Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Dạy Con bằng ba bát mì

Để dạy Con đừng bao giờ mong chiếm tiện nghi của người khác, người bố đã ba lần dùng bát mì trứng để thử thách Con.

Hãy ghi nhớ những gì bố dạy nhé.

Lần thứ 1. Một buổi sáng, bố làm 2 bát mì trứng, một bát mặt trên có trứng, một bát mặt trên không có trứng, đặt ngay ngắn trên bàn, rồi hỏi cậu con trai muốn ăn bát nào?

“Bát có trứng”. Cậu chỉ vào bát và nói

“Nhường cho bố đi, Khổng Dung 7 tuổi đã biết nhường lê, con 10 tuổi rồi”.

“Khổng Dung là Khổng Dung, con là con, con không nhường!”

Bố hỏi dò :

“Không nhường thật à?”

“Không nhường! Cậu bé kiên quyết trả lời, rồi lập tức cắn lấy một nửa miếng trứng, biểu thị bát mì đã thuộc về mình”.

Người bố đối với động tác và tốc độ của cậu con hết sức kinh ngạc nhưng nhẫn nại hỏi lần cuối :

“Con không hối hận chứ?”

“Không hối hận”.

Và để biểu thị quyết tâm không gì lay chuyển, cậu ăn luôn miếng trứng còn lại.

Người bố lặng lẽ nhìn con ăn xong bát mì, ông quay sang bắt đầu ăn bát mì không trứng của mình, thì ra dưới đáy bát mì của người bố có hai cái trứng, cậu con cũng trông thấy rõ ràng.

Ông chỉ vào hai cái trứng trong bát mì, dạy cậu con rằng:

Ghi nhớ! Người muốn chiếm tiện nghi, sẽ không bao giờ chiếm được tiện nghi.

Cậu con cảm thấy xấu hổ.

Lần thứ 2. Buổi sáng Chủ Nhật, bố lại làm hai bát mì trứng, cũng là một bát trứng nằm bên trên và một bát bên trên không có trứng. Ông vô tư hỏi :

“Con ăn bát nào?”

“Con 10 tuổi rồi, con sẽ kính nhường cho bố. Vừa nói vừa lấy bát mì không trứng”.

“Không hối hận chứ?”

“Không ạ!”

Cậu kiên quyết trả lời rồi ăn rất nhanh, nhưng ăn gần hết cũng không thấy trứng đâu, còn người bố bắt đầu ăn bát mì của mình, điều không ngờ là bát mì của ông ngoài cái trứng nằm mặt trên còn có thêm một cái trứng nằm dưới đáy bát. Ông chỉ vào cái trứng nói :

Ghi nhớ! Người muốn chiếm tiện nghi có thể phải chịu thiệt thòi lớn.

Lần thứ 3. Trải qua vài tháng, bố lại nấu hai bát mì và hỏi con :

“Ăn bát nào vậy con?”

“Khổng Dung nhường lê, con cái phải thể hiện sự hiếu kính với cha mẹ bằng hành động. Bố là bậc bề trên, bố chọn trước đi ạ”.

“Vậy bố không khách sáo nhé”.

Ông chọn lấy bát mì có trứng, cậu con lần này thần thái bình tĩnh không vội như hai lần trước, lấy bát mì không trứng mà ăn. Cậu ăn một lúc thì bất chợt phát hiện trong bát mì của mình cũng có trứng. Người bố ý vị thâm trầm nói với con:

Ghi nhớ! Người không muốn chiếm tiện nghi, cuộc sống sẽ không để cho họ chịu thiệt thòi.

Cuộc đời cô quạnh của nhạc sĩ Thanh Bình: Con đường mình đi sao chông gai…

Nhạc sĩ Thanh Bình qua đời năm 2014 khi không có vợ con bên cạnh, chỉ có những ca khúc do ông viết thay lời đưa tiễn ông, nhất là...

Các công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng

Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau. Chợ Bến Thành Chợ...

Câu Chuyện Lập Nghiệp Của Ông Chủ Rạp Hưng Đạo Xưa

Ba Ngày Tết người dân Sài Gòn hay đi coi hát cải lương ở đây nhưng ít ai biết ông chủ Rạp Hưng Đạo ngày xưa lập nghiệp như thế nào Năm 1940...

Ảnh hiếm về tục chơi cờ người ở Việt Nam xưa

Cờ người là một trò chơi dân gian thường được tổ chức vào các dịp lễ hội cổ truyền ở Việt Nam. Về bản chất, đây là môn cờ tướng...

Lịch sử hình thành của Nhà Thờ Đức Bà

1. Vị trí: Ban đầu, địa điểm xây cất được đề nghị ở 3 nơi: – Trên nền Trường Thi cũ (nay là góc đường Lê Duẩn và Hai Bà...

“Xã Tắc” trong “Giang Sơn Xã Tắc” mang hàm ý gì?

Trong Giang Sơn Xã Tắc thì Giang Sơn có nghĩa là sông núi, vậy còn Xã Tắc có nghĩa là gì? Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giảng...

Hai cái tháp Rùa… soi bóng hồ Gươm

- Hai cái tháp Rùa... soi bóng hồ Gươm ! Sao lại hai ? Soi bói, bóng gió gì đây? - Chả soi, bóng gì cả. Sách vở nói như...

Cam chịu phận bánh cam

Mỗi lần nghe tiếng rao “Bánh cam đây mấy anh mấy chị ơi” trong một con hẻm ba xuyệc ở quận tư tự nhiên thấy lòng nao nao. Tiếng rao...

Nhớ về thời bao cấp: Chuyện ăn cắp xăng dầu

Hầu như ai lớn lên trong thời bao cấp đều chứng kiến cảnh ăn trộm xăng dầu. Nhưng phần lớn những câu chuyện “chôm chỉa” xăng dầu thời đó rất...

Vua Duy Tân – Nước bẩn thì lấy máu mà rửa

Hoàng thái tử Vĩnh San là con thứ tám của Vua Thành Thái, lên ngôi năm 7 tuổi, lấy niên hiệu Duy Tân – có ý nghĩa là “Bạn của...

40 bức ảnh cho cái nhìn về Đà Lạt xưa

Đà Lạt khi xưa vốn dĩ là vùng đất của những người đồng bào thiểu số thuộc bộ tộc K'Ho hiện nay. Sau cuộc khám phá của bác sĩ Yersin...

Cao lầu là nhà hàng hay món ăn?

Xin ông cho biết cao lầu là món ăn hay nhà hàng, hay cả hai. Nếu là cả hai thì đó là do đồng âm ngẫu nhiên hay có quan...

Exit mobile version