Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm sao để giảm thiểu tình trạng khách hẹn mà không đến

Việc xếp lịch hẹn rồi không đến là tình trạng khá phổ biến ở các tiệm nail. Điều này không chỉ khiến nhân viên có lịch hẹn bị trống giờ mà còn khiến salon bị thất thu. Đâu là lý do cho vấn đề này và các chủ tiệm nail nên làm gì để cải thiện tình hình?

Hầu như các tiệm nail nào cũng có những khách không đến như đã hẹn hay còn gọi là khách “no-show”. Việc này có thể gây tổn thất cho khối lượng công việc trong ngày và khiến bạn phải tốn các khoản phí vận hành cũng như mất doanh thu. Tiệm nail gần như không thể lấp đầy cuộc hẹn vào phút cuối hoặc thu hồi lại tổn thất tài chính. Càng tệ hơn nữa khi khách muốn “nhồi nhét” thêm một buổi hẹn khác vào lịch làm việc vốn đã chật kín của bạn rồi tỏ thái độ bực mình khi bạn không thể đáp ứng cho họ.

Trong bài viết này, các chủ tiệm nail hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng “no-show” của khách và các chiến lược phù hợp để hạn chế vấn đề này cho salon của mình.

1. Khách quá bận nên quên

Theo kinh nghiệm của nhiều người làm việc tại tiệm nail hay salon, lý do một khách hàng không đến như đã hẹn thường là vì họ quên mất cuộc hẹn hoặc nhớ lộn ngày/giờ. Thậm chí trong thời đại điện tử như ngày nay, một số người vẫn nhập lộn ngày/giờ vào lịch của họ hoặc lơ đãng quên đi một số việc trong ngày do quá bận rộn.

Cách giải quyết: sử dụng các phần mềm nhắc lịch hẹn hay để nhân viên điện thoại nhắc khách. Khi gần đến ngày hẹn, nếu khách nhận ra mình không thể đến tiệm chăm sóc móng như đã hẹn và thông báo rõ thì tiệm sẽ dễ xếp lịch và bù vào giờ trống đó hơn.

2. Khách nghĩ tiệm không quan tâm dù có đến hay không

Có một tình huống phổ biến như thế này: Khi khách không đến như đã hẹn vào lần đầu tiên, thợ nail đã không nói gì và chỉ nói cô ấy chọn một ngày hẹn khác. Vị khách này sẽ thấy chuyện mình không đến hẹn cũng không phải là điều gì to tát và lại tiếp tục như vậy trong tương lai.

Cách giải quyết: Một chủ tiệm nail cũng gặp tình huống tương tự, nhưng sợ làm mất lòng khách mà không nói ra khi cô ấy không đến hẹn vào lần đầu tiên. Chính thái độ “ngại” và không cương quyết đã khiến vị khách này hình thành thói quen xấu, khi được hỏi sau nhiều lần hủy hẹn, cô ấy lại trả lời “Em nghĩ việc này cũng không sao vì như vậy chị có thể dùng giờ trống đó để nghỉ ngơi, uống cafe hay làm mấy công việc giấy tờ khác.”

Khách hàng thường không hiểu cách cư xử của họ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công chuyện làm ăn của tiệm nên bạn phải có chính sách xử lý cho việc “no-show” hay hủy hẹn quá sát giờ và thông báo rõ ràng ở những nơi dễ nhìn thấy trong tiệm. Điều quan trọng là phải rõ ràng và “cứng rắn” áp dụng chính sách này ngay từ đầu để mang đến hiệu quả cao hơn.

3. Khách nghĩ hẹn với tiệm của bạn khá dễ dàng

Nếu khách cứ nghĩ việc có được lịch hẹn với tiệm của bạn chỉ đơn giản là nhấc điện thoại lên rồi hỏi về thời gian họ thích thì họ cũng sẽ không coi trọng việc mình có đến buổi hẹn hay không.

