Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những thói quen thợ nail nên có để tạo ấn tượng với khách hàng

Ngoài nhân viên lễ tân thì đội ngũ thợ nail cũng được xem là “bộ mặt” quan trọng của cửa tiệm. Thái độ làm việc và cách ứng xử của mỗi thợ nail có ý nghĩa quyết định số lượng khách hàng tìm đến với tiệm.

Bước vào tiệm nail, khách hàng không chỉ quan tâm đến kiến trúc nội thất và không gian của tiệm, mà còn xem xét cách tiếp khách, thái độ làm việc và ứng xử của thợ đối với khách. Một thợ nail giỏi, giàu kinh nghiệm và thành công là người vừa biết cách chăm sóc, vẽ nhiều mẫu móng điêu luyện, vừa làm hài lòng khách hàng bằng những việc làm nhỏ nhặt nhất, được thể hiện qua phong thái làm việc, qua những mẩu chuyện vui mà thợ tâm sự cùng khách… Vì vậy, thợ nail cần giữ những hành động, thói quen tốt này để tạo thiện cảm với khách.

Luôn có mặt tại góc làm việc của mình

Thợ nail luôn phải có mặt tại khu vực mình làm việc, để khi khách đến tiệm vẫn thấy được sự hiện diện đầy đủ của thợ và tin tưởng đây là một tiệm nail phục vụ chuyên nghiệp. Trong trường hợp là khách quen với bạn thì họ cũng dễ dàng tìm ra bạn khi quay lại tiệm làm đẹp. Vào những lúc rảnh, bạn cũng không nên rời khỏi góc làm việc, có thể dùng thời gian này để dọn dẹp xung quanh chỗ làm hay luyện tập thêm tay nghề.

Hãy nhớ rằng khi khách vào tiệm mà không thấy ai thì phần lớn sẽ có ấn tượng không tốt về cửa tiệm và chất lượng dịch vụ tại đây.

Giữ vệ sinh sạch sẽ tại góc làm việc

Thợ nail nên thường xuyên lau chùi bàn ghế, vật dụng, dọn dẹp góc làm việc của mình. Những sản phẩm sơn móng thì nên cất gọn vào tủ, tránh vứt lung tung trên bàn hay sàn nhà. Đây là việc làm thể hiện tính chuyên nghiệp và cẩn trọng của thợ trước mặt khách hàng. Khi khách đến góc làm việc của thợ mà thấy sạch sẽ, thoáng khí, đồ nghề được chuẩn bị đầy đủ, tất nhiên họ sẽ có thiện cảm hơn với những thợ có thói quen bừa bãi.

Thái độ làm việc chuyên nghiệp

Một người thợ có tay nghề cao đến mấy nhưng khi phục vụ khách bằng thái độ lơ là, không nhiệt tình thì khách cũng không màng tới tay nghề. Vì vậy, các thợ nail cần phải có thái độ làm việc tích cực, chuyên nghiệp đối với tay nghề của mình. Ví dụ, bạn có thể tư vấn tận tình cách chăm sóc móng tại nhà cho khách ngay sau khi đã hoàn thiện bộ móng nghệ thuật, thăm hỏi tình hình sức khỏe móng mỗi khi khách quay lại tiệm, giới thiệu những sản phẩm sơn móng mới cho khách tìm hiểu, thao tác vệ sinh móng phải theo quy trình chứ không được vội vàng…

Ấn tượng ban đầu luôn quan trọng nhất, một khi làm phật lòng khách hàng ngay từ lần đầu thì nguy cơ mất luôn vị khách đó là rất cao.

Trò chuyện gần gũi với khách hàng

Bạn cần thể hiện sự gần gũi với khách hàng trong mọi trường hợp, chẳng hạn vừa làm vừa trò chuyện cùng khách tại tiệm, hay trả lời email và điện thoại một cách nhẹ nhàng, lịch sự. Ngoài ra, trả lời những thắc mắc của khách trên các trang mạng xã hội cũng giúp tạo ấn tượng tốt với khách, thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp của cửa tiệm.

