Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

10 nguyên tắc đơn giản dạy con khi trẻ còn nhỏ

Người Do Thái hiếm khi tìm kiếm các thông tin nuôi dạy con trên các hội nhóm cha mẹ nuôi con trên internet, hay tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tâm lý. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là trẻ em Do Thái nói chung được đánh giá là vô cùng thông minh. Hãy tham khảo quan điểm mà cha mẹ Do Thái áp dụng để nuôi dạy những đứa trẻ thành công!

1. Khuyến khích trẻ tự lập

Thông thường, cha mẹ luôn nói với con trẻ:” Con có thể làm được mọi thứ nếu con tin mình có thể”, nhưng cha mẹ Do Thái thì không như vậy. Thay vào đó, họ thường khích lệ “Con có thể tự mình làm mọi việc”. Ở bất cứ quán café nào ở Isarel, không khó để bắt gặp những trẻ em Do Thái tự ngồi ăn bít tết một mình dù mới chỉ khoảng 1 tuổi. Họ tạo điều kiện để trẻ em có thể làm bất cứ điều gì khi thể trạng của chúng cho phép.

2. Động viên con cố gắng

Để có thể trở thành những cá thể độc lập, cha mẹ nên công nhận mọi nỗ lực của trẻ. Khi trẻ có một sở thích mới, dù ở bất kỳ lứa tuổi nào cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ cố gắng.

Nếu có khi nào mọi chuyện xảy ra không được như mong đợi, hãy an ủi và động viên con” Ban đầu mọi chuyện đều có hơi chút khó khăn mà thôi”.

3. Thực sự tin tưởng con

Nghe có vẻ kì lạ, nhưng quả thật đối với các bậc cha mẹ Do Thái, phần thưởng mà họ dành cho sự nỗ lực của các bé không phải là kẹo hay những món quà mà chính là sự tin tưởng. Họ dành cho con trẻ sự tin tưởng tuyệt đối. Khi họ để cho bé được tự làm bất cứ công việc gì, điều đó đồng nghĩa bé đang được khen thưởng.

4. Vẻ ngoài chẳng nói lên gì cả

Trái với quan điểm thông thường, những bà mẹ Do Thái không dành nhiều thời gian để để tâm tới vẻ ngoài của con cái. Khi dạo chơi, những em bé Do Thái thường bị bắt gặp trong trạng thái không mấy “gọn gàng”. Người chúng có thể phủ đầy bùn, những ngón tay thì nhớp nhúa và đôi khi áo còn mất cúc. Nguyên nhân bởi những người mẹ nơi đây tin rằng việc giữ gìn sự ngăn nắp và sạch sẽ cho trẻ em khi ra ngoài là một điều không cần thiết và nó không hề hỗ trợ quá trình phát triển thể chất cũng như tinh thần của bé.

5. Chấp nhận việc bày bừa

Cha mẹ Do Thái chẳng hề phiền lòng khi con họ luôn bày bừa bởi họ hiểu trẻ con là vậy, chúng hiếu kỳ với mọi thứ và luôn muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh và việc này sẽ được cải thiện khi chúng lớn lên. Thay vì việc la mắng trẻ về việc không gọn gàng, họ cho phép con có thể được tự do bày biện theo cách con thích.

6. Hãy để trẻ thỏa thích khám phá

Người Do Thái không phí sức lực chạy quanh những đứa trẻ và liên tục yêu cầu trẻ không được làm cái này, không được chạm vào cái kia. Bởi họ hiểu, trẻ em cần phải được “xả” năng lượng ra ngoài khi chúng còn trẻ và tràn đầy sức lực. Bằng cách này, khi trưởng thành trẻ sẽ tự tin hơn và kiên định hơn trong những lựa chọn của mình

7. Tôn trọng gia đình

Mặc dù trẻ em Do Thái được tự do nói lên suy nghĩ và làm rất nhiều thứ nhưng mọi chuyện đều có giới hạn của nó. Yếu tố gia đình rất được coi trọng và không một đứa trẻ Do Thái nào được phép xúc phạm hay tỏ ra bất kính với ba mẹ. Nếu chuyện đó xảy ra, cha mẹ sẽ phạt chúng rất nặng.

