo chủ nghĩa hiện đại muốn thiết lập một cánh cửa mới để bắt đầu lại. Trong những ngày đầu, họ ấp ủ những lý tưởng không tưởng và cố gắng tạo ra một kỷ nguyên mới, của những con người mới trong một xã hội bị chi phối bởi công nghệ và kinh tế.

Tôi cũng muốn chỉ ra rằng, không giống như nghệ thuật hiện đại, kiến ​​trúc là thứ đi vào tầm nhìn của công chúng và là thứ mà mọi người tiếp xúc hàng ngày, nhưng nghệ thuật thì không. Ví dụ, nếu bạn không thích bức tranh này, bạn không cần phải đến thăm viện bảo tàng, nếu bạn ghét cuốn tiểu thuyết thì đừng mua nó. Chúng ta đang sống trong một thế giới được xây dựng bởi kiến ​​trúc, vì vậy kiến ​​trúc chắc chắn sẽ chứa đựng một vài yếu tố chính trị.

Phóng viên: Tháng 12/2020, TT. Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp “Thúc đẩy kiến ​​trúc dân dụng liên bang nổi bật”, trong đó nhấn mạnh phong cách cổ điển và truyền thống của kiến ​​trúc liên bang. Điều này thực sự có ý nghĩa gì đối với các tòa nhà dân dụng?

Ông Shubow: Lệnh hành pháp này hướng dẫn kiến ​​trúc liên bang quay trở lại phong cách cổ điển và truyền thống. Nó quy định rằng, các tòa nhà liên bang và tòa án mới phải phù hợp với thẩm mỹ của công chúng. Đồng thời nhấn mạnh rằng, điều quan trọng nhất là sự ưa thích của công chúng, chứ không phải sự lựa chọn của ngành xây dựng. Bởi nhu cầu của người dân thường rất khác so với những tinh anh trong ngành xây dựng. Những tinh anh này đều theo chủ nghĩa hiện đại và làm việc tại những công ty xây dựng hàng đầu trong nước.

Ngoài ra, mặc dù lệnh hành pháp không quy định các tòa nhà trong nước phải theo phong cách cổ điển và truyền thống, nhưng đã chỉ ra rằng cần cân nhắc trong vấn đề này.

Sắc lệnh cũng tuyên bố rằng, các tòa nhà truyền thống không giới hạn ở các phong cách cổ điển, mà còn bao gồm các phong cách phi cổ điển như Gothic, Romanesque, và Pueblo Revival. Phong cách kiến ​​trúc khu vực Hoa Kỳ, mặc dù không phải là cổ điển theo nghĩa chặt chẽ, nhưng cũng phải phù hợp với kiến ​​trúc liên bang.

Tuy nhiên, sắc lệnh hành pháp quy định rõ ràng rằng, các tòa nhà mới ở khu vực Washington phải phù hợp với chủ nghĩa cổ điển, vì mong muốn của những vị cha lập quốc Hoa Kỳ là xây dựng thủ đô thành một thành phố cổ điển và trang trọng. Kế hoạch của Ủy ban Công viên Thượng viện được thành lập từ năm 1901 đến năm 1902, còn được gọi là Kế hoạch McMillan, đã tiếp tục truyền thống này và ý nghĩa mang tính biểu tượng của nó khi xây dựng Đài tưởng niệm và Quảng trường Quốc gia.

Khi người Mỹ nói đến chính phủ, họ nghĩ ngay đến kiến ​​trúc cổ điển. Họ sẽ không nghĩ thành phố Washington sẽ trở thành dáng vẻ thô tục hay theo trường phái hiện đại. Tất cả là do tình yêu đặc biệt của họ với kiến ​​trúc cổ điển.

Đài tưởng niệm Lincoln, và Nhà tưởng niệm Washington tọa lạc tại Trung tâm Mua sắm Quốc gia của thành phố Washington. (Ảnh: Carol Haysmith Archives / Library of Congress)
Một cái nhìn toàn cảnh từ Điện Capitol và phía Tây của Quảng tường Quốc gia. (Ảnh: Carol Haysmith Archives / Thư viện Quốc hội)

Phóng viên: Tại sao mệnh lệnh hành pháp của TT. Trump lại quan trọng đến vậy?

Ông Shubow: Như TT. Thomas Jefferson đã nói, các công trình công cộng không thể tách rời khỏi đời sống chính trị. Những tòa nhà liên bang này đại diện cho người dân Mỹ và là một biểu tượng rõ ràng, truyền cảm hứng cho đạo đức của người dân. Chúng nên làm đẹp thế giới của mình, nâng cao đạo đức của chúng ta, nhắc nhở chúng ta về ý tưởng dân chủ, thay vì làm cho mọi người cảm thấy chán nản.

