Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Việt kiều ở Mỹ

“Sống bên này khoẻ lắm, em đi làm nhận tiền mặt phân nửa, check (ngân phiếu) phân nửa để trên giấy tờ thu nhập thấp, được hưởng các quyền lợi miễn phí của chính phủ…”
Khoảng 200 nghìn năm trước, thuỷ tổ loài người xuất phát ở Châu Phi. Họ khởi thuỷ là những bộ tộc du mục, họ săn bắn, hái lượm, khẩn hoang, họ dìu dắt nhau lang bạt khắp nơi hết thế hệ này đến thế hệ khác để tìm 1 vùng đất an lành cư trú trong 1 thời gian ngắn. Khi nguồn lương thực cạn kiệt, môi trường không thuận lợi, họ lại tiếp tục đi. Cứ như thế họ di chuyển rồi dần dần tràn ra khắp năm châu bốn bể. Chỉ khi biết đến chăn nuôi và trồng trọt, loài người mới dần dần hình thành khái niệm “định cư”.
Nhưng, suy cho cùng, không phải tất cả chúng ta đều là dân di cư sao? Chúng ta di cư từ trong lòng mẹ ra bên ngoài, từ nhà quê chúng ta ra thành thị, từ miền Bắc chúng ta vào Nam. Xa thì ra nước ngoài, đến nước này rồi thấy nước khác có cơ hội tốt hơn, chúng ta  lại đi tiếp… Mục đích? để phát triển, để tìm đến nơi có cuộc sống tốt đẹp hơn. Người nói cứ nói, người đi cứ đi. Và đó là quyền lựa chọn riêng tư của mỗi người.

Sống ở Mỹ và châu Âu gần hai chục năm, tôi thường gặp người Việt trong 4 dạng di cư: Dạng thứ nhất là những người “thuyền nhân” tị nạn chính trị 40 năm trước. Dạng thứ hai là Việt kiều máy bay di cư theo gia đình (cha mẹ, anh chị em sống ở nước ngoài rồi bảo lãnh con cái, anh chị em theo; du học sinh lấy chồng/vợ người nước ngoài ở lại quê chồng/vợ). Dạng thứ ba sau này phát triển nhiều là người có điều kiện, có công việc tốt ở Việt Nam nhưng vẫn quyết định ra nước ngoài sống vì giáo dục và tương lai của con cái. Dạng cuối là dạng tìm mọi cách nhập cư lậu vào Mỹ/châu Âu và ở lại vì lý do kinh tế.

Có Việt kiều thế hệ đầu tiên chủ doanh nghiệp thành công vượt trội, nhưng cũng có Việt kiều bết bát, te tua. Thế hệ thứ hai cũng có người thành công nhưng không ít người sinh ra lớn lên ở Mỹ mà học hành chẳng nên cơm cháo gì, sống đời bình thường, nghèo khổ, vất vả.Có người được bảo lãnh hưởng trợ cấp thời gian đầu rồi quyết tâm làm ăn, dạy dỗ con cái thành ông này bà nọ.
Có người cả đời cứ nằng nặc ăn bám xã hội, từ chối tăng lương thêm vài đồng vì sợ thoát mức “cực nghèo” lại phải đóng thuế mức của dân trung lưu và bị mất các khoản phúc lợi xã hội. Có người lấy Việt kiều được cưng chiều chăm bẵm. Có người được Việt kiều về quê cưới hỏi đàng hoàng sang đến nơi lại bị bạo hành đến mức phải gọi luật sư miễn phí giúp đỡ khẩn thiết. Có người du lịch tìm cách trốn lại làm bồi bàn trong các hàng quán Việt Nam, chạy xe sang chảnh nhưng khi cơ quan thanh tra bất ngờ ập vào thì phải trốn chui trốn nhủi. Có người công thành danh toại, có người khủng hoảng đói nghèo, bệnh tật, tủi nhục.
Như đã nói ở trên, tất cả đều là những lựa chọn rất cá nhân và chúng ta không có quyền phán xét. Chỉ có điều, trước khi lựa chọn, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để không bị bỡ ngỡ, vỡ mộng hay tệ hơn là trả giá cho quyết định ra đi của mình.
Thực sự là, ở các nước phát triển, khi mà mọi thứ đã vào quy củ, luật pháp đã minh bạch, không còn trong giai đoạn đang phát triển như ở Việt Nam, cơ hội để bạn làm giàu nhanh là cực khó, trừ khi bạn trồng cỏ, buôn lậu, trốn thuế và tham gia làm các việc bất hợp pháp khác. Bạn chỉ có thể có một cuộc sống đầy đủ, an nhiên tự tại, không phải lo lắng nếu bạn làm việc chăm chỉ trong một thời gian dài. Chứ nghe người “dụ dỗ” đi nước ngoài làm một, hai năm về khoe là có nhà cao cửa rộng xe xịn tiền xài như nước thì một là nổ, hai là lừa, ba là phạm pháp. Mà đã là phạm pháp thì rủi ro cao. Làm chui, không có giấy tờ chẳng hạn, sẽ không được pháp luật bảo vệ đã đành, bệnh tật, ốm đau cũng không có bảo hiểm y tế để chữa trị, sau này lại phải chịu rất nhiều hệ luỵ vất vả.
Những Việt kiều về nước, cũng đừng tô hồng cuộc sống ở nước ngoài mà gây ngộ nhận cho người ở nhà. Sống ở nơi ngôn ngữ khác, văn hóa khác, mình lại là người đến sau, thì người bản xứ họ cố gắng 1 mình phải cố gắng 10 mới trụ được trên đất họ. Bạn đang sống ở nơi mà ở trong nhà có osin, bước ra khỏi nhà là gặp người Việt, thèm đồ ăn là gọi Grab ship đồ đến tận nơi, bạn có sẵn sàng đến một nơi hoàn toàn xa lạ, cái gì cũng phải tự làm, và có sẵn sàng học các luật lệ của xứ họ để sống đúng luật, làm ăn cạnh tranh lành mạnh với người bản xứ?
Tôi đã từng nghe nhiều lời tâm sự đại loại như “sống bên này khoẻ lắm, em đi làm nhận tiền mặt phân nửa, check (ngân phiếu) phân nửa để trên giấy tờ thu nhập thấp, được hưởng các quyền lợi miễn phí của chính phủ. Em chạy xe xịn, nhà to cửa rộng nhưng trong mắt Mỹ em là người nghèo, vậy mới là khôn. À, chỗ kia trả em thêm tiền check mà em không dám nhận vì em nhận sẽ mất hết bảo hiểm cho gia đình, con cái. Con em đi học sẽ không được xe bus thức ăn miễn phí, em sẽ không được khám bệnh miễn phí. Chị thấy em hay không?”
Thực tình, nói hay thì tôi không thể, mà nói không thì bị mất lòng. Bạn mà như tôi, sẽ phải nói với họ thế nào đây? Đời người di cư không phải lúc nào cũng vinh quang, bạn ạ.