Cho khách hẹn lại sau mỗi lần gặp

Thợ nail thành công là người biết cho khách lấy hẹn tiếp theo sau mỗi lần gặp mặt. Có nhiều thợ cho khách hẹn trước vài tháng hay thậm chí cả năm. Khi cho khách hẹn rõ ràng như vậy, hai bên thợ và khách đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho lần gặp kế tiếp, thợ nail cũng có thêm thời gian để nâng cao tay nghề, học hỏi thêm các kiến thức và dịch vụ mới về nail để đem lại chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách.

Không ngừng học hỏi vươn lên

Thợ nail nên đi gặp gỡ những thợ khác để trao đổi về chuyên môn nghề nghiệp, có thể đi học thêm những lớp dạy nail tại trường dạy làm đẹp hay ở các đại học cộng đồng. Muốn làm thật tốt trong ngành Nail, bạn phải biết nhiều sản phẩm và những kỹ năng làm móng mới, vì chúng luôn được cập nhật thường xuyên.

Duy trì được những thói quen làm việc tốt sẽ hình thành ý thức có trách nhiệm của mỗi thợ nail, từ đó giúp thợ thành công hơn trong nghề và có thể tạo ra được những bước tiến đột phá tích cực cho công việc của mình.

Thepronails

Một vài tiếng gọi trẻ con

Bài "Bình Ngô đại cáo" có câu: "Đến nỗi đứa trẻ ranh như Tuyên Đức, nhàm võ không thôi; lại sai đồ nhút nhát như Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy" (1). Trong...

Nha trang – thời tôi mới lớn

Nha Trang lúc nào cũng đẹp, nhưng với tôi Nha Trang đẹp nhất ở vào cái thời tôi mới lớn. Dường như lúc ấy biển xanh hơn, bầu trời trong...

Tại sao lại gọi là Ngã tư Ga? Ngã tư Ga ở đâu?

Ngã tư Ga là 1 cái tên được người dân địa phương đặt cho có từ trước 1975,vì trước đây khu vực này có 1 đường ray xe lửa chạy...

Nam Ông Hồ Nguyên Trừng

Hồ Nguyên Trừng (1374 - 1446) là con trai cả của Hồ Quý Ly. Tháng 11.1394 lần đầu tiên sử sách nhắc đến Nguyên Trừng với việc bổ nhiệm ông...

Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và ca khúc “Rồi 20 Năm Sau”

Rồi 20 Năm Sau là ca khúc nhạc vàng nổi tiếng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng hợp soạn cùng Tấn An. Bài hát này còn có tên khác là...

Những tình tiết ly kỳ về kẻ ám sát tổng thống Mỹ Abraham Lincoln

1,5 thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Tổng thống Mỹ thứ 16 Abraham Lincoln (1809-1865) bị mưu sát, cũng là vị nguyên thủ quốc gia đầu tiên trong...

Nghi thức về TANG LỄ của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình người Hoa, những tang phục...

Cuộc sống của người dân miền Nam trước và sau thời Pháp thuộc – Phần 3

Hình dạng người Đàng trong thường không to lớn. Mắt nhỏ, mũi tẹt, mặt mũi trông buồn thảm, nước da đen sạm hơn người Tàu. Theo Poivre, ngước da đen...

Khám phá hệ thống ma thuật, tín ngưỡng ở chợ Việt

Trong ba không gian công quan trọng hơn cả của làng Bắc Bộ truyền thống thì hai không gian công thuộc về tôn giáo: đình và chùa, không gian công...

Chân dung người Quảng Trị năm 1967

Trong thời gian đóng quân ở Quảng Trị năm 1967, cựu binh Mỹ Edward Palm đã thực hiện một loạt ảnh chân dung của con người ở mảnh đất miền...

Đời thường ở Đà Nẵng năm 1966-1967 qua ảnh

Chợ Hàn tấp nập người qua lại, đường Khải Định giờ cao điểm, xe khách trên tuyến Đà Nẵng – Non Nước… là loạt ảnh sinh động về Đà Nẵng...

Mùa hoa gạo ở Hà Nội qua ảnh màu của người Pháp

Cây gạo là loài cây được trồng phổ biến trên các ngả đường Hà Nội xưa. Cùng khám phá mùa hoa gạo tuyệt đẹp ở Hà Nội năm 1916, được...

Exit mobile version