Sau thành công bước đầu của việc phục chế, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội lớn tái hiện lại các hoạt động của thời nhà Nguyễn như lễ tế đàn Xã Tắc, đàn Nam Giao…

Lưu bản nháp tự động

Được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, biên chung và biên khánh là hai nhạc cụ hết sức độc đáo từng được sử dung trong cung đình nhà Nguyễn xưa.

Lưu bản nháp tự động

Trong hai nhạc cụ này, bộ biên khánh gồm 12 chiếc khánh hình chữ L ngược làm bằng đá núi Nhồi ở Thanh Hóa.

Lưu bản nháp tự động

Mỗi chiếc khánh có độ dày mỏng khác nhau để tạo ra âm vực khác nhau khi gõ.

Lưu bản nháp tự động

Bộ biên chung gồm 12 quả chuông đồng được đúc rỗng, độ dày mỏng giữa các chuông khác nhau.

Lưu bản nháp tự động

Trên thân chuông đúc 5 đường gờ nổi song song tượng trưng cho ngũ hành, và đúc nổi 9 nút nhỏ ở mỗi đường gờ để làm điểm gõ chuông.

Lưu bản nháp tự động

Các nút nhỏ này chính là điểm ký hiệu về “cường độ” và “trường độ” của quả chuông lúc trình tấu.

Lưu bản nháp tự động

Móc treo của các quả chuông được chạm trổ tinh xảo.

Lưu bản nháp tự động

Tất cả 12 chiếc chuông và chiếc khánh được treo trên một giá đỡ bằng gỗ quý sơn son thếp vàng, chia thành hai hàng trên và dưới, mỗi hàng có 6 ô lắp móc treo.

Lưu bản nháp tự động

Hai đầu giá đỡ có đòn gánh chạm nổi hình đầu rồng, giúp nhạc cụ có thể di chuyển đến nơi trình diễn rất dễ dàng với hai người gánh bằng vai.

Lưu bản nháp tự động

Chân giá đỡ chạm hình con nghê khá sinh động.

Lưu bản nháp tự động

Vào thời nhà Nguyễn, biên chung và biên khánh cùng thuộc dàn Nhã nhạc cung đình, chỉ được đưa ra sử dụng trong những buổi tế lễ trọng đại như: lễ Đại triều ở điện Thái Hòa, lễ Tế Nam Giao, lễ Tế Xã Tắc…

Lưu bản nháp tự động

Theo các nhà nghiên cứu, biên chung, biên khánh có nguồn gốc từ lâu đời trong văn hóa Trung Hoa cổ đại, về sau được du nhập vào Triều Tiên và Việt Nam.

Lưu bản nháp tự động

Ở Việt Nam, hai nhạc cụ này được dùng trong dàn Nhã nhạc thời Lê (1427 – 1788) và thời Nguyễn (1802 – 1945).

Lưu bản nháp tự động

Cho đến cuối thế kỷ 20, cả biên chung và biên khánh đều đã thất truyền, chỉ còn lưu giữ lại được một số bộ phận riêng lẻ và cũng không còn ai biết cách trình tấu.

Lưu bản nháp tự động

Từ những năm 2010, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã phối hợp với các chuyên gia Hàn Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc tiến hành nghiên cứu và phục chế bộ biên chung và biên khánh.

Lưu bản nháp tự động

Vào các năm 2012-2013, hai loại nhạc cụ này lần lượt được trình diễn thử nghiệm trong các sự kiện của Festival Huế.

Lưu bản nháp tự động

Sau thành công bước đầu, biên chung và biên khánh tiếp tục được hoàn thiện và biểu diễn trong dàn nhạc ở các dịp lễ hội lớn tái hiện lại các hoạt động của thời nhà Nguyễn như lễ tế đàn Xã Tắc, đàn Nam Giao…