Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Quảng bá salon với email marketing

Với thời đại kỹ thuật số như hiện nay, việc tận dụng công nghệ trong việc tiếp thị salon và dịch vụ qua email là một chiến lược tiết kiệm và khôn ngoan nhất. Tuy nhiên, nhiều salon lại không tận dụng được lợi ích của hình thức này vì mắc phải một số lỗi không đáng có.

Email hiện là phương cách giao tiếp hàng đầu, với khoảng 91% khách hàng kiểm tra tài khoản email của họ hàng ngày. Vì lẽ đó, nếu bạn biết cách tiếp thị qua email (email marketing) thì thương hiệu và thông điệp của salon nail sẽ được biết đến rộng rãi hơn. Nếu salon của bạn đã triển khai các chiến lược “email marketing” nhưng vẫn chưa nhận được kết quả như mong đợi thì hãy cùng ĐÁNG NHỚ tham khảo các điều sau để thay đổi và tìm ra hướng tiếp thị salon hiệu quả hơn.

person holding blue electronic component

Nên dùng câu tiêu đề có sức lôi cuốn

Mọi người sẽ nhìn thấy câu tiêu đề (subject line) của bạn trước khi họ tiến hành đọc email, vì vậy hãy dùng những câu từ vui tươi và lôi cuốn cho phần này. Bạn nên lưu ý: những từ như “free” có thể khiến email của bạn bị cho vào hộp thư rác, vì vậy hãy dùng những từ nghe hay hơn như “complimentary” (cũng có cùng nghĩa “miễn phí”) – người trong ngành công nghiệp spa cũng thường thích từ này hơn, tránh viết hoa toàn bộ câu tiêu đề cũng như chỉ dùng 6 từ trở xuống cho câu này.

Đừng “dội bom” thư

Hầu như không ai thích nhận 2-3 email từ cùng một công ty, cùng một chủ đề, trong cùng một ngày vì như vậy rất phiền phức! Và đó là cách nhanh nhất để bạn đánh mất lượng người đọc thư và cơ hội kinh doanh. Mạng xã hội (social media) có thể giúp bạn trong việc này. Nếu bạn muốn gửi một email, bạn có thể tiếp thị bằng mạng xã hội để thông tin tiếp tục đến với khách hàng tiềm năng lần thứ hai thay vì “dội bom” hay còn gọi là “spamming” hộp thư của họ. Thông thường, danh sách người nhận email của bạn cũng trùng lắp với danh sách người theo dõi bạn trên mạng xã hội.

Nên đưa nút dẫn đến mạng xã hội và đường dẫn đến website của bạn vào mỗi email gửi đi

Nếu bạn gửi đi một email tiếp thị, sẽ là ý hay nếu bạn đưa vào đó các nút bấm dẫn đến trang mạng xã hội của bạn. Phương pháp này không chỉ quan trọng trong việc tăng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) mà còn giúp tiệm nail tăng lượng người theo dõi và “build” nguồn khách mới. Càng có nhiều người bấm vào nút dẫn hay đường dẫn (link), tỉ lệ tìm kiếm tiệm nail của bạn sẽ càng cao!

Cho phép người nhận email có cơ hội ngưng nhận email của bạn

Nếu khách của bạn không còn muốn nhận email từ bạn nữa, bạn cũng nên cho họ lựa chọn ngưng nhận email của bạn qua nút “unsubscribe” hay opt-out button trong email, nếu không bạn sẽ phải mất thời gian ứng phó với những lời than phiền và sự giận dữ của họ.

Nêu rõ các mục tiêu kinh doanh; tạo nút và các đường link dẫn đến các dịch vụ khuyến mãi

Bạn có thể ghi hàng chữ trong email: “Đây là mục tiêu/dịch vụ khuyến mãi của chúng tôi, hãy bấm vào đây để nhận chúng”. Khi khách hàng bấm vào đường dẫn đến website, tiệm nail của bạn sẽ có thêm cơ hội làm ăn và tỉ lệ tìm kiếm trên mạng cũng sẽ được cải thiện.

