Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thợ Nail – Nghề đánh cược mạng sống vào những lọ sơn móng

5 năm gắn bó với kéo, dũa và những lọ sơn móng tay đầy sắc màu không dài nhưng đủ để chị Hiền (Chủ một tiệm nail trong ngõ nhỏ ở quận Đống Đa) trải qua không ít thăng trầm với nghề mà chị gọi vui là công việc “cúi đầu hầu khách”.

Một chiều mưa lãng đãng tiệm vắng khách, chị đã có những phút trải lòng với tôi về cái duyên đến với nghề nail tưởng nhàn hạ nhưng đầy mối nguy hiểm này.

Nghề là một cái “duyên” hay cái “nợ”

Chị Hiền gọi vui nghề của mình là “Cúi đầu hầu khách”

Từ nhỏ, chị đã có năng khiếu vẽ và ôm mộng thi vào Đại học Mỹ thuật. Nhưng mấy ai có thể đoán trước tương lai. Lên lớp 12, bố chị đột quỵ, tất cả gánh nặng gia đình đều dồn lên vai của mẹ. Là chị cả, sau còn 2 đứa em đang học cấp 1 với cấp 2, nên chị quyết định nghỉ học, khăn gói lên Hà Nội kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Thời gian đầu, chị Hiền làm đủ mọi việc, từ rửa bát, dọn nhà, bưng bê… rồi xin vào làm giúp việc ở một tiệm làm móng tay. Đây chính là cơ duyên giúp chị Hiền đến với nghề này. Chị tâm sự: “Mới đầu, mình chỉ làm các việc lặt vặt như quét dọn, nấu nướng cho nhà chị chủ,… Sau mình nhìn người ta tô vẽ mình mê lắm, trước hay vẽ vời mà. Thấy mình nhanh nhẹn lại chăm chú bên cạnh thích học làm nail nên chị chủ cũng nhận dạy.”

Làm cái nghề: đánh đổi mạng sống qua những lọ sơn móng

Nghĩ lại quãng thời gian đó, chị Hiền lại thấy rùng mình vì mấy tháng đầu mới làm, chị không thể chịu nổi nếu ngồi hai tiếng liên tục vì “mùi sơn móng tay khiến mình khó thở, hôm nào đi làm về đầu óc cũng lâng lâng”. “Nhưng rồi sau này, làm mãi rồi quen, mùi thì kệ thôi, đeo khẩu trang vào cũng đỡ hơn. Chỉ cần làm cho nhanh còn có nhiều khách mới có tiền gửi về cho mẹ.” Chị nhanh chóng trở thành thợ cứng ở tiệm nail đó. Mùi sơn hắc nồng trở thành “người bạn thân”, giúp chị kiếm chút ít đỡ đần cha mẹ.

Nghề nail nhàn hạ, nhẹ nhàng thật đấy nhưng đầy nguy hiểm từ sơn móng

Chị kể, có một đợt, một chị khách rất quý chị, hôm nào đến cũng gọi chị làm. Nhưng không hiểu sao, vài tháng sau không thấy chị khách đó trở lại. Một hôm ra xe về quê thăm mẹ, chị Hiền gặp lại chị khách nọ trên chuyến xe. Qua câu chuyện mới biết, dạo này móng chị này tự nhiên xấu, vàng, thậm chí thấy đau nhức móng dai dẳng nên không dám làm nữa. “Từ lúc gặp chị ấy trên chuyến xe, mình thấy gợn gợn. Khách hàng mới tiếp xúc chốc lát với sơn móng còn như thế thì mình cả ngày hít mùi sơn, dính sơn ra tay nữa thì như nào. Tôi chột dạ, dạo này tôi hay ho và đau đầu lâu hơn trước mỗi khi thay đổi thời tiết. Nhưng xong cũng tự trấn tĩnh, thôi thì đang kiếm được, làm độ đôi ba năm xem thế nào rồi chuyển.”

Thấm thoát hơn 3 năm, chị Hiền đã là một trong những thợ cứng và còn là quản lý chung ở quán nữa vì chị chủ nghỉ đẻ. “Hôm vào thăm chị chủ trong viện sản, chị em tâm sự với nhau : “Nếu được thì thử chuyển nghề, làm nghề này phải trả giá đắt quá. Kiếm được vài đồng, không chỉ ảnh hưởng đến mình mà cả con mình. Chị sinh đứa đầu khỏe mạnh cứng cáp bao nhiêu thì đứa này cực bấy nhiêu. Em bé 7 tháng đã đòi ra, bé nhỏ yếu ớt và mắc căn bệnh tim hiếm gặp. Bác sĩ cũng không nói rõ nguyên nhân, nhưng với tần suất tiếp xúc với sơn móng nhiều như vậy ngay cả lúc bầu bí thì chắc chắn ảnh hưởng từ các chất độc hại trong sơn chiếm phần nhiều.”

Tôi suýt bỏ nghề!

“Chuyện của chị chủ đã khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều”. Lúc đó chị cũng đã có bạn trai được 2 năm, lại có ít vốn dành dụm nên định sang năm lấy chồng. Chị xin nghỉ làm tiệm nail và đi tìm công việc khác. “Được một thời gian thì nhớ nghề quá, nhớ niềm vui mỗi khi vẽ được bộ móng đẹp cho khách, nhớ cảm giác tô tô vẽ vẽ với những màu sắc, hình khối vốn vẫn là đam mê của mình từ nhỏ, thế là hoãn việc lấy chồng, vay mượn, dồn tiền quyết tâm tự mở tiệm.”

