Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Để dạy con ngoan, cha mẹ cũng cần phải lưu ý hành vi của mình

Đừng lầm tưởng rằng đã là người lớn thì có thể hành động tùy thích. Đôi khi những hành vi của chúng ta lại ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Cha mẹ chỉ mong điều tốt nhất cho con mình. Nhưng đôi lúc, chúng ta vô tình làm tổn thương trẻ bằng chính những hành động của mình như phớt lờ ý kiến của con hoặc phá vỡ các quy tắc mà ta đã dạy chúng. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bối rối và gặp khó khăn trong việc cư xử với người khác.

Trẻ Em, Anh Chị Em Ruột, Anh Trai, Chị Em, Nắm Tay

1. Con không được phép nói dối nhưng cha mẹ thì có thể

Cha mẹ dạy con luôn phải nói thật và chấp nhận mọi tình huống xấu sẽ xảy ra. Nhưng đôi khi họ tự phá vỡ quy tắc này bằng những lời nói dối trắng trợn, che giấu sự thật hoặc giấu đi một số thông tin. Việc làm này sẽ trông thật sai trái dưới góc nhìn của trẻ con.

2. Con phải ngủ một mình

Những bậc phụ huynh thường lầm tưởng rằng ngủ cùng trẻ sẽ làm hỏng tính độc lập của chúng nên họ đã cho con mình ngủ riêng ngay từ khi còn bé. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học cho biết cha mẹ nên ở bên con cho đến khi trẻ chìm vào giấc ngủ để tạo ra mối liên kết cảm xúc mạnh mẽ hơn và góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần của trẻ.

3.Cha mẹ có thể tự quyết định sẽ ăn khi đói nhưng con thì không

Mặc dù thói quen ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, nhưng đôi khi chúng ta vẫn có những sở thích ăn uống riêng và thỉnh thoảng ta cũng bỏ qua một vài bữa ăn nếu không cảm thấy đói. Người lớn có thể tự quyết định ăn khi họ muốn, nhưng trẻ em thì không có đặc quyền xa xỉ này. Chúng luôn phải tuân theo các quy tắc của người lớn, ngay cả khi cha mẹ chúng đôi lúc cũng ăn uống không đúng giờ và đủ bữa.

4. Cha mẹ có thể dùng điện thoại hàng giờ nhưng con thì không

Trung bình một người trưởng thành dành khoảng 3 giờ mỗi ngày để lướt điện thoại, chưa bao gồm những thiết bị điện tử khác. Việc không để trẻ con dùng điện thoại hay máy tính bảng quá lâu là hoàn toàn đúng đắn nhưng người lớn cũng nên điều chỉnh lại thói quen của mình vì sức khỏe và nhận thức của trẻ. Hãy là một tấm gương tốt trong việc nuôi dạy trẻ bằng cách đặt điện thoại xuống và chơi với con từ hôm nay.

5. Cha mẹ có thể ăn mặc tùy thích nhưng con thì không

Một số cha mẹ bảo vệ con quá mức khi luôn cho trẻ mặc ấm lúc ra đường mà không quan tâm đến việc trẻ thật sự cảm thấy như thế nào. Họ chỉ phỏng đoán cảm giác của con dựa trên nhận định của chính họ. Điều này sẽ làm hạn chế tính linh hoạt của trẻ trong những trường hợp cần vận động thoải mái.

6. Con luôn phải chia sẻ và vâng lời

Cha mẹ thường dạy con phải chia sẻ đồ chơi, phải thỏa hiệp và thậm chí cha mẹ tự đưa ra quyết định trong những tình huống có thể gây khó chịu cho con. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại trong thế giới người lớn, nơi mà mọi người đều có tính sở hữu và không sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình cho người khác. Hãy nhớ rằng trẻ em là những cá thể riêng biệt và chúng cũng có nhu cầu và ý kiến ​​riêng. Cho nên, thay vì dạy trẻ luôn phải thỏa hiệp mọi lúc, hãy hướng dẫn chúng cách thiết lập ranh giới lành mạnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con.

