Theo quan niệm xưa, ông bà ta thường cho rằng một đứa trẻ sinh ra với lòng bàn chân phẳng lì thì sẽ có số hưởng giàu sang phú quý. Tuy nhiên, ngày nay nhiều bác sĩ y khoa về xương khớp đã chỉ ra rằng bàn chân bẹt ở trẻ là một loại dị tật, nếu bạn không đưa trẻ đi chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau: đau cổ chân, đau đầu gối, vẹo cột sống…
Vậy khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường ở bàn chân và dáng đi thì bố mẹ nên làm gì? Trong bài viết sau đây, ĐÁNG NHỚ sẽ đồng hành cùng bạn để điều trị tật bàn chân này cho trẻ.
1. Dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ
Hầu hết các trẻ bị chứng bàn chân bẹt sẽ không xuất hiện các dấu hiệu rõ ràng trong thời gian dầu. Tuy nhiên, bố mẹ cần chú ý quan sát một số điểm sau của trẻ lúc đi để xem xét tình trạng bàn chân bẹt của con:
- Thường bị đau ở chân, đầu gối hoặc chuột rút
- Chân đi chữ V
- Khớp gối xoay lệch và có xu hướng chụm vào nhau
- Bàn chân không để lại lõm trên mặt đất
- Trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi mang giày
- Trẻ thực hiện các hoạt động thể chất khó khăn.
2. Cách điều trị bàn chân bẹt cho trẻ
Có đến 50% trẻ em ở khắp châu Á phải chịu những ảnh hưởng xấu từ hội chứng bàn chân bẹt. Nhiều phụ huynh phát hiện tình trạng bất thường ở bàn chân của con mình nhưng không biết cách xử lý. Khi bàn chân trẻ bị bẹt có thể dẫn đến nhiều vấn đề về xương ở bàn chân, bàn chân bị bẹt có xu hướng áp cạnh và cong xuống đất hoặc xoay vào trong làm hỏng cấu trúc của xương chân. Hậu quả là dẫn đến chân bị chụm đầu gối chữ “X” khiến cho cả chân và đầu gối đều bị đau.
Bàn chân bẹt ảnh hưởng đến khả năng chơi thể thao của trẻ hoặc thậm chí là đến việc đi lại bình thường của bé. Ở độ tuổi phát triển, tình trạng mất cân bằng bàn chân sẽ làm ảnh hưởng đến xương hông và lưng của trẻ. Vậy nên, để điều trị hội chứng này cho trẻ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Phẫu thuật:
Sử dụng phương pháp phẫu thuật đối với trẻ dưới 8 tuổi được các bác sĩ khuyến cáo là không cần thiết. Trong những năm đầu đời, bạn có thể điều trị bàn chân bẹt bằng những hình thức không phẫu thuật khác. Tuy nhiên, những trường hợp bé gặp vấn đề dị tật về chân quá nặng, bác sĩ điều trị sẽ xem xét về phương pháp này.
- Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân
Hầu hết các đế chỉnh hình bình thường bạn có thể mua trên mạng hoặc các cửa hàng y khoa nhưng chúng sẽ không đảm bảo đúng kích thước chân trẻ nên không mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị vì đế làm sẵn có thông số bằng nhau. Tuy nhiên trên thực tế mỗi chân trái phải của trẻ có độ bẹt có thể không giống nhau. Vậy nên, hãy tìm đến các đơn vị chữa trị bàn chân bẹt cho trẻ để đặt làm riêng đế giày bạn nhé!
Bởi vì lòng bàn chân mỗi trẻ sẽ có kích cỡ và mức độ lồi lõm khác nhau nên đế chỉnh hình được sử dụng cho trẻ phải có sự riêng biệt. Tại phòng khám ACC, các bác sĩ kiểm tra chân và toàn bộ cấu trúc xương của trẻ, tùy theo độ bẹt của trẻ mà chỉ định làm đế chỉnh hình bàn chân để điều trị. Trẻ được phân tích vận động trên thiết bị chuyên dụng để được theo dõi suốt quá trình điều trị trước và sau khi mang đế chỉnh hình.
Bên cạnh đó bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân kết hợp điều trị bằng phương pháp chiropractic (nắn chỉnh xương), tập phục hồi chức năng cho những trường hợp trẻ bị biến chứng vẹo cột sống, lệch hông, cơ bàn chân yếu…
Để chế tác ra đôi đế đúng chuẩn, ACC sử dụng công nghệ kỹ thuật số của châu Âu CAD Cam để đo một cách chính xác thông số riêng của từng chân trái chân phải của trẻ. Các chỉ số đo được từ thiết bị quét kỹ thuật số là phương pháp đánh giá độ cân bằng chân chuẩn xác nhất để mô phỏng lại hình ảnh 3 chiều của bàn chân để tạo nên đế chỉnh hình bàn chân 1 cách chính xác nhất.
Sau bước scan chân để lấy thông số, các kỹ thuật viên có tay nghề tại phòng đế chỉnh hình sẽ hoàn thiện đế chỉnh hình bằng tay để tùy chỉnh đế đúng với kích cỡ chân và lựa chọn những chất liệu phù hợp với giày mà trẻ hay mang. Đế chỉnh hình được làm chính xác là phương pháp điều trị hiệu quả hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em cũng như người lớn.
Phương pháp điều trị cũng được đánh giá là khá an toàn cho trẻ nhỏ vì không dùng thuốc, không phẫu thuật nhưng kết quả điều trị vẫn có thể đạt đến 95%. Độ tuổi “vàng” để phát hiện và điều trị bàn chân bẹt hiệu quả nhất là từ 3-8 tuổi.
Vậy nên, khi bố mẹ để ý thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường từ dáng đi hoặc thường xuyên bị đau ở chân và lưng thì hãy đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán bệnh tình chính xác hơn. Việc tầm soát bàn chân bẹt ở trẻ trong những năm đầu đời là rất quan trọng cũng như sẽ giúp phòng ngừa những hậu quả sau này như viêm đau khớp gối, vẹo cột sống, các vấn đề về cột sống…