Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nét duyên dáng từ Mũ cói

Một người thợ làm mũ và túi cói cần ít nhất 3 năm học nghề, cùng với sự tinh tế, kỹ lưỡng và sáng tạo. Chúng tôi đã có dịp đến thăm xưởng và gặp gỡ những người thợ thủ công với hơn 10 năm lành nghề của Leinné.

Những tiếng cười khúc khích xen với tiếng máy may, tiếng sột soạt của giấy, tiếng vò sợi cỏ raffia… là âm thanh thường ngày thân thuộc ở xưởng túi và mũ cói của Leinné, thương hiệu được sáng lập bởi Hải Minh. Xưởng nằm trong con hẻm ở quận Bình Thạnh, cách xa sự náo nhiệt của Sài Gòn.

Những sợi raffia được bện nhuần nhuyễn tạo nên vẻ mềm mại.

Đôi tay nắn và xoay…

Theo lời của Minh, đôi bàn tay người thợ quyết định phần lớn sự thành công của sản phẩm, vì đây là những món đồ bán thủ công với độ khó lớn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại. “Thao tác thủ công cần chủ yếu là đôi tay khéo léo và sự sáng tạo. Những vật dụng ở xưởng làm túi và mũ cói Leinné mà một người thợ sử dụng thường rất đơn giản: kim chỉ để khâu quấn, móc, đan, một chiếc máy may chuyên nghiệp, một chiếc máy may thủ công để làm những chi tiết nhỏ, những loại kéo khác nhau, bàn ủi hơi, máy ủi…

Các chi tiết trang trí đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo.

Đối với mũ cói, đầu tiên phải bắt đầu từ hình dáng của vật thể, đo kích thước nón mẫu để ước lượng cho thiết kế đang làm, khâu tay phần chỏm và các chi tiết chính cần sự sắc sảo, rồi may các nếp hoặc ghép các phần vào với nhau. Điều đặc biệt đối với các sản phẩm này là cần đôi tay vừa nắn, vừa xoay để tạo nên hình dáng của thiết kế, sau đó cũng dùng tay cảm nhận và ủi những nếp đan thành hình dáng hoàn thiện.

Hải Minh cùng với người thợ dựng thiết kế mới.

Kỹ tính và mê cái đẹp

“Mọi người kỹ tính và đam mê cái đẹp lắm. Minh còn nhớ mãi chị Tuyền là thợ cả ở xưởng đã nhất quyết tháo lại những chi tiết không đẹp để làm lại từ đầu, kể cả khi Minh thấy cũng được rồi. Minh đã rất ngạc nhiên và cảm động khi mọi người thật sự quan tâm những chi tiết khác ngoài vẻ đẹp hay hình thể của thiết kế. Mân mê những đường cói giống như bản năng, một cách cảm nhận để làm việc, để thưởng thức những gì mình làm ra”, Hải Minh say sưa kể về những người thợ của mình. Họ thậm chí còn có sáng kiến hoặc tự trau chuốt hơn cho mỗi sản phẩm.

Những chiếc mũ đã lên phom, chờ được trang trí và hoàn thiện.

THỬ CÁI MỚI

Gần đây Hải Minh tìm đến vải nhuộm chàm của người dân tộc thiểu số phía Bắc để tạo ra thiết kế mới, bên cạnh đó là ý tưởng tái chế vải tồn kho, sợi từ bao bì cũ. Vậy là những phom mới, cách thể hiện chất liệu mới lại thử thách những người thợ. “Mọi người rất thích những thiết kế do chính tay mình làm ra. Từ một mẫu trên bản vẽ đến mẫu hoàn thiện là cả một quá trình mà chỉ khi sử dụng thử mới có thể tìm ra cách để làm mẫu đó đẹp, thoải mái nhất. Vì thế mọi người sẽ cùng dùng thử để hiểu và cảm nhận được”, Hải Minh chia sẻ.

Làm đi làm lại, thử nhiều lần cho đến khi thực sự vừa ý là công việc và cũng là đam mê của những đôi tay cần mẫn ở Leinné.

Cô Kiều, người thợ cắt chỉ, gọt vải và phân công công việc ở xưởng.

Nhóm thực hiện

Bài: Thùy Trang

Ảnh: LEINNÉ

Một số đính chính về niên biểu các vua triều Nguyễn

Triều đại nhà Nguyễn trị vì đất nước ta được 143 năm, từ năm 1802 đến năm 1945, trải qua 13 đời vua. Hoàn cảnh và thời gian ở ngôi...

Vì sao Sài Gòn có rất nhiều chợ mang tên cây cỏ kỳ lạ?

Giữa thời buổi hội nhập, khi những toà nhà hiện đại dần thay thế những hàng cây, cái tên Tây phương dần thay thế tên Việt, thì những chợ Vườn...

Vẫn chưa dứt chuyện những con vật cầm tinh

Về tên của từng chi trong thập nhị chi, trong bài “Mão là thỏ hay mèo?”, đăng trên Đương thời số 29 (3-2011), chúng tôi đã viết: “Gần đây đã...

Nha Trang-Paris, Mệ và tôi

Tôi gặp lại Mệ sau trên 25 năm, tại căn nhà trong một khu chung cư ngoại ô Paris. Sau 25 năm, Mệ có thay đổi, lưng đã còng, mắt...

“Grù” không phải là tiếng Việt

Báo Công an TP HCM ngày 16-4-2016 có đăng tại trang “Sáng tác” bài “Tiếng bồ câu “grù grù” ngoài cửa sổ” của Trương Thanh Thùy. Xin ông cho hỏi:...

Lê Hoàn – Lê Đại Hành – Vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt – Đánh Tống, Bình Chiêm

Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố...

Âm gian cai quản nhân gian, làm việc gì cũng nên thận trọng

Mọi việc chúng ta làm đều có trời đất chứng giám. Cho dù bạn không thấy được hậu quả của những việc mình làm, thì vẫn có Thần đang giám...

Tại sao nền văn minh Maya sụp đổ?

Người Maya là một dân tộc cổ xưa và bí ẩn. Khi nền văn minh Maya đột nhiên biến mất. Có rất nhiều kiến giải về vấn đề này. Một...

Bạc sỉu, di sản Sài Gòn xưa

Cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn có lẽ đi sớm hơn người Việt trong kinh doanh hàng quán, trong đó có cà phê. Cà phê cho giới bình dân...

Nhớ những Tết xưa

Cứ mỗi độ xuân về là những người hoài cổ không khỏi nuối tiếc về những cái Tết truyền thống… Đường phố ngày Tết Tết xưa không thể thiếu pháo...

Suy ngẫm về đạo làm quan của nguyễn Công Trứ

Đọc các quy tắc của Nguyễn Công Trứ, cứ ngỡ ông là một người sống trong xã hội thời nay chứ không phải là một ông quan thời phong kiến...

Hà Nội từng có 21 cửa ô

Người Hà Nội vốn chỉ quen với Ô Quan Chưởng, nhưng sử sách ghi xưa kia đô thị này từng có tới 21 cửa. Kiến trúc cửa ô phổ biến...

Exit mobile version