Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 sai lầm các thợ nail hay mắc phải khi làm móng

Không chỉ có những thợ nail mới vào nghề dễ mắc sai lầm khiến dịch vụ móng bị hỏng mà cũng có rất nhiều thợ nail lâu năm, ỷ lại vào kinh nghiệm của mình mà trở nên hời hợt hay “sáng tạo” quá mức cho phép và mắc phải nhiều sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh của salon.

Dù là do thợ nail thiếu kinh nghiệm hay có thói quen xấu khi làm móng thì 10 sai lầm sau đây đều sẽ mang đến rất nhiều phiền phức cho các thợ nail về sau. Hãy cùng Đáng Nhớ tìm hiểu những sai sót này là gì cũng như thẳng thắn thừa nhận những lỗi sai này để thay đổi và mang đến những dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của mình!

1. Làm khô sản phẩm móng sai cách

Tất cả các thợ nail lành nghề đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc hong khô móng đúng cách, tuy nhiên vì một vài lý do nào đó mà chuyện này vẫn xảy ra. Việc làm khô móng đúng cách rất cần thiết và nó là trách nhiệm của người thợ nail. Theo Dough Schoon – nhà hóa học công nghiệp, nhà văn và nhà giáo dục cho biết: “Hai lỗi phổ biến nhất là dùng quá nhiều monomer và chọn sai đèn hong khô móng.”

Các sản phẩm làm móng đã khô thường không gây ra dị ứng –  mà vấn đề nằm ở việc các sản phẩm móng vẫn chưa khô hay bị hong khô quá mức rồi tiếp xúc với da trong một thời gian dài. Khi gel UV không được khô đều, nó có thể gây ra các nguy cơ dị ứng cho cả khách hàng và thợ nail. Nếu lớp sơn quá khô, khách hàng có thể bị hỏng phần đĩa móng (nail plate) và giường móng (nail bed) bởi vì lớp sơn rất khó lấy ra khi tẩy móng. Nó cũng có thể làm bỏng phần giường móng, để lộ ra phần đĩa móng khiến nguy cơ nhiễm trùng diễn ra cao hơn.

2. Không làm theo chỉ dẫn

Độc lập luôn là một đức tính tốt cần phải phát huy, tuy nhiên với việc làm móng thì lại hoàn toàn khác. Các thợ nail không nên ỷ lại vào kinh nghiệm làm việc của mình mà sử dụng hay trộn các sản phẩm làm móng một cách tùy hứng, không theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Có nhiều thợ nail tự hào khoe rằng mình đã tìm ra những cách sử dụng tốt hơn so với các chỉ dẫn của nhà sản xuất nhưng chuyện này thật ra cực kỳ mạo hiểm. Ví dụ như khi họ gây ra sai sót trong quá trình làm móng, các thợ nail tận dụng sơn bóng, sơn lót hay hơ móng trước đèn để “chắp vá” những lỗi này và mọi chuyện không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nếu có sự cố nghiêm trọng với khách hàng, các thợ nail sẽ bị kiện và chẳng có nhà sản xuất nào chịu giúp đỡ vì rõ ràng là do bạn đã không làm theo hướng dẫn của họ.

3. Làm ngơ trước các triệu chứng bất thường

Khi khách hàng nói rằng móng của họ đang bị đau nhức, bạn nên quan sát các dấu hiệu sưng đỏ hay tróc móng bất thường và tìm hiểu nguyên nhân chứ không nên bỏ qua và làm móng như thường. Đây cũng là lúc phát huy các kinh nghiệm và kiến thức về móng của các thợ nail, một người thợ giỏi sẽ quan sát cẩn thận các triệu chứng của khách và tìm ra căn bệnh cũng như nguyên nhân gây ra nó.

Chúng ta đều biết việc tiếp xúc với móng chưa khô trong thời gian dài có thể gây ra dị ứng vì vậy khi nhìn thấy các dấu hiệu này, thợ nail phải tìm cách khắc phục vấn đề ngay lập tức. Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng chủ yếu là do thợ đắp bột quá mỏng khiến các sản phẩm làm móng tiếp xúc mạnh với giường móng hoặc cũng có thể do móng chưa được hong khô đều.