7. Con phải làm theo mệnh lệnh bất cứ khi nào cha mẹ yêu cầu

Một số phụ huynh luôn muốn con cái thực hiện mệnh lệnh của họ ngay lập tức, bất kể đứa trẻ đó đang làm gì. Việc phớt lờ ý kiến ​​của con có thể khiến chúng nghĩ rằng mong muốn và suy nghĩ ​​của chúng không quan trọng. Dần dần, đứa trẻ sẽ trở nên thụ động, không có chính kiến riêng mà chỉ hành động theo yêu cầu của cha me.

8. Con không nên lo lắng về những điều tiêu cực xung quanh

Cha mẹ luôn muốn con cái được hạnh phúc và không phải lo nghĩ nhiều. Nhưng thực chất, trẻ em luôn tò mò, lo lắng về thế giới xung quanh và sự thay đổi của chính bản thân mình. Vì vậy, cha mẹ nên gần gũi, chia sẻ cảm xúc để trẻ em có cơ hội nói về vấn đề của mình. Điều này sẽ giúp các bậc phụ huynh nhận ra và can thiệp kịp thời nếu trẻ có những thay đổi khác thường về tâm lý.

Rúng động và rung động là một?

Có sự khác biệt về nghĩa giữa "rúng động" và "rung động". Theo Phạm Văn Tình trong Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1958). Các từ "rung",...

Tiếng Việt và nguồn gốc ngôn ngữ loài người

TIẾNG MẸ (MOTHER TONGUE) Rất nhiều nghiên cứu về nguồn gốc ngôn ngữ loài người đưa ra nhiều bằng chứng và nhiều giả thuyết. Trong đó giả thuyết dựa trên...

Uẩn khúc trong vụ án vua Minh Mạng xử tử bố vợ

Đầu thời vua Minh Mạng, vụ án Phó tổng trấn Gia Định thành Huỳnh (Hoàng) Công Lý là một vụ trọng án làm vua lao tâm khổ tứ và phiền...

Phụ Nữ Trong Vương Triều Nhà Lý

Lý Công Uẩn sáng lập ra vương triều nhà Lý thay nhà Tiền Lê, lên làm vua dưới danh hiệu là Lý Thái Tổ năm 1010 và để lại dấu...

Văn hóa miền Nam nước Việt hay văn hóa Đồng Nai Cửu Long?

Nghiên cứu và viết về văn hóa xã hội vùng này từ trước tới giờ đã có nhiều người làm, khởi từ Trịnh Hoài Đức đến Sơn Nam, Nguyễn Đình...

Vài hình ảnh hiếm của đường Catinat thời Pháp thuộc

Bức ảnh được chụp cuối thế kỷ 19 này ghi lại đoạn đầu đường Catinat. Vị trí ngôi nhà bên trái có người đàn ông đứng tựa cửa, cũng là...

Húy của Vua Gia Long là Anh hay Ánh?

Hầu như người Việt Nam nào có bước chân tới trường, qua ngưỡng cửa Trung học (cấp 2) cũng ít nhiều biết được tên thật của vua Gia Long (1802-1819),...

Sài Gòn thời giãn cách qua tranh

Khu Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn thưa vắng, hồ Con Rùa bị chăng dây... được phác họa qua các tác phẩm của Lê Sa Long. Ảnh minh họa Họa...

Làng đá mỹ nghệ Non Nước

Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm dưới chân Ngũ Hành Sơn, là một trong những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng đã gần 400 tuổi… Nằm dưới chân...

Louis Pasteur và niềm tin vào Đấng Sáng Thế

Nhà khoa học nào đóng góp nhiều nhất vào việc cứu sống hàng triệu con người? Ai được ca ngợi là nhà sinh học vĩ đại nhất của mọi thời...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 1 – Định Kỳ – Phép Thi

Thi Hương là kỳ thi quan trọng cấp đầu để lấy người đỗ Cử-nhân ra làm quan, cũng gọi là Trung khoa (Ðại khoa tức thi Hội, thi Ðình, là khoa thi...

Truyện truyền kỳ Việt Nam, dòng văn hóa, lịch sử chảy mãi trong văn học nước nhà

Dù có nguồn gốc và ảnh hưởng từ Trung Quốc, thậm chí Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản..., nhưng truyện truyền kỳ Việt Nam cũng có một chặng đường, giai...

Exit mobile version