Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Cách dùng tỏi phòng chống cúm

Công dụng kháng khuẩn, kháng virus của tỏi là điều không còn phải bàn cãi…

Cách dùng tỏi phòng chống cúm

Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một số cách dùng cụ thể để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

Cách 1: Tỏi 100g, gừng tươi 100g, giấm ăn 500ml. Tỏi và gừng rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào lọ ngâm với giấm, bịt kín, sau chừng 30 ngày thì dùng được, pha chế với nước chấm hoặc mỗi ngày uống 10ml sau bữa ăn.

Cách 2: Tỏi 1 củ, bóc vỏ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước rồi dùng nước sôi để nguội pha loãng gấp 10 lần, nhỏ mũi mỗi ngày từ 3 – 5 lần. Hoặc dùng nửa tép tỏi, giã nhuyễn trong chén đã rửa sạch rồi cho 10ml nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%) vào chén, khuấy nhẹ, bỏ bã, gạn lấy phần nước trong, dùng để nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.

 Cách dùng tỏi phòng chống cúm - Ảnh 1.

Cách 3: Tỏi 60g, đậu xị 30g. Hai thứ đem nấu thành canh ăn trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liền trong 3 ngày.

Cách 4: Tỏi 2 củ, lá tre tươi 20g, lá sen 10g, lá cải củ 30g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ mũi 2 – 3 lần trong ngày.

Cách 5: Tỏi 6 củ, gừng tươi 12g, một ít đường đỏ. Tất cả đem sắc lấy nước uống nóng, mỗi ngày 1 thang.

Cách 6: Tỏi 25g, hành củ 50g. Hai thứ rửa sạch, thái nhỏ, sắc kỹ với 250ml nước, uống mỗi lần 1 chén, mỗi ngày 3 lần.

Cách 7: Tỏi 10g, lá bạc hà 20g, lá ngải cứu 30g, lá đại thanh (lá bọ mẩy) 12g, thạch xương bồ 12g. Các vị giã nát rồi bỏ vào trong một cái túi vải, đem đeo trước ngực để phòng chống cảm cúm.

Cách 8: Tỏi 6g, lá bạc hà 6g, lá đại thanh 20g, rễ chàm 12g. Các vị thuốc đem giã nát, bỏ vào trong một cái chén nhỏ, mỗi ngày ngửi vài ba lần.

Sôi động các trận đấu quyền anh tại Sài Gòn ngày trước

Trong những ngày lễ hội như dịp tết, các trận quyền anh đã được tổ chức ở bùng binh trước chợ Bến Thành vì các võ đài khác không đủ...

Đừng bao giờ mượn ước mơ của người khác

“Tại sao tôi phải trì hoãn ước mơ chỉ vì sợ người khác đánh giá sai về mình? Sao tôi phải sống theo tiêu chuẩn của người khác”( Phạm Lữ...

Rơm rạ quê nhà

Mùa đã gặt xong, còn lại cánh đồng chơ vơ gốc rạ. Chiều chiều, vài con trâu bò lác đác trong thời công nghiệp hóa thong thả gặm nỗi niềm...

Người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói lái hay không?

Tiếng Hán có lối nói lái như tiếng Việt hay không (thí dụ nói lái “đông tây” thành “đây tổng”)? Và người Trung Hoa có chơi chữ bằng lối nói...

Giáo dục Việt Nam cổ (1075-1919) và việc kế thừa tinh hoa nền giáo dục ấy

1. Nếu xét giáo dục theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ này, thì phải khẳng định rằng, nền giáo dục Việt Nam bắt đầu từ thời các vua Hùng....

Bún từ Bắc vô Nam

Phở và hủ tíu/hủ tiếu hiện quá phổ biến đối với dân ta. Hai món ấy dù đã Việt hoá tối đa song bắt nguồn từ Trung Hoa. Có ý...

“Thằng” bố vợ tôi

Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được. “Tứ thân phụ mẫu”, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng, thương yêu...

Ký ức chợ ga Phú Nhuận

Có lúc tôi tự hỏi vì sao chợ Ga ở Phú Nhuận lại có thể tồn tại lâu như vậy? Nó không là ngôi chợ có truyền thống như chợ...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 4/9 – Xác định vị trí

Có cả thảy mấy vị trí mang tên “Sài Gòn” và tùy thời đại xoay hướng đổi chỗ như thế nào? 1. Prei Nokor,Sài Gòn của Cổ Cao Miên, trước...

Họa sĩ Bửu Chỉ từ những dấu tay lấm màu

Từ lâu lắm, đã hơn ba mươi năm, tôi còn giữ bức tranh nhỏ vẽ trên giấy do những dấu tay lấm màu cuả Bửu Chỉ để lại. Tôi thường...

Vì sao người miền Nam ăn thịt kho và canh khổ qua ngày Tết?

Thịt kho hột vịt, canh khổ qua mang đặc trưng vùng miền và những yếu tố về phong tục, tâm linh gắn liền đời sống người Nam Bộ. Mỗi buổi...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 1: Thi Hội – Chương sáu: Chấm thi

Phép chấm thi thay đổi tùy thời, nhưng không ngoài mục đích kén chọn người một cách công bằng, thích đáng. Thời Nguyễn, để tránh gian lận tư túi, quyển...

Exit mobile version