Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cha mẹ nước ngoài phạt con cái của họ như thế nào?

Dễ dàng tha thứ cho hành vi xấu của trẻ, thậm chí tìm ra những lý do như “đứa trẻ bị mệt”, “đứa trẻ không ngủ trưa”, “đứa trẻ đang ở trong tâm trạng không tốt” để bao biện cho trẻ là những biểu hiện vô trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Hãy cùng xem các bậc phụ huynh nước ngoài trừng phạt con cái như thế nào!

Cha mẹ New Zealand đối xử lạnh lùng: để trẻ trải nghiệm hậu quả

Trong gia đình anh Bernny người New Zealand, cậu con trai được 2 tuổi rưỡi và cô con gái nửa tuổi. Ở New Zealand, đánh đập trẻ em là một hành động bất hợp pháp, vì vậy, cha mẹ thường không dùng cách này để trừng phạt trẻ em. Nếu con trai làm ồn nơi công cộng, miễn là nó không ảnh hưởng đến người khác, Bernny thường sẽ đối xử với đứa trẻ một cách lạnh lùng, ví như kệ cho đứa trẻ làm ồn. Nếu nó ảnh hưởng đến người khác, Bernny sẽ dắt đứa trẻ đi, đưa cậu bé đến một nơi tương đối rộng rãi và yên tĩnh, và để cho cậu bé tiếp tục “gây rắc rối” cho đến khi cảm thấy chán. Bernny cho rằng rắc rối của trẻ là để thu hút sự chú ý của cha mẹ hoặc để đạt được một số mục đích của mình theo cách này.

Nếu đứa trẻ thấy rằng những rắc rối của mình không có tác dụng, tự nhiên nó sẽ chọn từ bỏ.

Có một thời gian, đứa trẻ thích ném đá cuội xuống bể cá trong vườn, hơn nữa nhắc nhở mãi mà không chịu sửa. Bernny nói với con trai: “Hãy nhìn xem, con đã làm đau cá và làm hỏng bể. Bể cá không còn đẹp nữa”Sau đó, Bernny sẽ yêu cầu con trai nhặt những viên đá trong bể cá. Đôi khi, cậu con trai cũng giả bộ lười biếng và từ chối nhặt đá. Nếu con trai không chịu, Bernny nói chung sẽ không ép buộc cậu bé, anh sẽ nhặt đá cho con trai mình. Lúc này, nếu cậu con trai muốn chơi với bố, Bernny sẽ nhân cơ hội này để giáo dục con trai: “Hãy nhìn xem, con đã ném đá xuống bể cá, bây giờ ba phải nhặt đá giúp con, nên ba không có thời gian để chơi với con nữa!”. Như vậy, cậu con trai sẽ phải trải nghiệm hậu quả cho hành vi xấu của mình. Vì vậy, cậu bé sẽ hiểu rằng cậu thực sự không nên ném đá vào bể cá.

Bernny tin rằng trẻ em không quá ‘không hiểu chuyện’ như người lớn chúng ta thường nghĩ, chỉ là năng lực kiểm soát của chúng còn kém một chút mà thôi. Do đó, Bernny chủ trương rằng cha mẹ đối xử với con cái mình như người lớn và dạy đứa trẻ về trách nhiệm và kiềm chế bản thân khi chúng còn nhỏ.

Cha mẹ Nhật tránh xử phạt công khai: giữ gìn lòng tự trọng cho con trẻ

Con trai của cô TsukuBa người Nhật Bản được 2 tuổi rưỡi. Đối với các gia đình Nhật Bản, người cha là người có thẩm quyền tuyệt đối. Chính bởi vì có thói quen ‘phục tùng’ cho nên Nhật Bản đã trở thành quốc gia kỷ luật nhất. Nếu một đứa trẻ phạm lỗi, cha mẹ Nhật Bản sẽ thực hiện nhiều biện pháp để phạt trẻ. Ví dụ, hủy bỏ kế hoạch đi chơi của trẻ, thậm chí khiến cho đứa trẻ phải chịu đói một chút, hoặc dùng cách xử phạt về thân thể ở mức vừa phải.

Tuy nhiên, nếu một đứa trẻ phạm lỗi ở nơi công cộng, cha mẹ Nhật nói chung sẽ không trừng phạt trẻ ở nơi công cộng.

Giống như hầu hết các bậc cha mẹ Nhật Bản, TsukuBa tin rằng việc trừng phạt trẻ em ở những nơi công cộng không phù hợp với quy phạm lễ nghi, cũng có thể làm tổn hại lòng tự trọng của trẻ em. Do đó, cô sẽ bình luận về biểu hiện của trẻ sau khi trở về nhà, hoặc đưa cho trẻ một số hình phạt.

Cha mẹ Hàn Quốc có ‘chiêu mới’: tịch thu điện thoại di động của đứa trẻ!

Đối với những đứa trẻ cố tình và không vâng lời, nếu cha mẹ không muốn sử dụng hình phạt về thể xác hoặc nhốt chúng trong tủ quần áo, có thể xem xét việc tịch thu điện thoại di động của chúng.

Nghiên cứu của một công ty quảng cáo ở Hàn Quốc cho thấy điện thoại di động hiện là vật dụng cá nhân yêu thích của thanh thiếu niên Hàn Quốc, vì vậy việc tịch thu điện thoại của chúng là tương đương với việc khiến chúng ‘không thể xem thường’.

Theo kết quả khảo sát của Cheil Communication, 77,5% thanh thiếu niên từ 13 đến 15 tuổi cho rằng điện thoại di động là một thiết bị ”ắt không thể thiếu”, trong độ tuổi từ 16 đến 18, con số này là 76,7%.

