Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các tiệm nail có nên đóng cửa vào các ngày lễ?

Có nên đóng cửa tiệm vào các ngày lễ (những ngày Quốc lễ mà mọi người đều được nghỉ) không và tại sao?

Sau những ngày làm việc vô cùng bận rộn và căng thẳng để mang đến những bộ móng thật đẹp và hoàn hảo cho những vị khách của mình, đã đến lúc các chủ salon và thợ nail “tự thưởng” cho mình khoảng thời gian bên gia đình và bạn bè. Tuy nhiên, rất nhiều chủ tiệm không biết có nên đóng cửa tiệm vào những ngày lễ quan trọng – mà cụ thể là dịp mừng Năm mới sắp tới hay không vì sẽ ảnh hướng khá nhiều đến doanh thu của tiệm? Chúng ta hãy tham khảo ý kiến của một số chủ salon khác xem họ nghĩ như thế nào về vấn đề này nhé!

– Tôi nghĩ salon nên đóng cửa vào những ngày lễ quan trọng (Đêm trước Giáng sinh, Giáng sinh, Năm mới…). Tôi rất yêu thích công việc của mình nhưng những khoảng thời gian tuyệt vời này, tôi muốn được ở bên cạnh gia đình của mình và tiền bạc không thành vấn đề nữa. (Chủ tiệm Tiffany Johnson – Angie’s Salon & Day Spa, St. Joseph, Mo.)

– Tôi sẽ cung cấp dịch vụ nhưng họ phải đặt lịch hẹn và đặt cọc ít nhất là một tuần trước đó. Tôi không muốn trong những dịp đặc biệt như vậy, mình phải ngồi không chờ đợi trong khi các vị khách của mình ra ngoài tham gia các hoạt động khác và quên mất cuộc hẹn với tiệm. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ gửi tin nhắn nhắc nhở để hạn chế tối đa tình trạng “no show”. (Chủ tiệm Chauntelle Cracknell Beautiful Nails, Wareham, Dorset, England)

– Tôi thì vẫn mở cửa tiệm. Đây thường là những ngày bận rộn nhất trong năm nên nếu đóng cửa thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến doanh thu. Còn rất nhiều ngày nghỉ khác trong suốt một năm mà bạn có thể tận dụng để “tự thưởng” cho bản thân mà vẫn không tác động quá nhiều đến công việc làm ăn của tiệm mà. (Chủ tiệm Penny Lawler Monaco Nail Artists, Auckland, New Zealand)

– Tôi tin là mình nên cung cấp các dịch vụ chăm sóc móng cho khách hàng của mình khi họ cần đến chúng ta nhất nhưng vẫn phải ưu tiên cho gia đình mình trước! Quy tắc kinh doanh của tôi là vẫn làm việc vào tất cả các ngày lễ trừ Đêm trước Giáng sinh, Ngày Giáng sinh, Lễ Tạ ơn và Chủ nhật Phục sinh. Tôi không đóng cửa vào mọi ngày lễ trong năm và lấy “cớ” ngày lễ để tăng thêm phí dịch vụ. Tuy nhiên, đối với tôi thì gia đình của mình vẫn là quan trọng nhất nên vẫn phải phân định rõ ràng một số chuyện. (Chủ tiệm Jade Sewell – Just Nails, Great Falls, Mont.)

– Salon nên đóng cửa vào tất cả những ngày lễ lớn. Bạn có thể tăng thêm giờ mở cửa cho đến 3 ngày trước ngày nghỉ lễ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng vào dịp này. Theo tôi, thì chúng ta phải tận hưởng những ngày lễ ý nghĩa này dù mình có đang làm nghề nghiệp gì đi nữa!” (Chủ tiệm Bernie Clark – Washington D.C.)

– Đóng cửa. Ai cũng bận rộn suốt cả năm rồi nên hiếm hoi lắm mới có dịp được nghỉ làm. Thật sự không có ý nghĩa lắm nếu cứ cố làm việc mà không để bản thân có thời gian cho bản thân hay cho gia đình của mình. (Chủ tiệm Lauren Scales – Graffiti Nail Bar, Memphis, Tenn.)

