Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Làm thế nào để tránh bị chảy nước mũi khi trời lạnh?

Chảy nước mũi là hiện tượng phổ biến thường gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính khi thời tiết lạnh. Tuy không có mấy ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức khỏe nhưng tình trạng chảy nước mũi có thể gây khó chịu cho mọi người. Ngoài ra, chưa kể đến việc, nếu để lâu không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến đường hô hấp như xoang, viêm họng, viêm phế quản… Vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin cần thiết để điều trị dứt điểm trạng thái chảy nước mũi là điều cần thiết.

Tình trạng chảy nước mũi xảy ra là do các hốc mũi cố gắng làm ấm không khí trước khi cho không khí vào đến phổi, dẫn đến việc sản xuất chất nhầy. Do đó, cách ngăn không cho chảy nước mũi khi trời lạnh là giữ ấm và làm ẩm không khí trước khi hít vào.

Phần 1: Phòng ngừa và điều trị chảy nước mũi do trời lạnh

1. Quấn khăn quanh mũi và miệng khi đi ra ngoài

Khi quấn khăn quanh mũi và miệng lúc đi ra ngoài, không khí sẽ được làm ấm qua lớp khăn trước khi bạn hít vào. Bạn cũng sẽ thở ra hơi ẩm vào khoảng không gian đó giúp làm ẩm không khí. Làm ấm và ẩm không khí giúp các xoang trong mũi không phải sản xuất nhiều độ ẩm và mũi bạn sẽ không bị chảy nước mũi nữa.

2. Bật máy phun hơi ẩm khi ở trong nhà

Không khí trong nhà có thể đủ ấm nhưng nếu quá khô vẫn có thể gây chảy nước mũi, do đó bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm cá nhân ở phòng riêng hoặc lắp đặt máy tạo ẩm cho cả nhà.

3. Xịt mũi bằng nước muối làm ẩm hốc mũi

Nước mũi đọng lại thành chất keo gây nên chứng sổ mũi. Do đó, nếu rửa bằng nước muối sẽ giữ ẩm cho các hốc mũi và giúp ngăn không cho mũi sản xuất quá nhiều chất nhầy.

4. Sử dụng thuốc xịt mũi như Dristan (hoặc bất cứ loại nào có chứa thành phần “pseudoephedrine”)

Các chuyên gia khuyến cáo không được sử dụng chất này một cách thường xuyên, nhưng thi thoảng sử dụng để có thể trạng tốt nhất nếu có việc quan trọng cần làm trong thời tiết lạnh và không muốn bị chảy nước mũi. Chẳng hạn, nếu bạn là một vận động viên trượt tuyết chuẩn bị thi đấu, bạn phải sử dụng thuốc xịt mũi trước khi tham gia cuộc đua.

5. Uống thuốc thông mũi

Những loại thuốc như Sudafed (hoặc thuốc có thành phần là “pseudoephedrine”) đều có tác dụng hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của dược sĩ khi lựa chọn thuốc cho phù hợp.

Phần 2: Tìm hiểu Nguyên nhân Chảy nước mũi

1. Nhận biết nguyên nhân

Khi bị chảy nước mũi, có thể do bạn bị ốm (thường đi kèm với các triệu chứng cảm lạnh khác như đau họng, ho,…), buồn (khi khóc, nước từ mắt chảy xuống mũi), hoặc thời tiết lạnh (vì các hốc mũi được thiết kế để làm ấm không khí trước khi vào phổi và để làm được như vậy mũi của chúng ta phải sản xuất chất nhầy nhiều hơn khi trời lạnh). Ngoài ra, cũng có thể liên quan đến dị ứng, chất kích thích trong môi trường (như khói thuốc), hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.

2. Tìm hiểu nguyên nhân bị chảy nước mũi khi trời lạnh

Khi thở bằng mũi, các xoang trong mũi làm ấm và ẩm không khí bằng cách xoáy nó xung quanh các màng nhầy lót bên trong hốc mũi. Điều này ngăn không cho họng và phổi bị kích ứng với không khí lạnh hơn nhiệt độ cơ thể.

3. Hiểu rằng chảy nước mũi do trời lạnh là điều vô cùng bình thường

Bạn không cần phải quá lo lắng. Thực tế, chúng bình thường tới nỗi còn được gọi là “skier’s nose” bởi gần 100% các vận động viên trượt tuyết đều phàn nàn rằng họ bị chảy nước mũi.

5 quan niệm sai lầm khiến bạn mãi không thể hạnh phúc

Hạnh phúc chỉ dành cho người ngốc nghếch, nói dối là không ích kỷ... là những điều mà bạn không nên tin để có được hạnh phúc. Cuộc sống luôn...

Con Nghê – Linh vật thuần tính Việt

Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc và con Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và...

Ảnh hiếm về vị đại gia giàu thứ nhì sài gòn xưa

Dân Sài Gòn xưa lưu truyền câu “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định” để nói về bốn người giàu nhất “Hòn ngọc Viễn Đông”. “Nhì Phương” chính là...

Giải mã trọn bộ các hình tượng trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

Các hình khắc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn được coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật tuyệt vời, mang tính biểu tượng cho sự giàu đẹp...

Chuông chùa – Vì sao khi xưa mỗi lần rung chuông đều phải đủ 108 tiếng?

Từ ngàn năm nay, chuông và chùa luôn gắn liền với nhau trong tâm thức con người. Tiếng chuông đã trở thành đặc trưng không thể thiếu trong các ngôi chùa....

10 bản nhạc cổ điển nổi tiếng trong lịch sử

Các tác phẩm được chọn lọc dưới đây đến từ các nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất, sống trong thế kỉ 17 – 19. Bạn có thể thấy nhiều tác...

Lê Quý Đôn với Kinh Bắc

I. KINH BẮC QUA QUẾ ĐƯỜNG THI TẬP Kinh Bắc thời Lê Quý Đôn (1726-1784) là một trấn có diện tích tự nhiên chừng 6.500km2, ngày nay vẫn còn hai...

Điều cần biết về thuật ngữ Giao hưởng (Symphony) trong nhạc cổ điển

Thuật ngữ “giao hưởng” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cùng nhau phát ra âm thanh”. Ý nghĩa này của thuật ngữ “giao hưởng” đã trải qua...

Thủ Dầu Một – Có tự bao giờ?

Thủ Dầu Một (TDM) là tên cũ của tỉnh Bình Dương (BD) trước năm 1956, tồn tại 87 năm (1869-1956) và đã gắn liền với lịch sử đấu tranh, xây...

Ném đá, rải đinh – Sự man rợ của một xã hội kém văn minh

Chúng ta tự quay lại ngắm nhìn cái mà chúng ta tự hào về văn hóa, văn minh. Ở đâu cũng nhan nhãn biển “ấp văn hóa”, “khu phố văn...

Bá Đa Lộc có cứu sống Nguyễn Ánh?

Về công trạng của Bá Đa Lộc đối với vua Gia Long, có hai điểm được hầu hết các sử gia thuộc địa hết sức đề cao: 1- Mặc dù...

Vụ trộm bức tranh Mona Lisa đã được giải mã như thế nào?

Đã có nhiều đánh giá cho rằng, nhờ vụ trộm nổi tiếng này mà bức họa Mona Lisa được cả thế giới biết đến. Ngày 21/8/1911, bức họa Mona Lisa...

Exit mobile version