Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ỷ lại vào điện thoại là một hiểm hoạ lớn với việc học tập con trẻ

Có một học sinh từng nhận được sự kỳ vọng rất lớn của mọi người xung quanh, nhưng cuối cùng lại rớt thảm hại trên bảng những sinh viên ưu tú. Mà một trong những nguyên nhân then chốt dẫn đến sự thất bại của cậu chính là “điện thoại”.

“Công cụ học tập tốt”?

Ngày càng có nhiều học sinh sử dụng điện thoại thông minh quá mức và cho rằng chúng có tác dụng hỗ trợ cho học tập. Nhưng thực tế đã chứng minh, đây chỉ là cái cớ mà thôi. Bởi vì chỉ có một số ít những học sinh có năng lực tự kỷ luật mạnh thì điện thoại mới có thể đáp ứng nhu cầu trợ giúp, còn lại đa số đều không cách nào kiểm soát được bản thân, cuối cùng còn dẫn đến bị điện thoại khống chế.

Đối với những học sinh có tính tự kỷ luật cao thì điện thoại trở thành một kho dữ liệu đa dạng: có thể cùng giáo viên chia sẻ, hiệu quả trong việc tìm tài liệu học tập… Tuy nhiên những học sinh này tự biết hạn chế thời gian sử dụng và không bị đắm chìm trong đó. Vì vậy có thể đem lại lợi ích cho học tập.

Nhưng với đa số học sinh mà nói thì rất khó để làm được như vậy. Bởi vì năng lực tự kỷ luật của con người thường rất kém, ban đầu chỉ là sử dụng điện thoại, dần dần bắt đầu chơi điện tử, cuối cùng là bị đắm chìm vào nó. Đây là một quá trình rất ngắn, một khi đắm chìm trong đó thường sẽ rất khó tự kiểm soát bản thân. Cuối cùng không thể tập trung học tập, tính trách nhiệm cũng trở nên ngày càng kém.

Thêm nữa là xã hội ngày nay liên tục cập nhật những phần mềm như: Facebook, Zalo, Twitter… Một khi gia nhập vào những mạng xã hội đó thì rất nhanh thời gian sẽ bị tiêu hao hết sạch, dẫn đến việc muốn chuyên tâm học tập, chuẩn bị thi cử, cũng đều là những chuyện không thể.

Mặc dù đối với phụ huynh mà nói, muốn trẻ dùng điện thoại chỉ là để thuận tiện cho liên lạc. Nhưng đối với trẻ mà nói, khi chia sẻ cùng bạn bè, chúng sẽ dần dần tìm tòi ra những công năng khác của điện thoại, ban đầu có thể liên quan đến học tập, nhưng dần dần sẽ xa rời con đường đúng đắn đó.

Có nên hay không khi xem điện thoại như một công cụ học tập?

Cũng luôn có những học sinh xem điện thoại như công cụ học tập. Tuy nhiên thành tích học tập của chúng cũng không phải là quá lý tưởng. Bởi vì trong học tập thì năng lực tư duy rất quan trọng, nhưng những học sinh thường xuyên sử dụng điện thoại để học thường có tính ỷ lại rất lớn.

Một vài vấn đề không quá khó, cũng không nhất thiết phải sử dụng điện thoại để tra đáp án nhưng vẫn cần tra; hoặc nếu gặp vấn đề khó thì cũng không cần quá lo lắng vì đã có ‘ngân hàng câu hỏi rất phát triển, công cụ tra từ cũng rất tiên tiến, nhiều khi chỉ cần quét hình ảnh, hệ thống liền có thể phân biệt được và rất nhanh đã có thể tìm ra kết quả. Thêm nữa trên mạng cũng có rất nhiều người bạn nhiệt tình, chỉ cần đăng câu hỏi lên mục hỏi đáp thì chắc chắn có người sẽ giúp đỡ.

