Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Con người có thể ăn giun đất trong tương lai?

Thịt giun đất có thể trở thành một lựa chọn thực phẩm trong tương lai. Các nhà khoa học ở Latvia đang nghiên cứu để đưa thịt giun đất trở thành món bổ dưỡng với con người.
Các nhà khoa học ở Latvia đang nỗ lực nghiên cứu để biến giun đất trở thành món ăn bổ dưỡng với con người /// Ảnh minh họa: Shutterstock
Các nhà khoa học ở Latvia đang nỗ lực nghiên cứu để biến giun đất trở thành món ăn bổ dưỡng với con người
Ảnh minh họa: Shutterstock
Giun đất rất giàu protein và bổ dưỡng. Các chuyên gia trong lĩnh vực khoa học thực phẩm tại Đại học Nông nghiệp Latvia ở thành phố Riga (Latvia) đang nghiên cứu để tận dụng tiềm năng dinh dưỡng từ thịt giun đất, theo Reuters.
Một trong những người dẫn đầu nghiên cứu là nhà khoa học thực phẩm Ilga Gedrovica. Bà và các cộng sự đã thử dùng thịt giun đất để chế biến chung với bánh mì, mì ống và bánh nướng.
“Các đánh giá cho thấy mọi thứ rất, rất tốt. Những món này trông rất an toàn”, bà Gedrovica nói. Bà bắt đầu nảy ra ý tưởng dùng thịt giun đất làm thực phẩm sau khi nhìn thấy lũ giun bò trong khu vườn nhà mình.
Vì giun đất rất giàu protein nên Gedrovica tin rằng chúng có thể là món ăn tiềm năng trong tương lai. “Nếu chúng ta nhìn vào chất lượng dinh dưỡng thì giun đất rất giàu protein. Trên thực tế, khi giun đất còn tươi, chúng tốt không thua gì các loại thịt chúng ta hay ăn”, bà tiết lộ.
Khi sấy khô, hàm lượng protein trong giun đất lại tăng lên và nhiều gấp 3 lần các loại thịt thông thường. Không những vậy, giun đất rất rẻ và việc nuôi chúng thải ra rất ít khí carbon, nhờ đó mà có lợi hơn cho môi trường, bà nói thêm.
Nguồn thực phẩm và nhu cầu đất cần để nuôi giun đất cũng thấp hơn rất nhiều so với nuôi bò, heo hay các loại động vật nuôi lấy thịt khác.
Gedrovica và các cộng sự đã thử ăn giun đất khô và uống bột nghiền từ giun đất. Nhưng để an toàn khi sử dụng cho mọi người thì cần phải nghiên cứu nhiều hơn.
Một trong những lo ngại khi chế biến giun đất là nguy cơ sức khỏe từ vi sinh vật, ký sinh trùng và một số hóa chất khác trong giun đất. Để đảm bảo an toàn khi dùng, các nhà khoa học phải nghiên cứu chi tiết để hiểu rõ cách thức tương tác của chúng, theo Reuters.

Cỏ ưu tư muộn phiền lên xám môi…

Lưu bản nháp tự động
Trúc Phương tên thật là Nguyễn Thiện Lộc, sinh tại xã Mỹ Hoà, quận Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh (Vĩnh Bình), một xứ chùa tháp ở hạ lưu sông Cửu...

Ta đã đi qua mấy mùa hoa phượng nở?

Ta đã đi qua mấy mùa hoa phượng nở?
Tháng 5 là lúc cái nắng hè oi ả xuất hiện, tiếng ve kêu râm ran, mùa hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường. Tháng 5 là lúc báo...

Lang bạt và lang bạt kỳ hồ

Xin ông cho biết, trong tiếng Hán, hai tiếng “lang bạt” và câu “lang bạt kỳ hồ” có nghĩa giống như trong tiếng Việt không? Nghĩa của câu “lang bạt...

Bao giờ Trung Quốc đuổi kịp Mỹ?

Trung Quốc có những khó khăn nào khi đuổi và vượt Mỹ? Nhà quan sát kinh tế tài chính Trung Quốc Vương Doanh Doanh cho rằng khoảng cách lớn Trung...

Sự khác biệt giữa phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và nay

Tối chủ nhật, mở chương trình truyền hình trên TV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên là “Phòng Trà...

Tiếng Lóng Tiếng Xưa miền Nam Lục Tỉnh

Kỷ niệm du hành xuyên suốt miền Tây thời tuổi trẻ, hình ảnh sông nước bao la , ẩn hiện xóm nhỏ dọc bờ kinh, mái lá, phiá trước nhà...

Hơn 100 năm trước, Nam kỳ đã có trại cách ly tập trung phòng dịch bệnh

Tại Nam kỳ, ngay ở hạt Gia Định là nơi mà dịch bệnh đậu mùa hoành hành và số liệu thống kê cho biết tỷ lệ tử vong lên tới...

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 2 – Đất đai phì nhiêu

Người ta dễ dàng nhận thấy là nước lụt đã làm cho đất đai ở xứ Đàng Trong phì nhiêu, như chúng tôi vừa nói. Tuy nhiên, tôi thấy còn...

Tại sao gọi là “Công tử bột “?

Nhà văn Vũ Trọng Phụng định nghĩa : Đó là một thanh niên mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao, com-lê quần áo trắng toát, đi giày Tây đen...

Nhạc sĩ Lam Phương và chuyện cho đời ca khúc ‘Kiếp Nghèo’

Là anh cả trong gia đình nghèo khó ở Rạch Giá, Kiên Giang, từ nhỏ, nhạc sĩ Lam Phương đã thấm đẫm nỗi khổ. Gia đình ly tán khi cha...

Cuộc sống ở Hà Nội 2002 qua ảnh

Chừng ấy năm là khoảng thời gian tương ứng với sự chuyển giao một thế hệ. Loạt ảnh Hà Nội năm 2002 do nhiếp ảnh gia người Australia Peter Charlesworth...

‘Nước cờ Tam Điệp’ trong cuộc chiến chống quân Thanh của Ngô Thì Nhậm

Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung chỉ mấy ngày đã diệt 29 vạn quân Thanh nhưng ít người biết thắng lợi này có tiền đề từ “nước cờ Tam Điệp”...

Exit mobile version