Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Lây nhiễm qua đâu? là hai câu hỏi đang rất được cộng đồng mạng quan tâm hiện nay. 

Vi khuẩn ăn thịt người là gì? Phát triển ở đâu? Triệu chứng mắc vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Vi khuẩn ăn thịt người nhìn qua kính hiển vi.
Vi khuẩn ăn thịt người nhìn qua kính hiển vi.

Melioidosis hay bệnh Whitmore là một bệnh lây nhiễm, do vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei (trước đây có tên gọi là Pseudomonas pseudomallei) gây ra bệnh cảnh nhiễm trùng máu. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, tuy nhiên có thể gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong do bệnh Whitmore có thể lên đến 50% – 60%, rất đáng báo động.

Khoảng từ tháng 7 đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận và điều trị cho ba trường hợp dương tính với vi khuẩn ăn thịt người Whitmore.
Các trường hợp dương tính với vi khuẩn ăn thịt người Whitmore.

Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người Whitmore có thể được nhập viện từ nhiều chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa,… Chính bởi các triệu chứng lâm sàng của bệnh Whitmore rất mơ hồ, chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, liên cầu…

Triệu chứng phổ biến nhất của Whitmore xuất phát từ nhiễm trùng ở phổi, nơi có thể hình thành một khoang chứa mủ. Bệnh có thể diễn tiến từ nhẹ đến viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Bệnh nhân sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, đau ngực và đau nhức các cơ bắp. Bệnh còn có thể biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm trùng trên da kèm với sốt và đau cơ.

Vi khuẩn ăn thịt người lây nhiễm qua đâu?

Vi khuẩn ăn thịt người Whitmore gây bệnh được tìm thấy trong các môi trường đất, nước bẩn, thường gặp nhất tại đồng lúa và các vùng nước tù đọng. Người nhiễm vi khuẩn này thường tiếp xúc với đất bị ô nhiễm qua các vết trầy xước ngoài da hoặc hít phải bụi nhiễm vi khuẩn.

Vi khuẩn ăn thịt người whitmore gây bệnh được tìm thấy trong các môi trường đất, nước bẩn.
Vi khuẩn ăn thịt người whitmore gây bệnh được tìm thấy trong các môi trường đất, nước bẩn.

Bác sĩ khuyến cáo số ca nhiễm bệnh whitmore thường tập trung vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11. Do đó, những người thường xuyên tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước cần phải có các phương tiện bảo hộ lao động. Nếu bị trầy xước ngoài da, người dân cần có biện pháp điều trị sớm và triệt để.

Khuyến cáo của chuyên gia cho vi khuẩn ăn thịt người là gì?

vi khuan an thit nguoi la gi homeaz.vn 4

Ngay cả khi được chẩn đoán đúng bệnh Whitmore, việc điều trị cho người bệnh cũng hết sức khó khăn. Bệnh nhân thường sẽ phải dùng kháng sinh tấn công liều cao vào tĩnh mạch, kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 đến 4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng.

Vậy khuyến cáo của các chuyên gia về vi khuẩn ăn thịt người là gì? Loại vi khuẩn này hiện chưa có vaccine phòng bệnh, việc phòng ngừa cần thiết và cấp bách hiện nay chủ yếu nằm ở thói quen của người dân. Người dân cần hạn chế tiếp xúc với các môi trường đất, nước bẩn khi trầy, xước da. Nếu bị thương cần rửa sạch, sát trùng, cách ly vết thương khỏi các môi trường dễ tiếp xúc với vi khuẩn, cũng như hạn chế lui tới những nơi nghi có nguồn bệnh. Bên cạnh đó, cần thực hiện ăn chín, uống sôi.

Ngoài ra, khi phát hiện thấy có những dấu hiệu như sốt cao, mệt mỏi, nổi mụn mủ bất thường… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xét nghiệm.