Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Dạy trẻ cách tôn trọng thân thể người khác

Một buổi chiều, hai cô bé 3 tuổi Lola và Nina đang chơi búp bê trên ghế sofa của nhà trẻ, chúng lục tung các tủ đồ để chọn những bộ đồ hợp cho búp bê. Đột nhiên Nina kêu lên: “Ôi, ở đây có một miếng bỉm, chúng ta có thể thay bỉm cho búp bê.”

Đúng vậy, ngoài quần áo, tất, bình sữa, núm vú, đôi khi các bậc cha mẹ cũng bỏ vài chiếc bỉm vào trong giỏ quần áo cho trẻ đến lớp, vậy nên bọn trẻ có thể thay tã cho búp bê. Bất kể là bé trai hay bé gái cũng có thể thông qua những trò chơi như vậy mà tăng thêm năng lực của mình. Nhưng lần này bọn trẻ lại chơi đùa hơi mất kiểm soát.

Sự việc xảy ra khi tôi đang chơi cùng những đứa trẻ khác ở trong bếp thì nghe thấy mập mờ giọng nói của Lola: “Tớ không muốn.”

“Nhưng cậu tè dầm ra quần rồi” – Nina nói.

“Tớ không tè ướt quần” – Lola phản bác.

Tôi cảm thấy kỳ lạ khi nghe thấy như vậy, chẳng phải Lola đã kết thúc khoá đào tạo đi toilet hơn nửa năm rồi sao, tại sao vẫn tiểu ra quần. Tôi quyết định ra xem đầu đuôi câu chuyện, không ngờ vừa bước đến thì nhìn thấy Lola đang cố tỏ ra trốn tránh Nina và hét lên: “Tớ không muốn chơi như vậy!”

Thì ra sau khi Nina thay tã cho búp bê xong, phát hiện trong giỏ vẫn còn một miếng bỉm, do đó cô bé nghĩ ra trò muốn Lola làm búp bê, còn mình làm mẹ giúp thay bỉm. Đối diện với sự phản kháng của Lola, Nina làm ngơ và tiếp tục đến gần, lấy chiếc tã mặc cho Lola.

“Đủ rồi”.

Lúc đó tôi vẫn do dự không biết nên chủ động đến can thiệp cuộc phân tranh của bọn trẻ hay không, thì cô Mira (một giáo viên người Đức) nói to và bước nhanh tới, lập tức ngăn chặn hành vi của Nina: “Khi người khác nói không muốn thì con hãy dừng lại, không được tuỳ ý động chạm vào người khác”.

Lời nói của cô Mira đã đánh thức tôi, tôi tự trách mình phản ứng thật chậm chạp. Vì cho rằng Nina và Lola đều là bé gái, nên tôi đã không ý thức được cách chơi của Nina đã quá giới hạn. Mặc dù trong quá trình đó Nina không lôi quần của Lola xuống, nhưng xác thực đã xâm phạm đến quyền tự chủ thân thể của Lola.

Nina bị thái độ nghiêm nghị của cô Mira làm sợ đến nỗi không dám động đậy, bởi vì trong nhà trẻ, những giáo viên chúng tôi ngoài việc chú trọng đến an toàn thân thể của trẻ thì chưa từng lớn tiếng ngăn cấm như vậy. Lúc đó, cô Mira ngồi xuống, nhẹ nhàng nói với Nina: “Mỗi người đều phải bảo vệ thân thể mình, bất kể là ai cũng đều có những chỗ không muốn bị người khác động vào, vậy nên con không thể tuỳ ý chạm thân thể người khác. Chỉ cần con không thích, dù cô giáo hoặc người lớn cũng không thể chạm vào cơ thể con nếu họ không có được sự đồng ý của con, con hiểu không”? Nina đã nhận thức ra được tính nghiêm trọng của sự việc, Lola cũng mở to mắt luống cuống. Cô Mira không biết xử lý ra sao, đành cười hỏi: “Cô biết lần sau con nhất định sẽ chú ý, phải không”? Nina gật gật đầu.