Lần này tự làm chủ, chị cất công tìm hiểu các sản phẩm sơn móng chứa ít chất độc hại. Nhưng những hãng sơn như thế lại là những thương hiệu xịn, nhập về giá dịch vụ cao thì tiệm chị không cạnh tranh nổi, chẳng đủ vốn huống chi là lãi. Một lần nữa, chị tính bỏ nghề vì bệnh ho của chị ngày càng nặng khi tiếp xúc với mùi sơn.

“Tính dẹp tiệm về quê với mẹ thì tình cờ gặp lại chị chủ cũ, biết mình mới mở tiệm, chị nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm. Chị bảo khách nhà chị giờ cũng toàn yêu cầu dùng sơn có thương hiệu và an toàn chứ không thích mình sử dụng những lọ sơn không nhãn mác. Thế nên muốn tiệm sống được, cứ sơn tốt mà dùng.” Chị Hiền say sưa kể: “Chị chủ cũng gợi ý cho mình vài hãng, mình cũng có mua và dùng thử qua thì chỉ có ORLY là cảm thấy ổn nhất vì giá thành hợp lý so với một hãng sơn nhập mà lại an toàn. Thực ra mình cũng không kiểm chứng được là có an toàn thật hay không nhưng đọc trên mạng viết là được Bộ Y tế Việt Nam với Mỹ kiểm định rồi. Vả lại, bệnh ho của mình từ khi dùng ORLY hơn 1 năm nay cũng không nặng thêm nữa. Khách cũng ngày một nhiều, người nọ rỉ tai người kia, ai cũng bảo sơn móng nhà mình xong móng cứng và khỏe hơn…”

Câu chuyện của chị về niềm đam mê làm móng dường như chẳng bao giờ dứt, mưa đã tạnh tự bao giờ và tôi cũng đã có được bộ móng ưng ý. Chào tạm biệt chị, tôi bỗng thấy như được tiếp thêm năng lượng bởi tình yêu nghề, niềm đam mê, tận tâm với nghề của người thợ làm móng bé nhỏ.

Thơ Chữ Nôm nước ta tại thư viện đại học Yale – Hoa Kỳ

Trường Đại học Yale là một trong các Đại Học uy tín và lâu đời nhất nước Mỹ. Yale là tư thục nhưng lại là một tổ chức phi lợi...

Xóm lò Gốm Sài Gòn xưa

Kể từ mùa xuân Mậu Dần 1698 khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào nam kinh lược, “lấy đất Nông Nại làm phủ...

Giải thích ý nghĩa câu “Chó cắn áo rách”

Chó cắn áo rách nghĩa là người nghèo khó (áo rách). Còn bị xui rủi (bị chó cắn) - tương tự như câu đã nghèo còn gặp cái eo vậy...

Nghĩa của “vóc” trong “ăn vóc học hay”

Trên Hồn Việt số 65 (tháng 12/2012), ông Nguyễn Quảng Tuân có trả lời độc giả Ba Bụt (Cao Lãnh, Đồng Tháp) về câu “Ăn vóc học hay”. Thực ra...

Những kiểu quảng cáo của người Sài Gòn xưa

Giới thiệu quan tài trên xe buýt, dùng thơ hay những câu văn dí dỏm… người Sài Gòn xưa có cách lạ lẫm trong quảng cáo, để lại ấn tượng...

Thục Phán: người Việt hay hoàng tộc nước Thục?

Vấn đề nguồn gốc của Thục Phán đã gây tranh cãi trong nhiều năm qua, nguồn sử liệu cho rằng Thục Phán là vương tử nước Thục chạy xuống mà...

Tôi với Tản Đà thi sĩ

Vừa rồi Tản Đà thi sĩ về chầu Trời (nói thế cho oai và cũng cho có sách, nghĩa là dùng điển ở thơ ông)! Nghe tin, tôi cảm động...

Bé gái 10 tháng tuổi bị người thân đâm 12 cây kim đâm vào người

Mặc dù đã trải qua nhiều năm, nhưng câu chuyện về bé gái 10 tháng tuổi ở Sơn Đông bị 12 cây kim đâm vào người năm ấy vẫn khiến...

Tiên lễ hậu binh của người xưa

Cổ nhân có câu: “Tiên lễ hậu binh”, khi phát động chiến tranh cũng phải coi trọng lễ nghĩa. Điều này ứng dụng vào thực tế chiến tranh thời cổ...

Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975

Nếu so sánh nền văn học của một quốc gia như là phần trí tuệ và tình cảm của một con người thì việc in sách, phát hành sách, việc...

Loạt ảnh Vũng Tàu năm 1967 của cựu sĩ quan Mỹ

Bến cá Bãi Trước, cảnh nhộn nhịp ở chợ, vẻ hồn nhiên của trẻ em… là loạt ảnh đời thường chân thực ở Vũng Tàu năm 1967 của cựu sĩ...

Tại sao người Pháp lại lấy con gà trống làm vật tổ?

Có người nói rằng người Pháp lấy con gà trống làm vật tổ cho dân tộc mình. Lý do tại sao? Trước hết, xin cải chính rằng con gà trống...

Exit mobile version