Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

12 điều chẳng hay ho gì mà người lớn thường hay làm với trẻ em

12 điều chẳng hay ho gì mà người lớn thường hay làm với trẻ em

1. Thấy các bạn nhỏ đang cầm đồ gì trên tay thì cầm lấy và nói: Nào, ạ đi thì bác cho lấy lại. Tất nhiên là để trêu đùa và thử xem các bạn có biết nói “ạ” không nhưng hành động đó có gì đó không đẹp. Sao lại lấy của bé rồi bắt bé xin lại.

2. Giục giã: Mồm đâu, chào bác đi! Thay vì giục giã, cứ chủ động mỉm cười và nói: Chào con nhé! Trẻ con sẽ học qua làm gương mà. Mình cũng không thích cụm từ “mồm đâu” rồi “mắt để ở đâu” khi nhắc nhở việc gì đó, nghe nặng nề lắm.

3. Động chạm vào cơ thể của bé mà chưa được phép. Ở một số nơi mình còn thấy các chú bác hay vạch quần bé trai và nói: “Để bác xem hàng nào”. Trời ơi, sợ lắm luôn.

4. Nói một cái gì đó có vẻ như bậy bạ rồi thích thú khi trẻ nhắc lại.

5. Hỏi em bé: “Thế tối con ngủ với bố hay với mẹ? Thế bố mẹ có ngủ với nhau không, bố có ôm mẹ không?”. Hỏi xong rồi cười cười kiểu bí hiểm. Như thế là tự nhiên gieo vào đầu bé những suy nghĩ thắc mắc không đáng.

6. “Mẹ có em thì cháu ra rìa”. Cực lực phản đối câu nói này vì tính ‘sát thương” của nó.

7. Để bà/ bác… gọi công an/ ngáo ộp/ ba bị bắt. Các bé hay sợ hãi, ám ảnh bởi điều này.

8. “Bố đi lấy vợ/ bố có cô khác rồi”. Rất nhiều em bé cảm thấy giận dữ, bị tổn thương khi nghe thấy điều này.

9. Cháu lôi thôi/ vụng về/ chậm chạp/ lười/ béo/ xấu giống y như bố/mẹ cháu. Đây là câu nói “double” đau khổ với trẻ vì không những bị chê lại còn động chạm đến người mà trẻ yêu thương.

10. “Cháu được bố mẹ nhặt ở thùng rác/ ngoài đường/ chợ về đấy”. Tưởng là câu nói đùa nhưng khiến trẻ hoang mang vì “nguồn gốc” của mình lắm đó.

11. Các cơ quan vào cuối năm học trao quà (thưởng) cho các cháu đạt học sinh giỏi. Khối cháu bị đòn oan vì điều này vì không đạt học sinh giỏi và làm bố mẹ “mất mặt”. Đôi khi trẻ sợ học vì những áp lực “trên trời rơi xuống” như thế.

12. Vào những buổi biểu diễn, các cô giáo (có cả các mẹ) nhiệt tình trang điểm cho các bé gái. Mình đã chứng kiến cảnh các cô để các con xếp hàng rồi tô vẽ. Không cần vậy đâu, một chút son thôi là đủ làm các con hứng khởi đến độ không dám uống nước rồi, đừng tước đi nét trong trẻo thiên thần không có gì thay thế được của các con.

Còn nhiều điều kiểu như thế…

“Nuôi dạy một đứa trẻ là nhiệm vụ của cả một ngôi làng”

Đôi khi những gì mình làm tưởng vô tình nhưng lại gây nên những mệt mỏi/ hoang mang/ sợ hãi/ tự ti cho trẻ.

Mọi người hay bào chữa, chỉ là vui thôi mà.

Nhưng sẽ không vui được vì nó liên quan đến một con người.

Nên mình nhắc nhau hạn chế những thói quen không tốt.

Bạn nhỉ.

Phan Hồ Điệp 

Nguồn gốc và ý nghĩa của tranh, tượng Tam Đa

Người ta đã chọn ba nhân vật đã qua thời gian lịch sử làm khuôn mẫu cho cụm biểu tượng “Phúc – Lộc – Thọ” làm Tam Đa Những năm...

“Cổ xúy” hay “cổ súy”?

Có thể khẳng định ngay: từ chính xác phải là “cổ xúy”. Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có giảng: “Cổ xúy: Hô hào và động viên....

Tại sao các nhà khoa học trồng hoa hướng dương sau thảm họa hạt nhân?

Hóa ra, hoa hướng dương có tác dụng tuyệt vời trong việc làm sạch chất thải phóng xạ ra khỏi môi trường - đó là lý do tại sao chúng...

Thành ngữ “Ba que xỏ lá”

Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá, mỗi...

Ảnh đặc biệt về Việt Nam năm 1980-1981 của nữ phóng viên Pháp

Cùng xem những hình ảnh hiếm có về Hà Nội và một số địa phương miền Bắc Việt Nam những năm 1980-1981 được ghi lại qua ống kính nữ phóng...

Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng

Tục nhuộm răng là tục cổ xưa của dân tộc Việt, có từ thời các vua Hùng với tục ăn trầu. Sứ thần của nước Văn Lang (giao chỉ) trả...

Xôi kinh nấu sử và sanh sôi nảy nở

Việt Nam tự điển của ông Lê Văn Đức, quyển hạ, phần II, ghi “Xôi kinh nấu sử”. Xin cho biết “xôi” đúng hay “sôi” mới đúng. Chữ “sôi” (hoặc...

Làng Dơi ở Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Mười, xứ sở đã từng được đặc tả nét riêng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội như bánh canh”. Nơi đây, nông dân mới có thêm một...

Những điều chưa biết về Ngã Tư Bảy Hiền

Bảy Hiền là ai mà được đặt tên xung quanh một ngã tư ở Sài Gòn. Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình) là nút giao thông quan trọng ở...

Tục bái vật là gì?

Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới cho rằng mọi vật do tạo hoá sinh ra đều có linh hồn. Mỗi loại vật,...

Lịch sử tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho

…Mười giờ tàu lại Bến Thành xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao… Đó là câu vè được người dân Nam bộ truyền miệng lại đã phác thảo cảnh...

Lịch sử Âm nhạc thời Hùng Vương

PHÀM LỆ Những tài liệu chữ Hán Trung Quốc ngoài Phật giáo sử dụng trong sách này, chúng tôi dựa vào bản in của Tứ bộ bị yếu. Những sách nào...

Exit mobile version