4. Đổ lỗi cho khách hàng hay sản phẩm

Các thợ nail không nên đổ lỗi cho khách hàng hay sản phẩm nếu các sai sót khi làm móng là do thiếu kinh nghiệm hay lỗi kỹ thuật ở bản thân. Nhiều thợ có thể dễ dàng nhìn thấy móng sau khi làm xong bị quá dính hay quá khô nhưng lại giải thích với khách là do sơn gel. Nhưng theo School thì “móng quá khô” là kết quả của việc đắp bột quá dày hay tháo móng bột không đúng cách. Bạn nên giũa móng nhẹ để tháo sản phẩm hay giũa móng nhẹ nhàng và đều khi đắp móng, đây là công việc cần phải có kỹ thuật và tỉ mỉ nên nếu “móng khô” cũng đồng nghĩa với việc “móng bị hỏng”.

Một điều nữa để tránh “móng khô” là sử dụng các sản phẩm có chất lượng và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu có quá nhiều khách hàng phàn nàn về chuyện móng khô, bạn nên đánh giá lại quá trình thực hiện của mình và điều chỉnh sớm nhất có thể.

5. Lạm dụng các sản phẩm tẩy da sần

Việc lấy lớp da chai sần ở chân là để giúp da được mềm mại hơn nhưng không có nghĩa là bạn phải loại bỏ nó hoàn toàn – vì điều này có thể khiến lớp da non bị lộ ra ngoài và dễ bị tổn thương. Khi thoa dung dịch “callus remover” lên da, bạn chỉ nên để khoảng 5 phút rồi tẩy sạch chứ không được để quá 10 phút và chỉ được dùng với mục đích duy nhất là tẩy da sần. Một vài thợ nail sau khi thoa dung dịch tẩy da sần thì lại dùng bao nhựa trùm kín chân để sản phẩm “hoạt động nhanh hơn” nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm vì dung dịch này rất mạnh và có thể gây dị ứng, rát đỏ nghiêm trọng cho da nếu tiếp xúc lâu.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những sai lầm phổ biến của các thợ nail để tìm cách thay đổi và khắc phục nhằm mang lại những dịch vụ chất lượng và an toàn nhất cho các khách hàng của mình.

Dù là do thợ nail thiếu kinh nghiệm hay có thói quen xấu khi làm móng thì những sai lầm sau đây đều sẽ mang đến rất nhiều phiền phức cho các thợ nail về sau. Hãy cùng Thepronails tìm hiểu những sai sót này là gì cũng như thẳng thắn thừa nhận những lỗi sai này để thay đổi và mang đến những dịch vụ tốt hơn cho khách hàng của mình.

Trong phần tiếp theo này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những sai lầm phổ biến của các thợ nail để tìm cách thay đổi và khắc phục nhằm mang lại những dịch vụ chất lượng và an toàn nhất cho các khách hàng nhé!

6. Chuẩn đoán và kê đơn

Nhiệm vụ chính của thợ nail là làm đẹp cho móng còn chuẩn đoán và kê đơn là nhiệm vụ của bác sĩ. Việc đưa ra những chuẩn đoán không chính xác không chỉ gây nguy hiểm cho khách hàng mà còn vi phạm luật liên bang nên các thợ nail không nên đoán bệnh của khách “cho vui”. Không có hãng mỹ phẩm (kem, tinh dầu…) nào tuyên bố rằng sản phẩm của họ có thể trị/chống nhiễm trùng da hay móng. Nếu các thợ nail thấy da của khách quá khô và khuyên họ sử dụng một sản phẩm nào đó đáng tin cậy thì không sao.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy da hay móng tay/móng chân của khách có triệu chứng bất thường thì việc đưa ra lời khuyên điều trị sẽ nằm ngoài phạm vi giấy phép của bạn. Thợ nail không được “kê đơn” hay khuyên khách dùng loại thuốc nào để làm giảm tình trạng bệnh hay nhiễm trùng của khách. Nếu khách làm theo nhưng sử dụng không đúng liều lượng rồi tình hình trở nên nghiêm trọng thì có thể bạn và salon của mình phải nhận lãnh nhiều trách nhiệm vì đã đưa ra lời khuyên cho họ.

