Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Trẻ nhỏ hay ăn vạ, các bậc phụ huynh phải làm gì để giải quyết vấn đề này?

Ăn vạ là một tính xấu mà nếu không được loại bỏ từ sớm, theo thời gian đứa trẻ sẽ phát triển tật xấu này thành những yêu sách hay đòi hỏi vô lý càng ngày càng tăng khi trưởng thành. Dưới đây là những cách giúp các bậc cha mẹ “điều trị” tính ăn vạ của trẻ ngay từ nhỏ.

1. Giữ bình tĩnh và không tạo môi trường cho bé ăn vạ

(Ảnh minh họa. Nguồn: Shutterstock)

Khi chứng kiến cảnh con ăn vạ nhiều bậc phụ huynh cũng trở nên “bốc hỏa” vì sự bướng bỉnh và vô lý của trẻ. Những lúc này, cha(mẹ) nên rời đi nơi khác để lấy lại bình tĩnh, bởi khi bạn giữ được bình tĩnh thì bạn mới có thể giúp con cũng trở nên bình tĩnh hơn.

Trong lúc trẻ ăn vạ, trẻ rất muốn thu hút sự chú ý của cha (mẹ) và muốn cha mẹ phải chiều theo ý mình. Nhưng nếu bạn chiều theo ý trẻ sẽ chỉ khiến con hiểu rằng, cứ làm loạn lên là bé sẽ có được thứ mà bé muốn và điều này sẽ rất không tốt về sau. Trong tình huống đó, bạn hãy tỏ ra hoàn toàn không quan tâm đến chuyện của con cho đến khi con tự nín.

Nếu con không chỉ khóc lóc mà còn đánh người khác, ném đồ vật, hoặc la hét không ngừng, hãy bế bé lên và đưa tới nơi giúp bé cảm thấy an toàn, chẳng hạn như trong phòng của bé.

Sau khi con đã nín khóc, bố mẹ đừng giáo huấn ngay, bởi lúc này trẻ chưa đủ bình tĩnh để hiểu những lời phân tích. Bố mẹ có thể đứng dậy làm việc khác coi như sự việc ăn vạ chưa hề xảy ra đợi khi con bình tâm trở lại thì có thể giải thích cho trẻ.

2. Luôn có những hình phạt hợp lý

Cha mẹ cần có những hình phạt nhỏ cho những tình huống mắc lỗi khác nhau để điều chỉnh hành vi và thái độ không tốt ở trẻ. Phụ huynh hãy luôn nhớ nguyên tắc: không thỏa hiệp hay tùy tiện giảm nhẹ hình phạt để răn đe trẻ không tái phạm.

Khi con được hơn 18 tháng, phụ huynh có thể bắt đầu áp dụng các hình thức phạt để giáo dục trẻ, chẳng hạn như biện pháp phạt con đứng một mình. Biện pháp này có thể giúp bé trở nên bình tĩnh từ đó kiểm soát tâm tính của mình tốt hơn. Hãy đưa con đến nơi yên tĩnh (nơi buồn tẻ càng tốt), để trẻ ở một mình trong khoảng thời gian hợp lý (khoảng 1 phút với mỗi buổi).

3. Giáo dục trẻ từ những bữa ăn

(Ảnh minh họa, Qua : qbaobei)

Đối với những trẻ khoảng 2,5 tuổi, bạn có thể áp dụng các hình phạt khi con tỏ ra lười ăn như: quy định thời gian cho con tự ăn, nếu quá thời gian thì cất đồ ăn đi, để con có cảm giác bụng đói đến bữa ăn tiếp theo.

Con sẽ nhận ra và hiểu được thông điệp nghiêm khắc này khi thấy bụng đói hơn bình thường. Tuyệt đối không cho con ăn vặt sau bữa phạt để con có luôn cảm giác đói đó đến bữa sau. Khi trẻ ăn, cha mẹ cũng cần tạo thói quen để con có thể rèn luyện tính độc lập, bằng cách tự xúc ăn và lựa chọn đồ ăn con muốn, thay vì việc cha mẹ ra lệnh bắt con phải ăn một loại thức ăn nào đó.