Đừng chỉ tập trung gửi email chào hàng và quảng cáo

Đây là một trong những cách nhanh nhất để khách hàng bỏ bạn. Hãy tạo thêm giá trị cho họ bằng cách gửi những mẹo chăm sóc móng, công thức làm dầu biểu bì hay “scrub” tẩy tế bào chết và những thứ tương tự. Việc đó giúp lượng người theo dõi bạn tăng lên, và một khi bạn có được những người theo dõi trung thành, các email kinh doanh sẽ phát huy hiệu quả hơn. Hãy nhớ: Email của bạn càng đa dạng, người theo dõi bạn cũng sẽ càng đa dạng.

Nên sử dụng giao diện (template) đẹp mắt và thân thiện cho ứng dụng di động
Theo số liệu năm 2013, khoảng 61% người dùng email kiểm tra email qua thiết bị di động. Bạn hãy thử gửi cho chính mình các email và kiểm tra giao diện của thư trên các trình duyệt khác nhau và trên thiết bị di động trước khi quyết định gửi chúng cho mọi người. Chọn giao diện dễ nhìn sẽ khiến người đọc thư hứng thú với email của bạn hơn. Bạn cũng có thể lồng ghép chủ đề vào email cho phù hợp các thời điểm trong năm (Christmas, New Year,…).

Thepronails

Cuộc sống chật vật của võ sĩ sumo thời hiện đại

Nhiếp ảnh gia Issei Kato ghi lại hình ảnh ấn tượng về cuộc sống thường ngày của các đấu sĩ sumo thuộc lò võ Tomozuna ở Nhật Bản. Sumo là...

Hiệp sĩ cầu Ba Cẳng

Trước 75, người ta đồn rằng cao bồi du đãng lộng hành khắp Sài Gòn – Chợ Lớn, riêng dân chơi cầu Ba Cẳng gần chợ Kim Biên vừa có...

“Cổ xúy” hay “cổ súy”?

Có thể khẳng định ngay: từ chính xác phải là “cổ xúy”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giảng: “Cổ xúy: Hô hào và động viên....

Hàng Nghìn Năm Qua, Người Ta Đã Hoàn Toàn Hiểu Sai 2 Chữ “Kỹ Nữ”

Ngày nay nói đến từ kỹ nữ thì già trẻ trai gái đều nghĩ ngay đến những người làm nghề bán thân, sống bằng nghề bán dâm. Về nguồn gốc...

Nhớ về Gạch Ngói Đời Tân

Văn phòng giao dịch trưng bày sản phẩm gạch bông Đời Tân trên đường Trần Hưng Đạo, building to lớn là khách sạn Victoria của ông Nguyễn Tấn Đời cho...

Vài dấu vết lịch sử ở vài miền xa khuất

Những dấu vết lịch sử hữu danh thì đã có nhiều tài liệu. Những dấu vết lịch sử ở vài miền xa khuất, tầm vóc không lớn, ít người lưu...

200 năm ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”

Sự kiện ông Nguyễn Thế Hồng – Chủ tịch Hội Cổ vật Bắc Ninh có mua lại thành công chiếc ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” từ hãng Millon (Pháp)...

Cách viết hoa trong tiếng Việt

Đôi khi trong đời người ta, viết văn chỉ vì nhu cầu thôi thúc chứ thực ra nhà văn chưa chắc đã nắm vững một số kỹ thuật hoặc nguyên...

Vị tha không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể thay đổi được tương lai

Đối với mỗi chúng ta, gặp đạo tặc là việc không ai muốn cả. Tuy nhiên đối với các bậc Thánh nhân mà nói, đó không nhất định là điềm...

Tại sao gọi là “Công tử bột “?

Nhà văn Vũ Trọng Phụng định nghĩa : Đó là một thanh niên mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, com-lê quần áo trắng toát, đi giày Tây đen...

Nhớ về đất rừng U Minh

Theo sự sắp xếp của Nhà Văn Nguyễn ngọc Tư, chúng tôi về chơi "Vườn Chim U Minh" - Một địa điểm du lịch sinh thái rừng. Và với riêng...

Người Việt ăn bằng đũa tự bao giờ?

Tục ăn bằng đũa của người Việt có từ bao giờ? Việt Nam không phải quốc gia duy nhất trên thế giới có văn hóa dùng đũa. Các nước châu...

Exit mobile version