Là anh cả trong gia đình nghèo khó ở Rạch Giá, Kiên Giang, từ nhỏ, nhạc sĩ Lam Phương đã thấm đẫm nỗi khổ. Gia đình ly tán khi cha ông bỏ đi vì túng quẫn, người mẹ vất vả làm thuê nuôi sáu con. Hoàn cảnh sống hình thành nên một Lam Phương trầm lặng, cô đơn.

Chứng kiến mẹ vất vả bươn chải, chỉ mơ ước có mái nhà che nắng che mưa, Lam Phương làm cật lực để có tiền mua nhà cho bà. Những năm 1950, ông vay mượn tiền bạn bè đi in nhạc để bán, làm thuê lao động chân tay để có tiền trả nợ, rồi lại tiếp tục đi bán nhạc lẻ… “Chiều Thu” – bản nhạc đầu đời của ông không được đón nhận. Năm 1954, “Khúc Ca Ngày Mùa ra đời”, đưa tên tuổi ông phổ biến ở Sài Gòn. Rồi “Hương thanh bình”, “Mùa Hoa Phượng”, “Trăng Thanh Bình”, “Nhạc Rừng Khuya”… lần lượt ra đời và đến khi “Kiếp Nghèo” phổ biến, ông mới thực sự thoát nghèo.

Lưu bản nháp tự động

Bài hát được nhạc sĩ tài hoa bậc nhất miền Nam sáng tác vào giữa thập niên 1950 bằng tất cả cảm xúc chân thực nhất của mình trước cuộc sống nghèo khó .

Nhạc sĩ Lam Phương chia sẻ :

“Tôi viết bài Kiếp Nghèo trong hoàn cảnh hoàn toàn thật của tôi lúc đó. Viết bằng rung động chân thành, và lần đầu tiên tôi viết bài Kiếp Nghèo bằng những giòng nước mắt… Lúc đó tôi còn trẻ lắm, khoảng 1954, sau khi tôi bán được bài Trăng Thanh Bình đầu năm 1953, tôi để dành được một số tiền, mua một chiếc xe đạp để di chuyển trong lúc đi học.

Nhà tôi ở Dakao. Thường thường muốn về Dakao phải đi qua con đường Phan Thanh Giản . Con đường Phan Thanh Giản cây cối um tùm. Khoảng ngang trường Gia Long không có một căn nhà nào… Đêm đó, tôi chẳng may gặp một trận mưa rất to, không có nơi để trú mưa, đành phải đi dưới mưa để tìm ‘thú đau thương’.

Lúc đó, tôi thấy mình thật cô đơn, thấy mình bé nhỏ và hình như bị đời ruồng rẫy đến vô tình. Tôi đi mãi cho tới khi về nhà, không kịp thay quần áo, ôm cây đàn và cứ thế viết về Kiếp Nghèo, về phận bạc của mình”..

Lưu bản nháp tự động

Lưu bản nháp tự động

Đường về đêm nay vắng tanh
Rạt rào hạt mưa rớt nhanh
Lạnh lùng mưa xuyên áo tơi
Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh

Lầy lội qua muôn lối quanh
Gập ghềnh đường đê tối tăm
Ngập ngừng dừng bên mái tranh
Nghe trẻ thơ thức giấc bùi ngùi

Êm êm tiếng hát ngân nga ôi lời mẹ hiền ru thiết tha
Không gian tím ngắt bao la như thương đường về quá xa
Mưa ơi có thấu cho ta lòng lạnh lùng giữa đêm trường
Đời gì chẳng tình thương không yêu đương
Thương cho kiếp sống tha hương thân gầy gò gởi cho gió sương
Đôi khi muốn nói yêu ai nhưng ngại ngùng đành lãng phai
Đêm nay giấy trắng tâm tư gởi về người chốn mịt mùng
Đời nghèo lòng nào dám mơ tình chung

Trời cao có thấu cúi xin người ban phước cho đời con
Một mái tranh yêu, một khối tình chung thủy không hề phai
Và một ngày mai mưa không nghe tiếng khóc trong đêm dài
Đây cả nỗi niềm biết ngày nào ai thấu cho lòng ai.

Lưu bản nháp tự động

Lam Phương mất một tuần để chỉnh sửa lời và giai điệu cho bài hát này trước khi công bố ra công chúng qua nhà xuất bản “Tinh Hoa Miền Nam”.

