Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

9 câu chuyện dạy con ứng xử…

Việc dạy dỗ con cái quả thực không phải việc dễ dàng! Dưới đây là 9 câu chuyện ngắn nhưng đầy ý nghĩa về cách dạy con từ nhỏ cho đến khi trưởng thành của một người cha, hy vọng sẽ hữu ích cho các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái của mình.

1. Trách nhiệm

Một ngày người con trai 2 tuổi của tôi u đầu vì sơ ý đâm vào bàn. Nó khóc ầm ĩ một hồi lâu. Tôi đã ra khỏi phòng và bước tới cạnh bàn, lớn tiếng hỏi: “Này! Bàn, ai làm bạn bị thương và khóc nhiều quá vậy?”.

Nó ngừng khóc và nhìn tôi với những giọt nước mắt trên mặt. Tôi vuốt ve cái bàn và hỏi: “Ai làm bạn đau thế?”.

Con trai nhìn tôi: “Ôi, là con đó bố”. Tôi nói: “Con xin lỗi cái bàn chưa?”. Nó nói: “Mình xin lỗi” và cúi chào cái bàn.

Kể từ đó, nó đã học được cách chịu trách nhiệm.

2. Đừng trút sự tức giận lên người khác

Một ngày, đứa con 3 tuổi của tôi bắt đầu khóc vô cớ. Tôi hỏi: “Con cảm thấy không thoải mái à?”.

“Không”, cậu bé nói.

“Tại sao con lại khóc nữa rồi? Bố không cảm thấy phiền nếu con khóc, nhưng con nên tìm một nơi thích hợp để khóc, và như vậy thì sẽ không làm phiền những người khác. Sau khi con khóc đủ rồi, hãy bảo bố mẹ, sau đó con có thể ra ngoài”.

Tôi để nó trong phòng tắm. Hai phút sau, nó gõ cửa và nói: “Con khóc đủ rồi bố”. Sau đó, nó được phép ra ngoài chơi.

Bây giờ, con trai tôi đã 18 tuổi, và nó không để cảm xúc của mình ảnh hưởng đến những người khác và đổ sự tức giận của mình lên những người khác.

3. Hãy suy nghĩ hai lần trước khi hành động

Tôi đi ngang qua một cây cầu với đứa con trai 5 tuổi của mình. Nhìn thấy dòng nước trong vắt dưới cầu, nó nói: “Làn nước đẹp quá! Con muốn nhảy xuống sông và bơi lội”.

Tôi hơi ngạc nhiên một chút, nhưng sau đó tôi nói: “Tốt thôi, bố sẽ nhảy với con, nhưng trước tiên chúng ta cần về nhà và thay quần áo đã”. Sau khi trở về nhà và thay quần áo, nó thấy một cái nồi nước.

Tôi nói với nó: “Con này, khi con bơi, con phải đặt mặt con dưới nước, phải không?”. Nó gật đầu, tôi nói: “Con cần thử xem con có thể đặt mặt con ở dưới nước bao lâu”.

Chỉ 10 giây sau, nó nâng khuôn mặt lên khỏi mặt nước và nói: “Con cảm thấy nghẹt thở trong nước, không được thoải mái lắm”.

“Ừ, nếu con nhảy xuống sông, con sẽ cảm thấy còn tồi tệ hơn nữa”.

“Bố ơi, vậy chúng ta sẽ không nhảy xuống sông nữa”, con trai tôi trả lời.

“Được rồi, chúng ta sẽ không làm điều đó”.

Kể từ đó, con trai tôi đã học được sự thận trọng và suy nghĩ lại trước khi có một hành động táo bạo.

4. Kiểm soát ham muốn

Khi con trai tôi được 6 tuổi, chúng tôi đi ngang qua cửa hàng McDonalds sau giờ tan học.

