Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cha mẹ thường đưa ra những lý do không đúng khi dạy con

Tôi cảm thấy có những bậc phụ huynh khi dạy con thường đưa ra những lý do không đúng.

Ví dụ như lần trước khi tôi đi tàu điện, có một đứa trẻ 6 tuổi dùng chân liên tục đá mạnh vào ghế của tôi nhiều lần. Tôi quay lại nói với mẹ của bé: “Phiền chị có thể bảo cháu đừng đá vào ghế của tôi nữa được không?” Người mẹ nói: “Đừng đá nữa, dì nổi giận rồi kìa”.

Đầu tiên, tôi thật sự không tức giận. Thứ hai, dù cho tôi có tức giận thì thật ra cũng không quan trọng, mà quan trọng là người mẹ cần nói với con lý do là cháu làm sai.

Trong trường hợp này, người mẹ nên nói rằng: “Con đừng đá vào ghế của người khác, như vậy là không lịch sự.”

Lý do mà người mẹ này dùng để dạy con đã sai rồi, như vậy sẽ khiến cháu hiểu lầm “Chỉ cần mọi người xung quanh không tức giận thì mình làm gì cũng được.”

Não bộ của trẻ là bộ máy suy luận thống kê. Các cháu chỉ có thể ghi nhớ những kết luận trực tiếp mà bạn đưa ra khi dạy dỗ trẻ.

Từ lời nói của bạn, nếu trực tiếp đưa ra kết luận “Người khác không tức giận là được”, vậy thì trẻ có thể sẽ tiếp tục làm bất cứ việc gì, chỉ cần không có ai phàn nàn là được, ngay cả khi việc đó là sai trái.

Cha mẹ thường đưa ra những lý do không đúng khi dạy con, khiến con không hiểu được hành vi của mình là sai trái. (Ảnh minh họa/Internet)

***

Ngày hôm nay tôi có gặp một người mẹ khi đi xe lửa, lần này cũng xảy ra một vấn đề: 3 cháu bé khoảng độ 7-9 tuổi rượt đuổi nhau trong toa tàu và la hét rất lớn.

Mẹ của một cháu chỉ tay vào em bé đi cùng và nói với các cháu rằng: “Em bé đang ngủ kìa”.

Người mẹ này cũng xem là đã dạy con, nhưng cách dạy cũng không đúng. Không phải bởi vì có em bé đang ngủ nên không được la hét trong toa tàu, mà là ở những nơi công cộng thì không được la hét. Dù không có ai đang ngủ cũng không được la hét như vậy.

Đặc điểm của cách “dùng sai lý do” để dạy con này là đổ lỗi cho tất cả mọi vấn đề lên người khác, chứ không phải là bản thân có lỗi phải sửa.

Bởi vì người khác phàn nàn hoặc có thể sẽ phàn nàn nên cha mẹ mới dạy con “bớt lại” một chút, chứ không phải nói với con từ ban đầu rằng vốn dĩ con không nên làm thế, hành động đó là không đúng, dù không có ai chỉ ra lỗi của con.

Cách dạy dỗ không đúng này kết hợp với đặc trưng phát triển não bộ của trẻ, các cháu sẽ rất dễ hình thành những hành vi như sau:

1. Không ngừng thử thách giới hạn của bạn: Bởi vì mỗi lần dạy con, bạn đều nói với con nguyên nhân là ai đó tức giận, ai đó đang ngủ, chứ không phải là bản thân cháu nên im lặng, vì vậy cháu sẽ rất dễ muốn thách thức giới bạn của bạn. Trẻ chỉ cần chạm vào giới hạn khiến bạn nổi giận là được. Lòng hiếu kỳ của trẻ rất mạnh, nên sẽ tự nhiên liên tục thử thách giới hạn của bạn.

2. Khi lớn hơn một chút, trẻ cũng sẽ tự hình thành cách đổ lỗi sai như thế này: Khi xung đột với người khác, trẻ đều sẽ đổ lỗi cho người kia, bao gồm đối với bố mẹ cũng vậy: “Vì bạn thế nào đó nên tôi mới như vậy, bạn lại còn không hài lòng?”