4. Tâm sự và giải thích cho bé

Cha mẹ hãy nói chuyện với con khi cảm thấy con đã lấy lại được sự bình tĩnh. Bạn có thể vừa ôm con vừa tâm sự với con, khuyến khích để con nói ra suy nghĩ của mình khi có những hành động ăn vạ đó. Hãy phân tích để cho con hiểu là cha mẹ rất yêu bé, nhưng hành động của bé như vậy là sai, do đó bé vẫn phải nhận những hình phạt vì hành động sai đó của mình.

Dù chuyện con khóc lóc la hét thật ra cũng là bình thường ở lứa tuổi này, nhưng tốt nhất bạn vẫn cần để ý đến con để có thể phát hiện ra những vấn đề (nếu có) chẳng hạn như có thể trẻ bị đau ốm hoặc tổn thương tâm lý.

Cha mẹ cũng cần nhìn lại xem có phải trong gia đình đang có việc gì làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, hay bố mẹ bận rộn nên không dành cho con sự quan tâm cần thiết v.v… Nếu những trận làm loạn của con diễn ra có vẻ quá thường xuyên hoặc dữ dội, không những thế bé còn có hành vi tự làm mình đau hoặc làm đau người khác thì bạn hãy đưa con đi tìm sự trợ giúp của các bác sĩ tâm lý.

Thanh Long (T/H)

Hoài niệm về cái Tết Trung Thu xưa

Tết Trung Thu có từ bao giờ, do ai là người đưa Tết này từ Trung Quốc vào nước ta vào khoảng thời gian nào thì chưa có tài liệu...

Những nghi lễ gia đình của người Hoa ở Nam bộ

Hiện nay ở nước ta có gần một triệu người Hoa. Họ cư trú ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung đông đảo ở các...

Nam Kỳ Lục Tỉnh: Đất Nước Và Con Người

Trong lúc luận bàn và tìm hiểu văn hóa và con người trong vùng đất mới, đôi lúc tôi có đế cập đến con người và văn hóa vùng đất...

Vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam xưa qua sách ‘Ký ức Đông Dương’

Vẻ đẹp đó là những nét sinh hoạt thường ngày, sự bình dị khi hoạt động mua bán, khi khoác lên mình những bộ trang phục truyền thống của từng...

Lăng mộ đại điền chủ Hàm Huỳnh Kỳ

Lăng mộ đại điền chủ Hàm Huỳnh Kỳ là một công trình kiến trúc độc đáo hội tụ bản sắc văn hóa của cả 4 dân tộc hiện diện ở...

Những chiếc xe Lam thời xưa

Vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, xe lam là một phương tiện rất thân quen đối với những người dân khắp mọi miền đất nước. Nó thường...

“Pré” và “proto” là gì và khác nhau như thế nào?

Trên Kiến thức ngày nay, số 191, khi phân tích danh từ “prénom”, ông có giải thích rằng “pré” là trước. Vậy còn “proto” là gì? Có đồng nghĩa với...

Chuyện tên chợ của mấy bà

Khi tôi nói đến chuyện tên chợ của mấy bà thì mấy ông bạn lớn tuổi tỏ ra không đồng ý. Chợ của các ông cũng có, cớ gì của...

Ý nghĩa cuộc thắng lợi túc cầu của Trung Kỳ đối với Nam Kỳ ngày 2 june 1941

Cuộc thắng lợi túc cầu thâu về cho Hội tuyển Trung Kỳ đối với Hội tuyển Nam Kỳ ngày mồng hai tháng sáu tây vừa rồi ở sân banh Sài...

Việt Nam – Đất nước của những kẻ lười biếng

Đây là một bài viết tôi sưu tầm được, nhưng tôi phải nói trước với bạn là ngôn từ của nó không hề ngọt tai, nếu bạn chưa sẵn sàng...

Những hình ảnh quý hiếm về mẹ vua Bảo Đại ở Huế năm 1972

Có mặt ở Huế năm 1972, nhiếp ảnh gia Pháp Habans Patrice đã ghi lại những hình ảnh quý giá về bà Từ Cung – mẹ cựu hoàng Bảo Đại....

Cáo chết ba năm quay đầu về núi

Theo học giả An Chi: “Câu này bắt nguồn ở thành ngữ tiếng Hán “hồ tử thú khâu” [狐死首丘] (cáo chết hướng [về] gò), thường nói tắt thành “thú khâu”...

Exit mobile version