“Bố, McDonalds kìa!”, nó nói. “À, McDonalds! Con muốn ăn gì đó phải không? Dễ mà, nếu con muốn một thứ gì đó thì ra ngoài và tìm cách đạt được nó. Ai cũng có thể làm vậy cả. Nhưng nếu con có thể kiểm soát ham muốn và không mua nó, con sẽ là một anh hùng. Con muốn làm một người bình thường hay một anh hùng?”.

Nó đã trả lời: “Một người hùng”.

“Con chắc về điều đó chứ, con trai?”, tôi nói.

“Bố, con thực sự muốn trở thành một anh hùng”, nó nói.

“Được rồi, anh hùng, chúng ta về nhà đi!”, tôi trả lời.

Kể từ đó, con trai tôi đã học được cách kiểm soát ham muốn của mình và không bị rơi vào cám dỗ.

5. Lựa chọn và hậu quả

Một hôm con trai 8 tuổi của tôi có cuộc ẩu đả với bạn cùng lớp và trở về nhà khóc lóc. Nó thấy bạn cùng lớp của nó sai và đã đáp trả bằng sự tức giận.

“Con định làm gì đấy? Con có muốn bố giúp con không?”, tôi hỏi nó.

“Bố, tìm giúp con một viên gạch, ngày mai con muốn ném chúng nó từ phía sau”.

“Bố biết rồi, bố có thể tìm giúp. Còn gì nữa không?”.

“Bố, lấy cho con một cây gậy, con có thể đánh chúng từ phía sau”.

“Tốt! Bằng cách này con có thể trút cơn giận dữ. Bố có thể lấy nó cho con”.

Tôi lên lầu để chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Con trai tôi dường như đã bình tĩnh hơn một chút. Khoảng 20 phút sau, tôi đã mang đến rất nhiều quần áo và chăn.

“Con trai, con đã cân nhắc kỹ chưa, gạch hay gậy đây?”.

“Nhưng bố ơi, tại sao bố đem cho con rất nhiều quần áo và chăn?”.

“Con trai, là thế này, nếu con choảng cậu ta bằng gạch, cảnh sát sẽ bắt giam chúng ta khoảng một tháng trong nhà tù, vì vậy chúng ta sẽ phải mang theo một số áo khoác và chăn. Nếu con dùng gậy đánh cậu ta, chúng ta sẽ phải ở tù ít nhất ba năm, nếu thế chúng ta phải chuẩn bị quần áo cho cả bốn mùa, phải không? Đó là luật. Vì vậy, nếu con đã quyết định, bố sẽ sẵn sàng hỗ trợ con!”.

“Bố, chúng ta chưa làm mà, phải không?!”, con tôi trả lời.

“Nhưng con trai, con có vẻ đang rất tức giận vì điều đó”, tôi nói.

“Ôi, bố, con sẽ không giận nữa và trên thực tế, con đã sai”, con trai tôi đỏ mặt.

“Tốt thôi, bố ủng hộ con!”.

Kể từ đó con trai tôi đã học được lựa chọn đúng và cân nhắc đến hậu quả.

6. Hãy là một quý ông

Con trai 9 tuổi của tôi thi trượt môn toán lớp 4 và trở nên chán nản. “Làm sao chuyện này lại xảy ra được cơ chứ? Con đã trượt môn toán rồi”.

“Vì con ghét giáo viên toán của con, lớp học của cô thật nhàm chán”.

“Thực vậy à? Bố muốn tìm hiểu thêm một chút”. Tôi cảm thấy thật thú vị.

Nó nói rất nhiều, nhưng tóm lại là giáo viên của nó không thích nó.

“Ồ, bố biết rồi. Khi ai đó thích con, con thích lại, khi cô không thích con, con cũng ghét lại. Con là một người chủ động hay thụ đông?”.

“Một người thụ động!”, con trai tôi trả lời.

“Con là một người mạnh mẽ, hay chỉ là một người yếu ớt? Một quý ông hay một người bình thường?”, tôi tiếp tục hỏi.

“Con yếu ớt và là một người bình thường!”, con tôi trả lời.