7. Sử dụng quá nhiều lực

Nếu lớp sơn gel không tách khỏi phần đĩa móng, thợ nail cũng không nên dùng lực để cạo chúng bởi vì dù có khéo đến đâu thì chuyện này cũng rất dễ làm tổn thương móng. Cách đơn giản và an toàn nhất vẫn là ngâm móng trong dung dịch tẩy móng trong 10 phút rồi nhẹ nhàng làm sạch sơn móng. Nếu có vài mảng sơn nhỏ không thể tẩy sạch thì lại ngâm móng một chút rồi lấy ra tiếp tục tẩy sơn. Các thợ nail hay nghĩ chỉ cần cạo nhẹ thì móng sẽ không sao nhưng việc này cũng giống như bạn nhẹ nhàng “đấm” vào mặt người ta rồi nói mũi họ chảy máu không phải lỗi của bạn vậy!

Nếu trên phần đĩa móng của khách có những chấm trắng nhỏ và bạn cho là do đèn UV thì hoàn toàn sai lầm. Theo các thợ nail có kinh nghiệm thì việc này hoàn toàn là do bạn đã sử dụng quá nhiều lực khi nhúng móng bột.

8. Không quan tâm đến hệ thống thông gió

Ngay cả những anh chàng cowboy mạnh mẽ còn biết bảo vệ mình khỏi bụi bẩn bằng chiếc khăn bandana thì tại sao nhiều thợ nail vẫn hời hợt với việc này như vậy? Còn về hệ thống thông gió thì nhiều thợ có hàng trăm lý do cho việc không trang bị chúng như quá ồn, quá đắt đỏ hay quá bất tiện – và các lý do này đều thể hiện một điều là họ đánh giá thấp việc được làm việc trong một bầu không khí trong lành và sạch sẽ. Hãy đầu tư cho salon hệ thống thông gió chất lượng nhất cũng như trang bị các loại mặt nạ lọc sạch bụi hiệu quả như N95 chẳng hạn. Đừng vì những bất tiện nhỏ mà các thợ nail xem thường sức khỏe của bản thân và khách hàng của mình.

9. Để khách đặt lịch hẹn quá lâu

Có một sự thật thú vị là việc tẩy sơn gel khỏi móng sẽ thực hiện dễ dàng hơn nếu khách trở lại tiệm khoảng 3 tuần sau đó. Thời gian càng dài thì móng càng cứng và khó tẩy sạch hơn. Việc hong khô móng quá thời gian cũng khiến việc tẩy móng khó khăn hơn, nếu lịch hẹn tiếp theo lại quá lâu thì chuyện tẩy móng nhất định sẽ xảy ra vấn đề lớn. Chính vì vậy, lịch hẹn lý tưởng nhất là khoảng 2 tuần (như nhà sản xuất khuyến cáo) để giảm thời gian ngâm móng cũng như giảm bớt lực mà thợ phải sử dụng để gỡ sạch sơn móng.

Bạn có hay xếp lịch hẹn cho khách làm sơn gel quá 2 tuần và khi họ đến thì bạn phải “chiến đấu” với chúng vì quá mất thời gian cũng như công sức để tẩy sạch móng không? Nếu có, thì các thợ nail nên điều chỉnh và tư vấn cho khách để họ trở lại tiệm tẩy móng sớm hơn, không chỉ giúp công việc của bạn nhẹ nhàng hơn mà còn bảo vệ sức khỏe móng của khách hàng.

10. Không tiếp tục cập nhật kiến thức mới

Schoon nhận ra có hai vấn đề đang nổi lên trong ngành công nghiệp nail hiện nay, một là những người thợ nail lâu năm không chịu học thêm kiến thức và kỹ thuật mới nhưng sau đó lại truyền đạt những thông tin sai lệch cho các thợ nail mới vào nghề. Hai là những thợ nail trẻ hiện nay chỉ muốn tập trung vào vẽ móng nghệ thuật.