Bà Tám là ai?

“Bà Tám” dùng để chỉ chung cho những người nhiều chuyện, chuyên tọc mạch chuyện thiên hạ, không phân biệt đó là đàn ông hay đàn bà. Vậy xuất xứ...

Sách dạy nhiếp ảnh 1971 – Đường nét trong bố cục

Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và phân tách vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục...

Thần dược trị bá bệnh của một thời

Sau 1975, dầu Nhị Thiên Đường ngừng hoạt động. Dòng họ Vi ra định cư nước ngoài và nhãn hiệu Nhị Thiên Đường tuy không còn sản xuất ở Việt...

Cuộc đời sóng gió của tiến sĩ Phan Thanh Giản

Phan Thanh Giản là tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ, nổi tiếng với giai thoại xin đi tù thay cha khiến hậu thế thán phục. Dù làm quan,...

Bốn chữ “lạnh” trong đối nhân xử thế

Trong bộ sách xử thế “Thái Căn Đàm” thời nhà Minh có câu: “Lạnh mắt nhìn người, lạnh tai nghe tiếng, lạnh tình cảm thụ, lạnh tâm suy ngẫm”. Bốn...

Những tình tiết ly kỳ về kẻ ám sát tổng thống Mỹ Abraham Lincoln

1,5 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln (1809-1865) bị mưu sát, cũng là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 2

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Những ấn tượng đầu...

Có tài cũng khổ, bất tài cũng khổ, đạo đức là an…

Nguyễn Du viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, người tài giỏi bị ghen ghét dễ gặp cảnh tai ương. Còn như kẻ bất tài lại thường vất...

Phong thuỷ – Phần 1/10 – Phương pháp hoá giải một số “bệnh” phong thuỷ nhà ở

Các yếu tố ảnh hưởng sức khoẻ Trước hết khi chọn mua một căn nhà, người ta thường chú ý sức gió mà ngôi nhà mình định mua như thế...

Leng keng cà rem đổi dép

Tết nay trời đủng đỉnh lạnh. Tôi ngó ra ngõ, nom nắng chỉ đậu lưng chừng bên tường, ướp vàng vài ba ô gạch. Anh trai bảo, mùa này mà...

Xe cộ ở Triều Tiên

Luật pháp tại Triều Tiên, đất nước bí ẩn nhất thế giới, quy định rõ rằng công dân không có quyền sở hữu xe hơi riêng. Chính vì vậy, toàn...

Họ Mạc và chuyện kho tàng họ Mạc ở Hà Tiên

Trong quá trình Nam tiến mở mang lãnh thổ của người Việt, Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên và Mạc Cửu là ba người Minh Hương có công lớn trong...

Exit mobile version