– Tôi đã từng mở cửa trước và sau ngày lễ. Nhưng năm nay tôi đã “rebook” với các khách hàng của mình vào những ngày khác, nếu khách cảm thấy phù hợp thì tôi sẽ làm cho họ không thì đành chịu. Tôi rất quý các vị khách của mình nhưng tôi cũng cần dành thời gian cho gia đình và tận hưởng ngày lễ chứ. Tôi đã nói với tất cả các khách hàng của mình hàng tháng trước khi nghỉ lễ rồi nên họ cũng biết rõ và tranh thủ “tân trang” móng của mình sớm hơn. (Chủ tiệm Amura Enciso – Divalicious Nails, Albuquerque, N.M.)

– Tất nhiên là chúng ta nên cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong một số ngày lễ trong trong năm. Với tư cách là một nhân viên đã làm việc trong các tiệm nail trong nhiều năm qua, tôi biết rất rõ rằng các khách hàng phải khó khăn thế nào mới có được một bộ móng ưng ý từ người thợ nail yêu thích của mình nếu salon đóng cửa quá sớm! Ai cũng muốn được tận hưởng những ngày lễ cùng với gia đình nhưng chúng ta đã chọn làm trong ngành dịch vụ thì cũng phải “hy sinh” một chút để điều chỉnh lịch hẹn và phục vụ cho các khách hàng đã ủng hộ mình trong suốt một năm qua chứ. (Maria Trimmell – Star Treatment Nails, Wichita, Kan.)

Người Trung Quốc xưa đặt thứ gì vào trong miệng người chết?

Theo tập tục có từ xa xưa, người Trung Quốc thường đặt gạo hoặc ngọc vào trong miệng của người chết trước khi đem đi mai táng. Vì sao vậy?...

Nói chuyện bia

Bia! Nó là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới không thua chi Coca Cola. Có mặt trên khắp các châu lục, được tôn vinh như...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P1,2,3)

MỞ ĐẦU THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG : NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ TỰ HÀO DÂN TỘC Từ 1959 đến nay, nghiên cứu thời đại Hùng Vương dựng nước là một công...

Mía ghim – Món ăn vặt đường phố nổi tiếng ở Sài Gòn

Thời trước năm 1975, mía ghim là món ăn vặt đường phố nổi tiếng ở Sài Gòn. Vào thời điểm đó, người ta hay ăn mía (nhả bã) chứ không...

Sự thật kinh hoàng về tục hiến tế người thời xưa

Hiến tế con người là việc làm rùng rợn, đẫm máu mà nhiều nền văn minh cổ xưa thực hiện. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, những...

Những câu nói ý nghĩa làm thay đổi cuộc đời bạn

Những câu nói ý nghĩa về tình yêu và cuộc sống, chứa đựng bên trong là biết bao ý nghĩa, triết lý về cuộc sống, bạn chỉ mất vài phút...

Người Việt bắt đầu có họ từ khi nào?

Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc các họ của người Việt, đó là ban đầu người Việt không có họ, trong thời Bắc thuộc, khi sống trong sự...

Cách mạng Văn hóa

Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution), với tên gọi đầy đủ là Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản, là một trong những chiến dịch tuyên truyền lớn nhất và...

Những Bức Ảnh Quý Về Sài Gòn Hơn 150 Năm Trước

Trong lịch sử phát triển của thành phố Sài Gòn vào thời Pháp thuộc, Émile Gsell là một trong những người đầu tiên để lại một di sản nghệ thuật...

Ký ức về những bài học thuộc lòng thời Tiểu học VNCH

Dân miền Nam, những ai bây giờ chừng 55 tuổi trở lên, chắc đều nhớ rõ cách tổ chức độc đáo ở các lớp bậc tiểu học cách đây hơn...

Chữ Việt gốc Pháp trong ăn uống

Người Tàu âm chữ France tức nước Pháp ra 3 phần: F, ran, ce. Như đã nói, trong ngôn ngữ Tàu không có âm “R”, và họ dùng âm “L”...

Ảnh khó quên về miền Trung thập niên 1990

Khi du lịch chưa bùng nổ, cuộc sống ở Hội An, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang thập niên 1990… toát lên sự chân chất, mộc mạc....

Exit mobile version