Phía Tây của Tòa nhà Thomas Jefferson đối diện với Điện Capitol. (Ảnh: Public domain)
Trần của Tòa nhà Thomas Jefferson được khắc dòng chữ: Một đất nước dưới quyền của Chúa nên có một cuộc sống tự do mới. Một quốc gia dân chủ phục vụ nhân dân sẽ trường tồn tại thế gian. (Ảnh: Public domain)
Kính màu trong hốc đọc sách của Tòa nhà Thomas Jefferson. (Ảnh: Public domain)

Phóng viên: Về các khái niệm đạo đức thể hiện trong kiến ​​trúc mà ông vừa nói đến, liệu ông có thể dẫn ra những ví dụ tích cực và tiêu cực về kiến ​​trúc liên bang?

Ông Shubow: Ví dụ nổi tiếng nhất là Tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ (Điện Capitol), thiết kế của nó được lấy cảm hứng từ ngôi đền La Mã, mang lại cho con người một cảm giác linh thiêng. Ví dụ, trong cuộc tấn công gần đây vào Điện Capitol, các nhà lập pháp của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều lên án rằng, đây là sự xúc phạm ngôi đền của nền dân chủ. Điều này giải thích rất rõ vấn đề. Nếu Điện Capitol chỉ là một hộp kính được gia cố, hoặc một tòa nhà thô kệch, sẽ không một ai mô tả nó như một ngôi đền, chứ đừng nói đến việc nó bị xúc phạm. Bởi những thiết kế theo chủ nghĩa hiện đại này không có gì là linh thiêng cả.

Điện Capitol đã trở thành hình mẫu cho nhiều tòa nhà hội nghị của các tiểu bang khắp Hoa Kỳ, là kiểu kiến trúc chỉ cần nhìn thoáng qua cũng có thể khắc ghi trong tâm.

Tòa nhà Liên bang San Francisco lại là một ví dụ ngược lại. Nhìn từ bên ngoài, nó giống như một phi thuyền của người ngoài hành tinh. Nó sẽ nổ súng bất cứ lúc nào để giết người. Đó là một tòa nhà xấu xí, là hiện thân của tái cấu trúc. Người dân địa phương rất ghét và coi nó chỉ như một công trình dân dụng thông dụng. Đây không phải là một tòa nhà theo phong cách Hoa Kỳ, thậm chí còn không mang phong cách chung của liên bang.

Phóng viên: Những thiết kế kiến ​​trúc khác nhau này có tác động gì đến chúng ta?

Ông Shubow: Tôi biết đến một thẩm phán liên bang, cố thẩm phán Jeffry Gallet, đã từng viết bài, kể chi tiết về hai phiên tòa mà ông ấy đã trải qua tại một tòa án hiện đại và một tòa án cổ điển. Ông nói rằng, mọi người cư xử phù hợp hơn trong các tòa án theo phong cách cổ điển.

Phóng viên: Một số kiến ​​trúc sư và cơ quan xây dựng đã chỉ trích lệnh hành pháp là quá nghiêm ngặt và kìm hãm sự sáng tạo. Ý kiến ​​của ông như thế nào?

Ông Shubow: Trước hết, tôi muốn chỉ ra rằng, nhiều lời chỉ trích đang nhắm vào bản dự thảo của sắc lệnh hành pháp, chứ không phải bản cuối cùng.

Phiên bản do TT. Trump ký không quy định cứng nhắc các tòa nhà liên bang trên cả nước phải áp dụng phong cách cổ điển. Nếu kiến ​​trúc hiện đại vừa đẹp, vừa được ưa chuộng, thì đương nhiên là khả thi, và không giới hạn về không gian cho sự sáng tạo và đổi mới.

Tất nhiên, các tòa nhà cổ điển và truyền thống cũng có chỗ cho sự sáng tạo và đổi mới. Lệnh hành pháp này có định nghĩa rộng về kiến ​​trúc cổ điển, bao gồm thiết kế tân cổ điển, mỹ thuật và trang trí nghệ thuật.

Phóng viên: Đối với những người muốn có nhiều hơn những tòa nhà cổ điển và truyền thống ở Hoa Kỳ, ông có lời khuyên nào dành cho họ không? Họ có thể làm gì?

Ông Shubow: Họ có thể tìm đến đại biểu tại khu vực bầu cử của mình và bày tỏ những yêu cầu về phong cách kiến ​​trúc của mình với họ.

Về cơ bản, các tòa nhà liên bang phục vụ người dân Mỹ và được xây dựng bằng tiền của người đóng thuế. Tuy nhiên, lâu nay, các kiến ​​trúc sư đã áp đặt sở thích của riêng mình cho công chúng. Trên thực tế, sở thích của công chúng mới là quan trọng nhất.

Tôi muốn nói rõ rằng, trong suốt lịch sử Hoa Kỳ, mọi người từ các đảng phái chính trị khác nhau, đã nhận ra sự vĩ đại của truyền thống cổ điển.

