Ta thấy Nam Dương gọi Gió là ANGIN, Chàm cũng thế rồi cứ tưởng rằng là chủng Mã Lai không thống nhất về danh từ Gió, là danh từ cổ sơ, tức không đồng chủng.

Thật ra thì Chàm và Nam Dương đã đánh mất danh từ GIÓ của chủng tộc, nó vốn là một, như MẮT, LÁ, NƯỚC.

Chúng tôi truy ra thì ANGIN là danh từ Ba Tư.

Bọn đi khai hóa Cao Miên, Phù Nam, Lâm Ấp và Nam Dương không bao giờ là Ấn Độ như các sử gia Pháp đã viết mà là một bọn quý tộc hỗn hợp của ba thứ dân: Nhục Chi, Lưỡng Hà và Ba Tư. Vì thế mà các quốc gia ấy mới mượn những danh từ Lưỡng Hà và Ba Tư rất nhiều.

Tuy nhiên Nam Dương còn giữ được danh từ Gió trong một trường hợp độc nhất là GIÓ CHƯỚNG mà họ gọi là SAKAL.

Danh từ đó là: KAL = Gió, SA = Nghịch.

Hành trình sáng tạo của người tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt

Đại Hàn:         Kam D (TT) A

Xi Tiêng:         Cal

Mạ:                  Cal

Mạ:                  Chhal

Làc:                 Kàl

Jêh:                  Kayaal

Nhựt Bổn:      Kaze

Khả Tu:           Kơya

Hrê:                 Yau

Khả Lá Vàng:            Yưl

Việt Nam:       Gió

Ba dân tộc là Hrê, Khả Lá Vàng và Việt Nam đã đánh mất âm đầu KA, KƠ biến thể của Kal, mà chỉ giữ có cái đuôi, nhưng cái đuôi của họ lại mọc khác các cái đuôi khác: Yau, Yưl, Gió, hơi khác Yal, Zê, Ya, nhưng vẫn thấy là đồng gốc. Nhưng khi sợi chuỗi biến dạng được ráp nối lại với một số dân tộc thì cái dây xích GIÓ, còn nguyên vẹn, và nó chỉ là một, chớ không là hai như GIÓ và ANJIN đã cho ta cảm tưởng sai lầm.

Thành thử khi nào mà một danh từ chỉ một vật, một ý của con người Mã Lai cổ sơ, mà không giống với danh từ Nam Dương thì nên coi chừng. Nam Dương đã đánh mất cả danh từ MÙA nữa và vay mượn MUSIM của ARập.

Dĩ nhiên là những danh từ chỉ các vật, các ý niệm văn minh của họ mà có khác ta, ta đừng thắc mắc, bởi về sau thì cái gì cũng khác hết. Nhưng GIÓ là chuyện thái cổ thì nó phải là một.

Ông Nhựt rất rắc rối và không ngăn nắp gì hết, làm tự điển, không có để giữ nguyên thành thử danh từ WAN của các ông có nghĩa là VỊNH, đọc theo Việt Nam là OAN, thật không biết là ông ấy còn giữ được gốc tổ VỊNH biến thành WAN, hay ông ấy đã đánh mất rồi lấy danh từ LOAN của Tàu và đọc là OAN. LOAN cuả Tàu có nghĩa là cái Vịnh.

Nhưng ông ấy đọc tiếng Tàu quá sức kỳ dị, thành thử ta chẳng còn biết đâu mà rờ nữa, và cả chính ông ấy cũng chẳng biết đâu mà rờ vì UYỂN của Tàu, là cái CHÉN, cũng được Nhựt đọc là WAN (TYAWAN là Chén để uống trà, tức đã kỳ khôi rồi vì Tàu luôn luôn nói TRÀ TRẢN chớ không nói TRÀ UYỂN bao giờ, cái UYỂN mà họ đọc là WÔUL chỉ là chén ăn cơm, nhỏ và nhã hơn cái bát), LOAN cũng có thể bị đọc là WAN lắm.

Tuy nhiên, một là WAN phải là biến thể của VỊNH, hay là nó phải là vay mượn LOAN của Tàu chớ không thể khác được. Chúng tôi kết luận Wan là biến thể của Vịnh bằng chứng là toàn thể âm L của Tàu và của Mã Lai bị ông Nhựt đọc là R, chớ không đọc là W. Thí dụ:

Lợi = Ri

Lý trí = Richi

Lý (dậm) = Ri

Lý ngôn = Rigen

v.v