“Một quý ông. Bố, con biết rồi! Cho dù cô giáo có thích con hay không, con có thể thích cô ấy, tôn trọng cô và là một người mạnh mẽ”.

Ngày hôm sau, con trai tôi đã vui vẻ đến trường. Kể từ đó những kỹ năng toán học của cậu bé đã được cải thiện, và nó đã học được sự khác biệt giữa một quý ông và một người bình thường.

7. Nguyên tắc

Khi con trai tôi được 10 tuổi, nó nghiện chơi trò chơi máy tính. Vợ tôi đã nói với nó nhiều lần nhưng không được. Một ngày, tôi nói với nó: “Con trai, bố nghe nói rằng con thích chơi game”. Nó đã thừa nhận và cúi đầu xuống.

Tôi hỏi nó: “Con cảm thấy thế nào sau mỗi lần chơi game?”.

“Trống vắng, buồn chán và xấu hổ“, nó nói.

“Vậy, tại sao con chơi? Con không thể ngừng lại, đúng không?”, tôi hỏi nó.

“Vâng, bố”, nó trả lời.

“Tốt! Hãy để bố giúp con!”, tôi đặt máy tính phía trước con trai mình và đưa cho nó một cái búa nhỏ.

“Vậy con hãy đập nó đi”, tôi nói.

“Bố!”, con trai tôi cảm thấy bối rối.

“Đập nó đi! Không có máy tính bố sẽ vẫn ổn, nhưng không có con thì không”, tôi nói.

Nó đã khóc sau khi đập máy tính. Nó đã học được ý nghĩa của nguyên tắc này.

Để có những bài học giá trị cho con, các bậc cha mẹ đừng ngần ngại gì cả. (Ảnh: thequestion.ru)

8. Nói chuyện với mẹ

Khi con tôi 11 tuổi, vợ tôi và tôi sống ở nước ngoài và nó ở lại với bà nội.

Tôi đã gọi bà mỗi ngày để hỏi thăm sức khỏe. Một hôm, con trai tôi trả lời điện thoại: “Chào bố”, nó nói.

“Tốt”, tôi đáp, “Bà nội đâu, bố muốn nói chuyện với bà”.

“Bố, sao bố gọi điện thoại cho bà mỗi ngày?”, nó hỏi.

“Con có nghĩ rằng điều đó thật kỳ lạ không? Nhưng bà là mẹ bố mà!”, tôi nói.

“Thế còn con thì sao? Con cũng muốn nói chuyện với bố!”, nó nói.

“Con có thể tìm mẹ và nói chuyện với mẹ con”, tôi nói với nó.

Kể từ đó, vợ tôi đã nhận được cuộc gọi từ con trai mỗi ngày vào lúc 6h sáng, bất kể mưa hay nắng – trong 8 năm!

9. Buông bỏ những điều nhỏ nhặt và làm những điều bạn nên làm

Khi con trai tôi được 12 tuổi, nó có rất nhiều bài tập ở nhà và đã cảm thấy rất lo lắng. Một buổi tối, nó bước vào nhà và chị tôi nói: “Này, cháu đã làm vỡ đĩa của bác từ hôm qua đấy nhé”.

“Không, con không có!”, nó đáp.

Mẹ tôi nói thêm: “Bà thấy, con đã làm vỡ nó mà!”.

“Con không có! Bà thật bất công với con!”, nó nằm trên sàn nhà và khóc.

Năm phút sau, tôi bước ra khỏi phòng và hỏi: “Chuyện gì đang xảy ra vậy?”.

“Bố, bác và bà ngoại thật không công bằng với con!”, nó kêu lên.