Cô Mira cũng quay sang gọi Lola đến bên cạnh, nói: “Con làm rất tốt, mỗi người đều nên bảo vệ tốt thân thể của mình”.

Khi quay lại thấy khuôn mặt của Nina vẫn rất buồn bã, cô Mira an ủi: “Nina, cô biết con cảm thấy rất buồn, con có muốn được ôm một cái không”? Nina bắt đầu khóc to lên, ôm chặt lấy cô Mira, mãi không chịu buông.

“Tôi chính là chủ nhân của thân thể mình”. Dạy trẻ nói “không” với những tiếp xúc thân mật không được mời.

Ở Đức, các trường mẫu giáo ngay từ khi bắt đầu đã rất chú trọng đến quyền tự chủ thân thể của trẻ em. Các giáo viên cố gắng thông qua những việc lớn nhỏ trong cuộc sống mà truyền tải thông điệp “Mỗi người đều là chủ nhân của thân thể mình” đến mỗi trẻ.

Ví dụ, lấy một quy định bất thành văn trong trường mẫu giáo là trước khi ăn trưa, các giáo viên sẽ giúp các bé còn nhỏ thay bỉm. Trong thời gian đó những bé lớn hơn tự đi vệ sinh hoặc đi rửa tay, có lúc các bé còn nô đùa ướt đẫm mồ hôi rồi chạy từ ngoài vào, khi đó giáo viên cũng cần thay quần áo sạch sẽ khác các bé. Có những đứa trẻ không muốn giáo viên giúp mình thay bỉm hoặc thay quần áo mới, các giáo viên cũng không được phép miễn cưỡng ép buộc chúng. Tất nhiên việc thay bỉm và quần áo này không cần thương lượng nhưng mỗi đứa trẻ đều có quyền tự chủ tuyệt đối về thân thể mình, chúng có quyền chỉ định một giáo viên nào đó giúp mình thay đồ.

“Tôi làm chủ thân thể mình”. Nguyên tắc này bao hàm một phạm vi rất rộng. Chỉ dùng lời nói cho trẻ hiểu những bộ phận riêng tư tuyệt đối không được để người khác tuỳ tiện động vào như thế vẫn chưa đủ, chúng ta còn cần phải từ cuộc sống hàng ngày mà nhấn mạnh cho trẻ thái độ đối với sự an toàn của thân thể, chỉ cần trẻ cảm thấy không thích, không đồng ý, thì đều có quyền biểu đạt sự chống cự.

Tôi nhớ có lần cả lớp cần đi đến một công viên gần trường, giáo viên yêu cầu hai trẻ thành một đội và nắm chặt lấy tay đối phương để đảm bảo an toàn trên đường đi. Sophia 3 tuổi chọn nắm tay cô bé Anna một tuổi rưỡi để đi cùng. Tôi lo lắng Sophia không thể trông nom tốt những bước chân chậm chạp của Anna nên đổi một người bạn bằng tuổi khác là Yawa cho cô bé. Tuy nhiên, Sophia lại tỏ ra rất tức giận khi tôi tự ý thay thế đồng đội của mình và nhất định không nắm tay Yawa. Tôi nghĩ đứa trẻ này thật cứng đầu, nếu không vì bọn trẻ đều cần chọn được một nửa hợp ý mình mới chịu nắm tay thì đã không mất đến hàng giờ cho cả đội, tuy nhiên sau khi nghĩ lại, tôi vẫn quyết định tôn trọng ý kiến của Sophia.

Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được tư duy của trẻ. Không phải Sophia không thích nắm tay Yawa, mà vì cô bé muốn được chăm sóc em nhỏ Anna nên mới có thái độ như vậy. Chế độ hỗn hợp lứa tuổi trong nhà trẻ khiến rất nhiều đứa trẻ cho rằng thông qua việc chăm sóc những bạn mới đến có thể minh chứng bản thân đã trưởng thành. Tôi không nên từ đó quay lưng lại với nguyện ý của bọn trẻ mà tự phá vỡ quy tắc mình đã định ra.