Những cách làm này xác thực khá thuận tiện và mang lại hiệu quả, chỉ là một khi ỷ lại vào phương thức học tập đó, năng lực tư duy sẽ dần dần giảm sút, đến khi thực sự cần suy nghĩ thì sẽ cảm thấy bất lực. Vậy nên học sinh ỷ lại nhiều vào điện thoại để học tập, thường không cách nào bồi dưỡng thái độ học tập đúng đắn, khi gặp phải khó khăn hoặc khi đối diện với cạnh tranh, chỉ có thể bị rớt lại hoặc lựa chọn chạy trốn.

Hơn nữa những học sinh ỷ lại vào điện thoại trong thời gian dài, tính tình dễ bị kích động, lực nhẫn nại kém. Điều này chính là mối lo ngại rất lớn trong tương lai khi chúng bước ra ngoài xã hội.

Gần đây trên Internet có một bà mẹ dặn con trai mình thế này: “Điện thoại sẽ là thứ bị đào thải trước con người, nhưng mẹ hy vọng con không nên vì điện thoại mà bị đào thải trước”.

Đắm chìm và ỷ lại vào điện thoại đến nỗi không thể rời chúng dù chỉ là nửa phút thì tương lai con đường phía trước sẽ không còn cách nào vãn hồi lại nữa.

Vì thế , mỗi cha mẹ hãy giúp con mình theo cách đúng đắn. Đừng nuông chiều những tiện nghi giải trí mà huỷ hoại chính con cái mình.

Ngọc Trân biên dịch
Nguồn: secretchina

Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo thời Lý – Trần

Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, với chiến  thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc...

Liệt kê những rạp xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Trước 1975, tại Sài Gòn có khoảng hơn 60 rạp hát lớn nhỏ. Thời ấy, người Sài Gòn giải trí chủ yếu là xem xi nê (hay còn gọi là...

Chợ Cần Thơ – khu chợ cổ nổi tiếng miền Tây Nam Bộ

Được xây dựng khoảng năm 1915, cùng thời với chợ Bến Thành và chợ Bình Tây, chợ Cần Thơ từng là một trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất...

Tại sao lại gọi miền Nam Bộ Việt Nam là Cochinchine?

Thật ra, địa danh Cochinchine ban đầu được dùng để chỉ đất Bắc nghĩa là Đàng Ngoài, sau mới chỉ Đàng Trong và cuối cùng mới chỉ Nam Bộ Việt...

Những ngộ nhận về áo dài Cát Tường

Càng ngày áo dài truyền thống càng phổ thông hơn ở nước ta và trên thế giới. Đến nỗi đã có vài luận án tiến sỹ ở Mỹ và Úc...

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết

Sự thật về “ông Kẹ” trong truyền thuyết: Tên sát nhân bị biến thành xác ướp trưng bày và những hoài nghi về tội ác hơn 60 năm trước Ngày...

Sài Gòn xưa và mốt thời trang vượt thời gian

Hai trang phục xưa cũ và giản dị nhất là chiếc áo bà ba truyền thống và áo dài chiết eo trứ danh. Áo bà ba xuất hiện không nhiều...

Hoàn cảnh sáng tác 2 ca khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” và “Em Lễ Chùa Này”

Sài Gòn có một quán café “Hoa Vàng”, trước kia còn gọi là “Động Hoa Vàng”. Quán nằm ở Ngã Tư Bảy Hiền, trang nhã, tĩnh mịch và rất nên...

Phở – Thiên Biên Ký Sự

Tái chín nạm giò vè, tiêu ớt rau thơm giá sống Sách gầu gân mỡ sụn, tương chanh nước béo hành trần. Bác giáo lõ mắt dòm tôi với bát...

Những Loại Thịt Bò Nào Trong Bát Phở?

Anh hỏi thì em xin thưa: đó là thịt…!! Một chút thơ làm duyên khởi Ngày nay có gần 3 triệu người Việt Nam sống ngoài quê hương nên gọi...

Hoạ phúc không lường

Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ(1) mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói: “Mất ngựa...

Thời Vua Hùng không có ‘văn hóa đóng khố’

Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ “văn hóa đóng khố” ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm...

Exit mobile version