8. Ba có việc của ba, mẹ có việc của mẹ và con có việc của con

Mọi đứa trẻ Do Thái đều được dạy cần phải tôn trọng cha mẹ và những việc mà ba mẹ làm đều có một tầm quan trọng nhất định. Thay vì việc nhờ cha mẹ làm hộ việc của cá nhân mình, những đứa trẻ sẽ nỗ lực để tự mình làm được.

9. Rượu mời hơn rượu phạt

Thay vì phạt trẻ khi trẻ làm sai, người Do Thái lại đưa ra những phần thưởng cho hành động đúng. Như vậy, trẻ sẽ luôn cố gắng cư xử và hành động thật tốt vì quyền lợi của chính mình.

10. Mọi nỗ lực đều đáng ghi nhận

Các nhà tâm lý học hiện đại đều đưa ra lời khuyên không nên khen ngợi trẻ khi chúng bày ra những trò đùa trẻ con. Nhưng, phụ huynh Do Thái lại hoàn tin tưởng rằng mọi nỗ lực, dù là nhỏ nhất của trẻ đều đáng ghi nhận và khen ngợi bởi việc này rất có ích cho quá trình phát triển của trẻ.

Thu Hoài

Bright Side

Nạn bắt cóc trẻ em – Vì sao trẻ lại dễ dàng đi theo người lạ ?

Nạn bắt cóc trẻ em – Những điều cần biết Bắt cóc trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong suốt nhiều thập kỷ trên thế giới. Ngay cả...

Bùi ngùi khói bếp ngày xưa

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa (Bằng Việt) Cứ mỗi lần dạy cho học sinh...

Phụ nữ Việt Nam xưa và nay: Khác nhau cách chăm chút vẻ ngoài (Phần 1)

Vì khác biệt thời đại nên phụ nữ Việt Nam ngày nay và ngày xưa cũng khác nhau từ suy nghĩ, ứng xử, quan nhiệm vị thế trong xã hội...

Tâm trạng hoài hương trong Thuyền Viễn Xứ của Phạm Duy

Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi buồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội(Hoàng Dương), Quê mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)… thì Thuyền viễn...

Món Ăn Xứ Quảng

Bánh Ướt Cuốn Ram Cái khẩu vị của người Quảng Nam thường bị đánh giá thuộc loại “Chém to kho mặn”. Món ăn gì cũng để xắt to, cũng chắc nụi,...

Báo Sáng Tạo 60 năm trước

1- Cầm trên tay tờ tạp chí đã cầm đã đọc 60 năm trước, trong tôi một ngày đầu năm dương lịch 2017, có lác đác vài giọt mưa thưa...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương chín: Vinh quy – Khao vọng – Bổ dụng

Tin người đỗ đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đình, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán....

Bàn chuyện “Sến” trong âm nhạc – Sài Gòn xưa

“Sến” không chỉ được gói gọn trong phạm trù những ca khúc, mà nó còn bàng bạc trong nhiều mặt như: ăn mặc, hành vi, lời nói, phong cách của...

Hủ tiếu hay hủ tíu?

“Mỹ Tho” mang nghĩa “nàng thiếu nữ da trắng”, có phải vậy không? Thời bấy giờ chúng ta vẫn dùng văn tự là chữ Hán, chữ Nôm (chưa có chữ Quốc ngữ),...

Sự ra đời của ca khúc ‘Mùa thu chết’ và cái tên Julie Quang

Sau người vợ đầu Julie, Duy Quang có nhiều bóng hồng khác trong đời mình nhưng ngày anh nằm ở bệnh viện Hoa Kỳ vì căn bệnh ung thư gan,...

Cái ấm sứt vòi

Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi Cuộc sống rượu be sành chắp cổ (Hàn nho phong vị phú - Nguyễn Công Trứ) Về lại Sài Gòn, đi qua con...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 5/9 – Các địa danh ban đầu

2)- Con đường thủy thứ nhì là Kinh Chợ Lớn cũng gọi là Kinh Tàu Hũ (Arroyo Chinois). Vùng Chợ Lớn thưở nay buôn bán thạnh vượng một phần lớn là...

Exit mobile version