Chúng tôi cũng dạy những đứa trẻ, khi muốn nắm tay hoặc khoác vai người khác, tốt nhất phải được sự đồng ý của đối phương mới không bị xem là mất lịch sự. Cưỡng ép thân thể của người khác hoặc bị người khác cưỡng ép đều là chuyện rất nghiêm trọng và phải ngay lập tức nói với bố mẹ hoặc cô giáo.

Nếu khi đó tôi vẫn cố ý muốn Sophia nắm tay Anna, thì cũng không khác gì việc bắt đứa trẻ phải hôn ai đó. Tôi dặn dò Sophia rằng Anna vẫn rất nhỏ và không thể đi nhanh, hi vọng cô bé sẽ chăm sóc tốt Anna. Nếu Sophia không thể làm được, tôi sẽ sắp xếp đội mới. Tuy nhiên Sophia trong quá trình đó đều tỏ ra rất lưu ý đến những bước đi của Anna, và giữ an toàn cho đến khi về tới nhà trẻ. Chúng tôi ai cũng hài lòng về điều này.

Phương pháp dạy trẻ khái niệm về “Quyền tự chủ thân thể”

Chúng ta cần giáo dục trẻ về khái niệm quyền tự chủ thân thể, không phân biệt bé nam hay nữ, hơn nữa càng sớm càng tốt. Bắt đầu từ nhận thức của bản thân về thân thể, sau đó mở rộng sang chủ đề an toàn thân thể. Giúp trẻ hiểu rằng mỗi người đều có sự phân chia ranh giới thân thể, không được sự đồng ý của người khác thì đều không được xâm phạm. Trong cuộc sống thường ngày, người lớn chúng ta cũng nên quán triệt triệt để nguyên tắc này, cưỡng ép trẻ thơm hoặc ôm người khác, rất dễ khiến chúng mơ hồ về khái niệm an toàn thân thể. Các bậc cha mẹ có con trên 3 tuổi hoặc giáo viên có thể dùng những phương pháp sau để thảo luận cùng trẻ:

1. Nhận biết những vị trí tư mật của thân thể

Dạy trẻ biết tên những bộ phận quan trọng trên thân thể, hơn nữa giải thích cái gọi là bộ phận riêng tư là những bộ phận không thể tùy tiện để người khác xem hoặc động vào. Nếu bị người khác cưỡng ép động vào những chỗ đó, bất kể là người lớn hay trẻ em, nhất định ngay lập tức nói với giáo viên hoặc bố mẹ.

2. Quyền tự chủ thân thể tuyệt đối

Ngoài việc bất kể là ai (bao gồm cả thành viên trong gia đình) cũng không thể tuỳ ý động chạm hoặc cưỡng ép thân thể của trẻ, cũng cần nhắc nhở rằng cho dù người khác vừa đồng ý cho ôm hoặc thơm, thậm chí là gãi ngứa, thì cũng có quyền tại thời điểm đó mà thay đổi ý kiến, chỉ cần trẻ nói “không”, thì người khác cũng không được phép động chạm.

3. Dạy trẻ phân biệt những cảnh báo sớm

Liên quan đến sự tiếp xúc về thân thể, chúng ta nên dạy trẻ bất cứ khi nào cũng cần tôn trọng cảm nhận của bản thân. Có không ít những kẻ quấy rối hoặc tấn công tình dục là những tội phạm tiến bộ, trước tiên giành được sự tín nhiệm của gia đình trẻ hoặc của trẻ rồi tìm cơ hội để ra tay. Vậy nên cho dù người đó tỏ ra “vô ý đụng chạm” hoặc bạn bè thân thiết hay người quen, chỉ cần trẻ cảm thấy sợ hãi, không thoải mái thì đều có quyền lớn tiếng ngăn chặn hành vi của đối phương, và ngay lập tức báo cáo với giáo viên hoặc bố mẹ.