Cách giải quyết: Nhất định phải để khách thấy rằng tiệm của bạn luôn kín lịch – thậm chí ngay cả khi bạn chỉ mới có vài lịch hẹn trong tuần. Nếu để khách biết tiệm bạn có quá nhiều ngày trống, vậy thì họ sẽ không còn lo lắng về việc có được lịch hẹn khác nữa và tin rằng tiệm đang rất cần họ.

Đừng bao giờ nói với khách “Chị có thể hẹn vào bất cứ ngày và thời gian nào chị muốn.” Thay vào đó, hãy đưa ra khoảng 2 lựa chọn về ngày trong tuần, sau đó là 2-3 lựa chọn về thời gian vào ngày khách đã chọn rồi xếp lịch. Nếu khách vẫn không rảnh vào thời gian đó, bạn có thể nói “Tôi sẽ kiểm tra lại lịch hẹn và gọi lại cho chị” hay “Nếu sắp xếp lại lịch hẹn một chút thì vào thời gian (khách rảnh) tiệm sẽ trống lịch…”

Với tư cách là chủ tiệm nail, bạn nên đào tạo các nhân viên nâng cao ý thức của khách hàng về việc tôn trọng lịch hẹn cũng như luôn tạo ấn tượng cho khách về tình trạng “thường xuyên kín lịch” của salon. Chỉ có như vậy, khách hàng mới đánh giá cao việc có được lịch hẹn của tiệm và dĩ nhiên là họ sẽ khó lòng mà quên được dù có bận rộn tới đâu!

Thepronails

Độc đáo giao thông ở miền Nam vào những năm 1960

Các phương tiện giao thông ở miền  Nam hồi những năm 1960 rất đa dạng với các loại xe đò, xe lam. Trong ảnh, một xe đò chở khách tuyến...

Trang phục thời kỳ Hùng Vương – Phần 4

PHẦN IV: KHẢO CỨU VỀ HOA VĂN, KỸ THUẬT DỆT VÀ MAY TRANG PHỤC I. Hoạ tiết trang trí trên trang phục và khăn: 1. Các loại hoa văn trang...

Lụa Vạn Phúc – Rộn ràng tiếng thoi đưa

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để...

Địa chính trị (Geopolitics)

Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể,...

Người Sài Gòn… xưa!!

Lần đầu tiên tôi lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau. Ở thì không lo...

Trăn trở về thực dưỡng

TRĂN TRỞ – Tôi biết tới Tamari Gò Công không phải từ con đường tơ lụa, cũng không phải từ những quyển sách dưỡng sinh của Tiên hiền Oshawa…mà từ...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Tô Vũ chăn dê – Và chuyện Dương, Dê, Cừu trên gốm sứ

Dê chữ Hán viết là 羊 (dương), nhưng chữ 羊 cũng có nghĩa là cừu. Dê và cừu là hai loài khác nhau nhưng không hiểu vì sao đều được...

Chuyện “Hồn Trương Ba da hàng thịt” trong tâm thức người Việt

Nhiều nhà nghiên cứu văn học hiện nay cho rằng Hồn Trương Ba, da hàng thịt là câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thể loại cổ tích, nếu đặt...

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa?

Tại sao người Pháp gọi Đài Loan là Formose và người Anh là Formosa? [caption id="" align="alignnone" width="640"] Alexander Synaptic[/caption] Những người châu  u đầu tiên phát hiện ra đảo...

Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt – Bi Kịch Của Lòng Trung Và Quyền Lực

Nói đến thành Gia Định là nói đến Tả quân Lê Văn Duyệt. Nhiều bạn đọc tỏ ra chưa thỏa mãn, bởi đề cập về Đức Tả quân trong hai...

Bài học giáo huấn về đối nhân xử thế của Khổng Tử

Những cống hiến và vai trò của Nho gia trong nền văn hóa truyền thống là vô cùng to lớn. Đặc biệt, văn hóa Nho gia còn được xem là ngọn nguồn...

Exit mobile version