Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Có nên sử dụng bông ráy tai để vệ sinh tai hay không?

Nhiều người tin rằng ráy tai là chất thải của chúng ta, thế nên cần phải vệ sinh thường xuyên chúng bằng bông ráy tai. Tuy nhiên, có một số cảnh bảo cho rằng việc sử dụng những chiếc bông ráy tai này có thể gây ra các hậu quả xấu đến thính giác. Hãy cùng lắng nghe giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Phạm Kiên Hữu, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM chia sẻ nhé!

Liệu bạn có nên dùng bông ráy tai hay không?

Ráy tai có bẩn như bạn nghĩ?

Khác với suy nghĩ rằng đây là chất thải từ tai, thực ra ráy tai có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ tai khỏi sự phát triển của vi sinh vật bên trong bằng cách tạo ra môi trường acid. Các tuyến của da nằm trong ống tai mang nhiệm vụ tiết chúng ra để đảm bảo tai luôn được bảo vệ.

Nếu bạn thường xuyên lấy ráy tai ở vùng da ống tai thì nó có thể làm mất đi môi trường acid tự nhiên, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển.

Dùng bông ráy tai sẽ làm mất đi lớp acid tự nhiên của ống tai

Vùng da hết sức mỏng manh

Không phải cũng biết thì vùng da ở ống tai có độ mỏng chỉ bằng 1/10 so với da bình thường của bạn, và điều này nghĩa là vùng da này vô cùng mỏng manh. Vì vậy, việc dùng các sản phẩm bông ráy tai dù rất dịu nhẹ nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng tổn thương da, từ đó kích thích tiết dịch ra, càng giúp cho vi khuẩn có thể phát triển một lợi.

Một lần nữa bác sĩ hữu khẳng định rằng bạn không cần phải lấy ráy tai bằng các thiết bị hỗ trợ, và nếu bạn cảm thấy ngứa thì chỉ cần sử dụng tới ngón tay khều nhẹ là được.

Việc lấy ráy có thể dẫn đến tình trạng điếc hay nhiễm trùng

Tại một số nơi cắt tóc nam thì họ thường đi kèm dịch vụ lấy ráy tai giúp cho bạn, nhưng bạn hoàn toàn không nên làm điều này bởi những lý do được nêu ra dưới đây.

Những người thợ cắt tóc cho bạn hoàn toàn là những người không có chuyên môn, và những dụng cụ để lấy ráy tai cũng khá nguy hiểm. Thế nên việc bạn giao đôi tai của mình cho họ có thể dẫn đến các tình trạng tổn thương, và nếu không may thì có thể thủng cả màng nhĩ. Một số người còn có thể phản ứng mạnh hơn, làm cho các xương bên trong có thể bị gãy hay lệch, và dễ dẫn đến tình trạng điếc sau này.

Việc lấy ráy tai không cẩn thận có thể gây thủng màng nhĩ

Nếu bạn lấy ráy tai không cẩn thận cũng có thể gây ra các tình trạng trầy xước vùng da ống tai, và có thể dẫn đến các tình trạng viêm nhiễm bởi chúng tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra, việc làm thủng màng nhĩ cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào bên trong, từ đó dễ gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Bạn cũng nên biết rằng ống tai nằm tương đối gần với màng não, thế nên nếu không may để xảy ra tình trạng viêm nhiễm ở ống tai thì chúng hoàn toàn có khả năng tấn công lên não nếu như hệ miễn dịch của người đó đã bị suy yếu, nhất là ở người đã có tuổi.

Nếu không may khi bạn lấy ráy tai ra mà xuất hiện các tình trạng viêm nhiễm, hãy chủ động tìm đến các cơ sở y tế gần nơi bạn sinh sống nhất để có thể tìm ra hướng giải quyết phù hợp cho bạn.

Bạn không nên sử dụng bông ráy tai nhé!

Ráy tai, không như mọi người nghĩ, là một phần tự nhiên của cơ thể ta giúp bảo vệ tai của chúng ta khỏi các tác động xấu từ môi trường. Thế nên, bạn cũng không nhất thiết phải sử dụng các vận dụng để khều chúng ra, hoặc nếu cảm thấy ngứa ngáy thì chỉ cần sử dụng tay là đủ. Và nếu không may xảy ra tình trạng viêm nhiễm, hãy thăm hỏi bác sĩ để tìm sự giúp đỡ nhé!

Tại sao nói là Hằng hà sa số?

Hằng hà sa số là thành ngữ do 4 thành tố trong câu tạo thành gồm: • Hằng - tức sông Hằng (Ganga). Đây là một con sông nổi tiếng linh thiêng ở Ấn...

Tết Dưới Mắt Người Tây Phương

Trong "Lối Xưa Xe Ngựa..." tập II, tôi có viết ba bài về những tục lệ liên quan đến Tết Nguyên đán (1), song là viết theo sách sử của ta. Ở...

Chuyện chiếc ô của vị phú thương và bài học về sự bình tĩnh

Bình tĩnh là trí khôn, là sự dẻo dai, linh hoạt, là “viên linh đan” cho tinh thần, là chìa khóa thành công trong cuộc sống. Sự bình tĩnh sẽ...

Mối liên hệ giữa từ ngữ Chàm, Việt và Hán Việt

Ngôn ngữ Việt vốn ban đầu cũng đa âm tiết, như ngôn ngữ Chàm ngày nay. Theo thời gian, các từ đa âm tiết chuyển thành đơn âm tiết. Có...

Tết xưa của người Việt

Một cái Tết nữa sắp đến. Trẻ con vẫn háo hức vì đứa nào đứa ấy đều chờ đợi để được diện quần áo mới, được lì xì. Còn những...

Tại Sao Người Ta Dùng Tỏi Và Con Dao Nhỏ Để Tránh Tà?

Trong dân gian thường sử dụng tỏi và con dao nhỏ, mang theo bên mình, hoặc để ở dưới gối hay đầu giường, cho rằng nó có tác dụng tránh...

Vì sao âm lịch Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau một ngày?

Tùy theo tháng trong năm mà âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch nhau một ngày. Trong khi đó, tại Việt Nam đang tồn tại song...

Quan hệ giữa sáng và xán trong xán lạn

Hai chữ “xán lạn” nghe rất êm tai nhưng thấy không dính dáng gì đến chữ “sáng”, mà lại cũng có nghĩa là sáng sủa, rực rỡ, v.v.. Vậy nó...

Sơ cua hay xơ cua? Sơ cua là gì?

Sơ cua / xơ cua do secours tiếng Pháp,  nghĩa là dự phòng. Sơ cua là gì ? Trên sách báo xưa nay xơ cua có vẻ bị lép vế....

Lễ hội Phủ Giày ở Nam Định thập niên 1920

Lễ hội Phủ Dày là một lễ hội lớn, được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm ở xã Kim Thái huyện Vụ Bản, tỉnh Nam...

Tía là gì?

Tía là gì? Tía là ai? Ở miền Tây Nam Bộ, người ta thường gọi là cha. Từ này, cũng như “cha”, “ba” hay “bố” đều là những từ Việt...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975

Phần I Bài viết khảo cứu tổng hợp một số tài liệu đề cập đến hệ thống cầu, sông, kinh, rạch vùng Sài Gòn-Chợ Lớn  qua các thời kỳ khai...

Exit mobile version