Khái niệm quyền tự chủ thân thể đối với trẻ em là rất quan trọng, chúng ta đừng đợi đến khi những sự việc đáng tiếc xảy ra rồi mới vội vàng đi dạy trẻ những chuyện này. Qua sự việc “thay tã” ở nhà trẻ, chúng ta cũng cần tiến hành những hoạt động với chủ đề “nhận thức thân thể”. Mặc dù quan niệm đã dưỡng thành không thể thay đổi chỉ trong sớm chiều. Vậy nên, chỉ có từ trong cuộc sống lại một lần nữa nhấn mạnh cho trẻ nhận thức về ranh giới đối với thân thể, mới có thể ngăn chặn được những vấn đề đáng tiếc trước khi chúng xảy ra.

Theo: Epochtime.com
Tác giả: Trang Lâm Quân
Thu Hà biên dịch

Điển cố trong nhạc Nguyễn Văn Đông

Các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 thường đặt lời nhạc rất nên thơ, dù bình dị nhưng sang trọng. Thế nhưng, giữa khu vườn trăm hoa đó, ca từ...

Thành phố du lịch kiêm bãi thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên

Dù không phải thủ đô nhưng thành phố Wonsan vẫn đóng một vai trò quan trọng ở CHDCND Triều Tiên, bởi đây vừa là nơi nghỉ dưỡng sang trọng của...

10 đế chế hùng mạnh tồn tại lâu đời nhất lịch sử thế giới

Đã có biết bao đế chế nổi lên rồi suy tàn, trong đó cũng có những đế chế tồn tại hàng trăm năm. Trong suốt chiều dài lịch sử của...

Tượng Phật “lạ” – Góc nhìn và ý nghĩa

Một vị giáo sư người Đức chuyên nghiên cứu về Phật giáo Tây Tạng trao cho biết về bức tượng Phật “lạ” gây dư luận tại Thái Lan, Việt Nam...

Quan tài con

Tại chùa Tô Châu(1) có một nhà sư tên gọi là Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo. Nhà sư thường hay bày trên án thư, trước chỗ ngồi, một...

Chú Hỏa một trong đại tứ gia lừng lẫy Sài Gòn

Chú Hỏa gốc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Tên khai sinh là Hứa Bổn Hòa (Hui Bon Hoa). Tổ tiên ông vào miền Nam Việt Nam sau khi người...

Huyền thoại trận Mù U

Thập niên 1960, Nhật Bản có một cuốn phim đen trắng rất nổi tiếng, phim Rashomon, Lã Sinh Môn. Phim nổi tiếng không vì tài tử xuất sắc, tiếng tăm...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương hai: Nơi thi – Nghi thức

Thi Ðình là thi ở cung điện của vua, khi thi ở sân điện, sân rồng, ở cửa điện, khi ở hai dẫy hành lang (Tả Vu và Hữu Vu)...

Những lần đem quân tấn công đất Trung Hoa của đế chế Đại Việt

Theo các sử liệu của cả Việt Nam và Trung Quốc, trong hơn 1000 năm, quân đội của Đại Việt đã hàng chục lần tấn công vào lãnh thổ láng...

11 quy tắc lạ lùng chỉ thấy ở Nhật Bản có thể bạn chưa biết!

Từ lâu Nhật Bản đã được biết đến là một cường quốc kinh tế có nền giáo dục phát triển và con người ở đây rất chăm chỉ, thông minh,...

Bia Chợ Dinh

Bia Chợ Dinh một di tích chăm pa được khắc trên vách Núi Nhạn ở Tuy hòa ( gần chợ dinh), đỉnh núi là một Tháp Chăm chưa được định...

Thành ngữ “Cá châu chim lồng”

Câu thành ngữ ám chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do. Chuyện kể: Ngày xưa, có một nhà giàu nọ rất chơi thích chơi chim cảnh. Người...

Exit mobile version