Cuộc khảo sát cho thấy nếu một thanh thiếu niên mất điện thoại di động, chúng sẽ cảm thấy cô đơn và bất lực. Vì vậy, tịch thu điện thoại di động của chúng sẽ là một hình phạt rất hiệu quả.

Một ‘vũ khí ma thuật’ của cha mẹ người Mỹ: “cách ly thời gian”

Trong các gia đình và trường mẫu giáo ở Hoa Kỳ, phụ huynh và giáo viên thường sử dụng một phương pháp gọi là ‘cách ly thời gian’ để “trừng phạt” những đứa trẻ nhất thời không tuân thủ quy củ. Chẳng hạn, khi đứa trẻ không ngoan ngoãn ở nhà, hay đánh nhau với những đứa trẻ khác, bố mẹ sẽ đưa nó vào phòng ngủ của mình và để con ở một mình trong 3 phút. Sau 3 phút, bố mẹ sẽ đón con ra đúng giờ và nhân cơ hội giáo dục trẻ và đốc thúc trẻ sửa chữa những thiếu sót của mình. Dù ở nhà hay ở nhà trẻ, phương pháp giáo dục này rất hiệu quả và có tác dụng răn đe nhất định đối với trẻ em. Lý do là gì?

Trước hết, luật pháp Mỹ quy định rằng trẻ em phải được người lớn đồng hành và bảo vệ mọi lúc, trong hoàn cảnh này, trẻ em hiếm khi bị bỏ rơi hoặc trải nghiệm cảm xúc bất lực. Do đó, một khi bị cô lập và “lạnh lùng rời đi”, chắc chắn chúng sẽ có một cú sốc tâm lý mạnh mẽ. Thứ hai, trẻ em thường có tâm lý bầy đàn và ý thức nhóm mạnh mẽ. Cô lập trẻ em trong nhóm sẽ khiến chúng cảm thấy chúng bị đối xử khác biệt, do đó sẽ tạo ra cảm giác “bất bình đẳng”, mà trẻ em vốn rất nhạy cảm với điều này.

Điều này cũng ngụ ý rằng: bướng bỉnh là không được mọi người chấp nhận. Ngoài ra, tạm thời cách ly tạm thời một đứa trẻ nghịch ngợm có thể làm giảm căng thẳng giữa người lớn và trẻ em, để trẻ có thể bình tĩnh suy nghĩ về hành vi của mình.

Dễ dàng tha thứ cho hành vi xấu của trẻ, thậm chí tìm ra những lý do để bao biện cho hành vi đó, đều là những biểu hiện vô trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Vì vậy, cha mẹ cần có trách nhiệm dạy bảo con cái với phương cách phù hợp và hiệu quả nhất. Những cách “xử phạt” của các bậc cha mẹ nước ngoài ở trên cũng đáng để chúng ta tham khảo và học hỏi.

Hòa AnTheo kannewyork.com

Hoài niệm câu Lý đò đưa

Gió đánh ố mấy đưa đò đưa Gió đập ố mấy đưa đò đưa Sao cô là cô mình mãi Lửng lơ mà chưa có chồng ??? (Dân ca -...

Langbian – Một châu báu ở Đông Dương

Trong một cuốn sách viết về du lịch xuất bản năm 1920 của hai tác giả Pháp Bouvard và Millet, cao nguyên Langbian được đánh giá là “châu báu” ở...

Thời khô nửa nắng và góc tư nắng

Có vẻ như sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng kiệt sản vật. Những người tận thu cá hủng hỉnh – đủ thứ cá con nhỏ, kể...

Ảnh chân dung các nhà thơ Việt Nam phục chế bằng trí tuệ nhân tạo (AI)

Anh Phạm Sơn làm công việc liên quan đến AI trong lưu trữ, tư liệu, metadata (siêu dữ liệu), công nghệ truyền hình… nên anh hay chia sẻ về AI...

Những Món Ngon Từ Ốc Gạo Trong Ngày Tết Đoan Ngọ

Như sự xếp đặt kỳ diệu của thiên nhiên, hằng năm cứ vào ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch - ngày Tết Đoan ngọ thì mùa ốc gạo ở...

Bánh Lọt – Lọt buốt vô…tim

Bánh Lọt được làm từ bột gạo xuất phát từ món ăn chơi ở nhà quê và chuyển thành thứ hàng bánh từ lúc nào chẳng ai để ý. Song,...

Xây dựng lối sống làng xã qua hương ước xưa

Hương ước, lệ làng là những di sản văn hóa pháp lý đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Các công trình nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ...

Khí phách bà Triệu

Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống ách đô hộ nhà Hán, hơn hai trăm năm sau, vào thế kỷ thứ II, có một người phụ nữ không...

Nghề đúc đồng An Hội giữa lòng Sài Gòn

Giữa thành phố Sài Gòn hiện đại náo nhiệt và nhộn nhịp, ít ai còn để ý đến một làng nghề truyền thống hàng đêm vẫn bập bùng ánh lửa...

7 chiến hạm từng một thời nổi tiếng

Dưới đây là 7 chiến hạm nổi tiếng trong lịch sử quân sự thế giới. 1. Yamato – chiến hạm được trang bị vũ trang mạnh nhất Yamato được ra...

Vô vi là gì? triết lý Vô vi?

Vô vi là gì? Từ "vô vi" có nguồn gốc từ tư tưởng của Lão Tử - một nhân vật quan trọng trong triết học cổ đại Trung Quốc. Về...

Tổng quan về Kinh Dịch – cuốn sách cổ bí hiểm nhất lịch sử nhân loại

Khắp thế giới có lẽ không có bộ sách nào kỳ dị như bộ Kinh Dịch. Nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung hoa, sau Kinh...

Exit mobile version