Khi trẻ ở độ tuổi bướng bỉnh “nổi loạn”, có rất nhiều sự mâu thuẫn với phụ huynh đều đến từ đây. Trẻ thì luôn nghĩ rằng mình đã làm bố mẹ vui, nhưng bố mẹ vẫn không hài lòng. Phụ huynh thì luôn chê trách rằng con không nghe lời, làm gì cũng không nên.

Thật ra cốt lõi nằm ở chỗ khi trẻ còn nhỏ, bạn đã không nói với con rằng làm gì là đúng, làm gì là sai, thế nào là nền tảng và chuẩn mực khách quan.

Bạn đã dạy trẻ nhân sinh quan là: xem ánh mắt của người khác là tiêu chuẩn đúng hay sai cho mọi thứ; hoặc làm người khác vui lòng, hoặc thử mức giới hạn của họ.

Dưới sự giáo dục này, trẻ không có cơ hội để hình thành quan điểm đúng sai của bản thân, lại thêm bố mẹ luôn dạy đổ lỗi cho người khác, trẻ tự nhiên sẽ học được rằng những gì đổ cho người khác được thì cứ đổ, bao gồm cả bố mẹ đã dạy trẻ làm điều này.

Theo Aboluowang.com
Ngọc Trúc biên dịch

Tản mạn về cà phê Sài Gòn xưa

Còn một chiêu nữa là họ múc và cân cà phê trước mặt người mua nhưng đem vô máy xay ở phía trong khuất tầm mắt thì có trời mới...

Có tài cũng khổ, bất tài cũng khổ, đạo đức là an…

Nguyễn Du viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”, người tài giỏi bị ghen ghét dễ gặp cảnh tai ương. Còn như kẻ bất tài lại thường vất...

Bolero Và Người Việt

Trước đây khi tôi nghe những chương trình tin tức và bình luận về âm nhạc trong nước trên radio, lúc ấy vào khoảng cuối những năm 2000, người ta...

Người viết thư mướn cuối cùng ở Sài Gòn

Công việc của ông Dương Văn Ngộ gắn liền với Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, tòa kiến trúc cổ kinh được xây dựng từ năm 1886 với nhiều đặc...

Ai… hột vịt lộn hôn…

Cách nay khoảng chục năm, khi đi công tác ở Manila, tôi được đồng nghiệp, (mà chắc cũng là đồng bọn) ở đây rủ đi bia bọt ở một quán...

Ỷ Lan Phu Nhân và vĩ nghiệp trong lịch sử

Văn chương bình dân Việt Nam thường hay phản ánh đường nét hiện thực của một xã hội tổ chức trên nền tảng lao động lồng trong khung cảnh của...

Mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn

Mũ thượng triều chỉ được vua nhà Nguyễn sử dụng khi thiết triều, trong những dịp đặc biệt của quốc gia. Xét về vai trò, chiếc mũ này tương đương...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa phát cuồng

Dù đã bị cấm hơn 20 năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở...

Vì sao Đức Phật giảng: đời người là bể khổ?

Con người thế gian hầu như ai ai cũng có nỗi khổ. Người giàu có nỗi khổ của người giàu, và người nghèo cũng có nỗi khổ của riêng mình....

Trăm = 100 ? ba mươi sáu = 36 ?

Trong số những ngôi chùa cổ ít được các sách nói tới có chùa Trăm Gian thuộc tỉnh Hà Tây. Chùa tọa lạc ở thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương,...

Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Anh Bằng qua lời kể của Lê Dinh

Đầu năm 1966, một ngày vào khoảng giữa trưa, lúc tôi đang làm việc trong phòng Sản Xuất, đài Phát thanh Sài Gòn, có một anh quân nhân, mặc sắc...

Ải Lang là gì?

Ải: cửa nơi biên giới, lang: chó sói. Ðây nói về phân của con chó sói. Ngày xưa, mỗi khi có giặc người ta thường đốt phân chó sói để...

Exit mobile version