Ca khúc trở thành nhạc phẩm thịnh hành bậc nhất những năm 1960 ở miền Nam, “Kiếp Nghèo” đã giúp ông có được phương tiện để thực hiện ước mơ của mẹ và cho gia đình một mái ấm khang trang .

Người đầu tiên thể hiện ca khúc “Kiếp Nghèo” của nhạc sĩ Lam Phương là ca sĩ Thanh Thúy, một trong những ca sĩ ăn khách nhất lúc bấy giờ. Cô thể hiện ca khúc với tiếng hát mang màu sắc liêu trai, khiến người nghe có thể bật khóc nếu đang ở trong gác trọ giữa đêm khuya thanh vắng. “ Kiếp Nghèo” nhanh chóng được phủ khắp đất Sài Gòn thông qua sóng phát thanh và dĩa nhựa của hãng shotguns . Tiếp nối đàn chị ca sĩ Thanh Tuyền cũng đưa bản nhạc trở thành bài hát thịnh hành bậc nhất những năm 1960 ở miền Nam

Vài dòng tiểu sử:

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng. Ông sinh ngày 20 tháng 3 năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Văn, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và là anh cả trong một gia đình gồm 6 người con.

Năm 15 tuổi, ông đã viết ca khúc đầu tay Chiều thu ấy, sau đó đến Kiếp nghèo được nhiều người yêu mến. Ba năm sau, ông viết hàng loạt bài về quê hương, nổi tiếng nhất là Khúc ca ngày mùa.

Nổi danh từ năm 17 tuổi với 2 sáng tác Chuyến Đò Vĩ Tuyến và sau đó là Kiếp Nghèo, Lam Phương là 1 trong những tác giả có sức ảnh hưởng và được yêu mến nhất với vô số những tác phẩm nổi tiếng như Thành Phố Buồn, Duyên Kiếp, Tình Bơ Vơ, Đèn Khuya, Nắng Đẹp Miền Nam, Khúc Ca Ngày Mùa, Tình Anh Lính Chiến, Đoàn Người Lữ Thứ, Biển Tình, Lầm, Say, Bài Tango Cho Em, Mùa Thu Yêu Đương, Tình Vẫn Chưa Yên

Album nhạc Lam Phương được nhiều ca sĩ chọn phát hành như: Hương Lan, Bạch Yến, Lưu Hồng, Họa Mi, Ý Lan, Hạ Vy, Ngọc Anh, Lệ Quyên…

Lưu bản nháp tự động

Năm 1975, sau vài tháng ở trại tỵ nạn, gia đình nhạc sĩ Lam Phương được bảo trợ về định cư tại thành phố Virginia Beach, trước khi dọn về Falls Church, tiểu bang Virginia. Năm sau gia đình ông lại dời về thành phố Dallas và kế đến là Houston. Thời gian này, cố nhạc sĩ đã phải làm đủ thứ nghề, từ lau sàn nhà, dọn dẹp cho hãng Sears, đến những việc nặng nhọc như thợ mài, thợ tiện.

Đến năm 1981, ông đổ vỡ với người vợ đầu là nữ kịch sĩ Túy Hồng. Sau đó, ông quyết định sang Pháp cùng với cô em út ở Paris.

Thời gian sống ở Paris chính là thời gian sáng tác dồi dào nhất của ông với khoảng trên 100 nhạc phẩm trong tổng số 200 nhạc phẩm trải dài suốt cuộc đời âm nhạc của ông.

Theo các nhà đánh giá, Pháp đã ảnh hưởng sâu xa đến dòng nhạc của Lam Phương, mối tình Paris với cô Cẩm Hường cũng khiến ông cho ra đời nhiều tình khúc làm say lòng khán giả như: Tình bơ vơ, Cho em quên tuổi ngọc, Lầm, Buồn, Say, Mơ, Hạnh phúc mang theo, Ngày tạm biệt, Bài tango cho em hay Mùa thu yêu đương…

Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và đi lưu diễn ở nhiều nước châu Âu. Năm 2016, ông cùng đoàn nghệ sĩ hải ngoại thực hiện hiện chương trình Tình ca Lam Phương tại Singapore.

Ông trở về Mỹ và sống tại tiểu bang California từ năm 1995 cho đến khi ra đi. Ông vừa từ trần vào chiều thứ Ba, ngày 22 tháng 12, 2020 ở tuổi 83.