“Vậy việc lớn là, ai đó đã đối xử bất công với con, con cảm thấy thất vọng và khóc trên sàn nhà. Như thế không phải là một người đàn ông! Một người đàn ông thực sự sẽ đứng lên ngay cả khi bầu trời sụp xuống, nhưng con lại khóc chỉ vì một cái đĩa vỡ. Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến mà. Trong suốt cuộc đời con, con sẽ bị đối xử bất công, bị phản bội và bị làm nhục. Vì vậy, con muốn nằm khóc trên sàn nhà khi mọi thứ không như con muốn, phải không?”.

Con trai tôi liền đứng dậy, thẳng lưng và nó: “Bố, con hiểu rồi, bây giờ con cần phải làm gì nhỉ?”.

“Bây giờ hãy tự hỏi con ấy, con có rất nhiều thời gian rỗi hay rất nhiều bài tập để làm? Chỉ cần nhớ, hãy bỏ qua những điều nhỏ nhặt và hoàn thành những gì con nên làm”.

Con trai tôi nhặt túi xách lên, cúi chào bác và bà ngoại của mình, bình thản đi vào phòng.

Cả ba chúng tôi đều mỉm cười. Tôi hy vọng rằng một ngày nào đó khi con trai tôi nhớ lại việc này, nó sẽ hiểu được ý định tốt của chúng tôi.

Chuyện thoát Trung của dân tộc thời nhà Minh đô hộ

Về phương diện lịch sử, thoát Trung còn có nghĩa là thoát khỏi ách xâm lược của Trung Quốc. Tạm không đề cập đến “Một ngàn năm nô lệ giặc...

Hồi Ức Và Thơ Trên Báo Xuân Sài Gòn Xưa

Có hai mảng nội dung mang tính văn nghệ của báo Xuân xưa có sức thu hút độc giả. Đó là Hồi ức về Tết xưa và Thơ. Độc giả...

Đức Phật đã thọ thực món chi?

Sūkara-maddava là tên bằng tiếng Pali của món ăn mà Cunda (Thuần Đà) đã mời Đức Phật dùng trong bữa ăn cuối cùng của ngài trước khi nhập Niết Bàn....

Kỷ niệm thời đi học , ký ức sữa Foremost

Hồi xưa ai đã từng qua thời Tiểu học ở Saigon vào thập niên 1960-70 chắc chắn không quên ..”sự kinh hoàng vì uống sữa” của học sinh thời đó...

Tìm hiểu nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Bài viết này tư liệu cũng đã có phần cũ, LSTV xin mời bạn đọc theo dõi bài viết khảo cứu về nguồn gốc dân tộc Việt có cập nhật...

Tập sách bằng vàng ròng của nhà Nguyễn

Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại các sự việc diễn ra trong...

Những Quy Tắc Cần Biết Khi Ăn Buffet

"Buffet" (búp phê) trong tiếng Pháp là tự chọn hay còn gọi là tiệc đứng, nghĩa là thực khách có thể đi lại, đứng ngồi tùy thích khi ăn uống....

Tào khang chi thể là đạo trọng/Nghĩa kim bằng, bần tiện mạc vong

Tào khang chi thể là đạo trọng; Nghĩa kim bằng, bần tiện mạc vong. Xin cho biết xuất xứ và nguyên văn của hai câu trên. Có phải chữ “tào”...

Nguồn gốc, ý nghĩa của cách gọi “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ.

Xin giải thích giúp nguồn gốc, ý nghĩa của “ông xã”, và “bà xã” trong phương ngữ Nam Bộ. Từ điển tiếng Việt 1992 giảng “ông xã” là từ dùng...

Gom góp từ ngữ của miền Nam và Saigon xưa

Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn...

Cách xưng hô trong gia đình Việt Nam

Có người cho rằng việc xưng hô trong tiếng Việt rất phức tạp và gây phiền phức trong khi giao thiệp. Cứ ” you, me” hay ” toi, moi” ráo...

Không quên cái cũ

Đức Khổng Tử ra chơi ngoài đồng, thấy một người đàn bà đứng khóc nỉ non ở chỗ bờ đầm. Đức Khổng Tử lấy làm lạ, bảo học trò hỏi...

Exit mobile version