Lấy ví dụ như Tổng thống Roosevelt, người đã nỗ lực không ngừng, để thúc đẩy kiến ​​trúc cổ điển ở Washington, ông đã tranh cãi với những người theo chủ nghĩa hiện đại. Đài tưởng niệm Jefferson là một ví dụ về chiến thắng của ông. Mặc dù toàn bộ giới kiến ​​trúc thuộc phe hiện đại đều phản đối phong cách cổ điển vào thời điểm đó và coi nó là lỗi thời, nhưng đài tưởng niệm vẫn tồn tại dưới hình tượng một ngôi đền La Mã.

Tổng thống Theodore Roosevelt đã nỗ lực xây dựng Đài tưởng niệm Jefferson theo phong cách cổ điển. (Ảnh: Dữ liệu Carol Hays / Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ)

Tương tự, Thẩm phán Stephen Breyer của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cũng nói rằng, hình thức cổ điển thể hiện bầu không khí công bằng và cảm giác tôn nghiêm.

Ông tin rằng, người dân Mỹ sẽ liên kết các loại hình kiến trúc với nền dân chủ. Bạn có thể nói rằng, kiến ​​trúc có một đặc tính cố hữu, xuất phát từ cảm giác hài hòa, trật tự và ổn định của chính nó. Vì vậy bạn có thể đơn giản là đánh giá cao nó mà không cần phải liên tưởng đến những thứ khác. Cũng giống như những công trình kiến ​​trúc kinh điển được thế giới ca tụng, đã trực tiếp chạm đến trái tim của nhân loại.

Tôi nghĩ rằng, khi bạn nhìn thấy một tòa nhà cổ điển được thiết kế tinh xảo, bạn sẽ cảm thấy sự vĩnh cửu, vô tận, thậm chí siêu phàm thoát tục. Bạn cũng sẽ cảm nhận được sự lương thiện, tốt đẹp và chân thành.

Để biết thêm thông tin về NCAS, vui lòng truy cập: https://www.civicart.org/

Lorraine Ferrier đưa tin, Vân Xuyên phiên dịch, Cao Tịnh biên tập – Epoch Times

Đánh cọp Gò Quao – Sơn Nam

Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt từ Cần Thơ, Vĩnh Long đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở...

Giá trị truyền thống trong hôn lễ của người Việt

Hôn lễ truyền thống của người Việt mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bản thân cưới hỏi được xem là một trong ba việc lớn của đời người…Ca dao Việt...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 3: Chương 1 – Nhật kỳ – Lễ Ðiểm danh Trích

Nhật kỳ vào thi của mỗi trường do triều đình ấn định từ trước, cách nhau bao nhiêu ngày tùy ở số học trò đông hay thưa. Mục đích là...

Lịch sử Âm nhạc thời Hùng Vương

PHÀM LỆ Những tài liệu chữ Hán Trung Quốc ngoài Phật giáo sử dụng trong sách này, chúng tôi dựa vào bản in của Tứ bộ bị yếu. Những sách nào...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 3/5 – Từ Trường Sư phạm đến Trung học Chasseloup – Laubat

Bức ảnh gần như duy nhất về chùa Khải Tường còn lưu lại đến nay do nhiếp ảnh gia Émile Gsell (1838 - 1879) chụp nửa đầu thập niên 1870....

Ngắm nhìn lại các ngôi trường danh tiếng Sài Gòn một thuở

Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, trường Petrus Ký, Trung học Pháp - Hoa... ở Sài Gòn thập niên 1920 là tiền thân của các ngôi trường danh tiếng TP...

Cuộc sống xa hoa bậc nhất thế giới ở Dubai

Dubai được nhắc đến như quốc gia tiêu tiền bậc nhất, khi mà sự xa hoa tại đây khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế...

Vì sao bộ phim ‘Godfather’ lại quyến rũ cánh đàn ông đến thế?

Bốn thập niên sau ngày ra đời, “Godfather” (“Bố già”, 1974) vẫn được xem như một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại; vẫn đứng thứ hai trong...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Quốc sư Vạn Hạnh – Công đức đối với đạo pháp và dân tộc

1. Sư Vạn Hạnh Tiểu sử của sư Vạn Hạnh được nhiều sử sách ghi lại, ngoài quốc sử thì Thiền uyển tập anh là một cứ liệu khá đầy đủ và...

Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt – Bi Kịch Của Lòng Trung Và Quyền Lực

Nói đến thành Gia Định là nói đến Tả quân Lê Văn Duyệt. Nhiều bạn đọc tỏ ra chưa thỏa mãn, bởi đề cập về Đức Tả quân trong hai...

Thi ân được phúc báo

Cổ ngữ nói: “Thiên đạo vô thân, thường dữ thiện nhân”, ý nói đạo trời không phân biệt người thân thích, đối xử công bằng với chúng sinh, nhưng làm việc thiện...

Exit mobile version