Hầu hết các trường dạy nghề chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản đủ để lấy giấy phép nhưng đa số chỉ mang tính lý thuyết và quá ít so với những gì thợ nail cần phải biết. Khi có ý định học tiếp, các thợ nail cũng chỉ tìm những lớp kỹ năng như vẽ móng nghệ thuật, kiến thức về sản phẩm móng hay các lớp kinh doanh trong khi đó các lớp dạy về kỹ thuật mới là quan trọng nhất. Những lớp kỹ thuật sẽ giúp bạn hiểu rõ về công dụng của từng loại sản phẩm để có thể kết hợp chúng một cách an toàn và hiệu quả nhất. Dù cũng là một nhà giáo dục với nhiều lớp dạy kỹ thuật nail, Schoon cũng phải công nhận là các lớp học này khá khó tìm và đắt đỏ.

Nếu quan tâm, các thợ nail có thể theo dõi lịch sự kiện (the Nail events calender) trên Nailsmag.com để tìm kiếm và tham gia những show triển lãm thương mại được tổ chức gần khu vực của mình. Ngoài ra, các thợ nail kỳ cựu như Holly Schippers, Gina Silvestro, Naja Rickette và Lauren Wireman cũng có nhiều lớp dạy về kỹ thuật móng khá chất lượng cả học trên lớp hay trực tuyến mà bạn có thể đầu tư để phát triển con đường trở thành thợ nail chuyên nghiệp và nhạy bén với kỹ thuật mới của mình.

Thepronails

Đằng Vương Các Tự là gì?

Vương Bột tự Tử An, người đất Long Môn. Sáu tuổi đã biết làm văn. Mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần. Vương có thói quen,...

Bình phong long mã – biểu tượng văn hóa độc đáo ở Huế xưa

Từ xa xưa, xứ Huế được mệnh danh là mảnh đất văn hiến, cố đô với nhiều tinh hoa hội tụ, tuy nhiên một điều không phải ai cũng biết...

Xã hội hoàng quyền xưa không cần có hiến pháp

Vì sao mãi đến tận cuối thế kỷ 18 thì bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại mới xuất hiện? Tại sao xã hội hoàng quyền phương...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương tám: Ân tứ

Sau khi thi đỗ, các tân khoa Tiến-sĩ được vua ban thưởng rất hậu. Ngay từ đời Trần đã được ban áo xiêm, đãi yến, được cưỡi ngựa đi xem...

Ngộ nhận về bốn chữ “anh hùng áo vải”

Trước nay, chúng ta rất thường nghe câu “Anh hùng áo vải”, và đặc biệt thường dùng khi viết về Lê Thái Tổ hoặc Nguyễn Huệ. Có một ngộ nhận...

Dầu Khuynh Diệp Bác Sĩ Tín

Ngày nay dầu Khuynh Diệp Bác Sĩ Tín không còn nữa nhưng người dân miền Nam tuổi trung niên trở lên ai cũng nhớ đến cái mùi đặc trưng của...

Khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn

Kỳ thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ...

Về đâu, những bài hát đồng dao?

Tuổi thơ chúng tôi lớn lên cùng những câu hát đồng dao giản dị, mộc mạc, chứa đựng một tâm hồn trong trẻo, một cái nhìn hồn nhiên trước cuộc...

10 sự thật ‘khó tin’ về vũ khí hạt nhân của Mỹ

Vũ khí hạt nhân là thiết bị nổ mà các yếu tố hủy diệt được tạo ra bởi năng lượng phản ứng phân hạch hoặc nhiệt hạch. Cho đến nay,...

Saigon Xưa Và Những Tên Đường Xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Bàn về hiểm họa văn hóa lai căng ở Việt Nam

Nền văn hóa nào cũng cần có sự giao lưu nhưng sự giao lưu một cách nguyên vẹn, rập khuôn mà không được Việt hóa thì đó là sự giao...

Hà Nội trong sách hướng dẫn du lịch năm 1919

Cùng xem những hình ảnh quý giá về Hà Nội xưa được in trong cuốn ‘Hướng dẫn du lịch Bắc Kỳ 1919’ (Guide du Tonkin 1919), xuất bản tại Pháp...

Exit mobile version