Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những điều về bệnh phong có thể bạn chưa biết

Bệnh phong (“Leprosy” hay còn gọi là bệnh cùi) là một bệnh nhiễm trùng hệ thống mạn tính do trực khuẩn phong gây ra. Bệnh phong có thể gây ra các triệu chứng liệt cơ chân, cơ tay và mất cảm giác trên các vùng da, nhất là ở bàn tay và bàn chân. Tuy nhiên, thực tế hiện nay căn bệnh này ít cực đoan hơn và hoàn toàn có thể điều trị được.

Nguồn ảnh: National Museum of Health and Medicine/Contributed by Major Buker O.S.G. [Office of the Surgeon General]

Thời gian gần đây, bệnh phong còn được gọi là bệnh Hansen, nó do vi khuẩn trực khuẩn phong (Mycobacterium leprae) – vi khuẩn kháng axit không lông không vỏ, không sinh nha bào, có thể nằm riêng rẽ nhưng thường hợp thành bó song song hoặc từng cụm. Căn bệnh này gây tổn thương cho da và tổn hại thần kinh vĩnh viễn, tuy nhiên có một quan niệm sai lầm rằng đó là nguyên nhân gây liệt các bộ phận trên cơ thể người.

Dưới đây là 6 sự thật kỳ lạ về bệnh phong có thể bạn chưa biết.

1. Ở Mỹ vẫn còn nhiều trường hợp mắc bệnh phong

Nguồn ảnh: Kent Weakley/Shutterstock.com

Mặc dù bệnh phong thường được cho là một căn bệnh “cổ xưa” nhưng mọi người trên thế giới vẫn có thể bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh. Vào tháng 9 năm 2016, có một trường hợp mắc bệnh phong được báo cáo là một học sinh ở California và mỗi năm xuất hiện vài trường hợp ở phía Nam Hoa Kỳ, trong đó có Florida, Louisiana và Texas.

Theo US National Hansen’s Disease (Leprosy) Program (NHDP) cho biết: “Riêng trong năm 2014, ở Hoa Kỳ đã có 175 trường hợp mắc phải bệnh phong. Thông thường, mỗi năm sẽ có khoảng 150 đến 200 trường hợp mắc phải bệnh phong“.

2. Bệnh phong hoàn toàn có thể chữa được

Nguồn ảnh: Nenov Brothers Images / Shutterstock.com

Sự cách ly ngay sau khi chuẩn đoán mắc phải bệnh phong có thể “hủy hoại” bệnh nhân. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh quái ác này có thể dễ dàng điều trị được bằng sự kết hợp của các loại thuốc kháng sinh.

Tuy nhiên, quá trình điều trị này sẽ mất một khoảng thời gian dài mới “kết thúc” được: Các bệnh nhân được chuẩn đoán mắc bệnh phong có thể phải dùng thuốc kháng sinh trong khoảng 6 tháng đến hai năm” – theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention – CDC) cho biết.

Theo NHDP, khi bệnh nhân bắt đầu uống thuốc kháng sinh điều trị bệnh phong, họ có thể không lây vi khuẩn nhiễm bệnh sang người khác trong vài ngày. Bởi thuốc kháng sinh nhanh chóng giết chết gần hết các vi khuẩn gây bệnh phong và một số ít vi khuẩn còn lại không đủ để lây nhiễm bệnh cho người khác. Nhưng nếu quá trình điều trị dừng lại quá sớm, những vi khuẩn này vẫn có thể tiếp tục lây nhiễm bệnh như thường.

Các vi khuẩn nhiễm bệnh đã chết có thể tồn tại trong cơ thể vài năm sau khi việc điều trị kết thúc và những vi khuẩn đã chết không gây nguy cơ tái nhiễm được” – theo NHDP cho biết.

3. Loài Tatu có thể mắc bệnh phong

Nguồn ảnh: Arto Hakola / Shutterstock.com

Lý do giải thích rằng tại sao các trường hợp mắc bệnh phong lại phổ biến hơn ở một số khu vực trên thế giới – là do một loài động vật được xác định sinh sống tại các khu vực đó. Con “nine-banded armadillos” (dasypus novemcinctus) – một loài động vật hữu nhũ có lớp vỏ dày ở bên ngoài, còn được gọi là con tatu.

Thực tế, loài động vật armadillo là vật trung gian chứa vi khuẩn gây bệnh phong cùi – chính là nguyên nhân gây ra bệnh phong và truyền vi khuẩn sang cho con người. Các nhà nghiên cứu cho rằng con người truyền bệnh phong sang cho loài động vật armadillo trong khoảng 500 năm qua và một nghiên cứu từ năm 2011 đã khẳng định loài armadillo có thể lây nhiễm vi khuẩn phong lại cho con người.

Tuy nhiên, những người yêu thích các động vật khác không cần quá sợ hãi vì loài armadillo chỉ là một loài động vật khác ngoài con người – được biết đến nhiễm bệnh phong.

4. Hầu hết, mọi người có thể miễn dịch với bệnh phong

Nguồn ảnh: royaltystockphoto.com/Shutterstock.com

Đúng vậy, bệnh phong là bệnh truyền nhiễm – mọi người có thể bị nhiễm bệnh nếu “hít” phải vi khuẩn đó. Tuy nhiên, một trong những lý do bệnh phong không phổ biến là “ước tính 95% con người có khả năng miễn dịch với bệnh phong” – theo NHDP công bố.

5. Vẫn còn một “thuộc địa mắc bệnh phong” tại Hoa Kỳ…

Nguồn ảnh: J. Stephen Conn / flickr.

… Nhưng những người mắc bệnh phong không còn bị bắt buộc sống ở đó nữa.

Từ năm 1866 đến năm 1969, những người mắc bệnh phong đều được chuyển đến sống ở bán đảo Kalaupapa của Hawaii, nằm trên đảo Molokai” – theo Cục công viên quốc gia (National Park Service- NPS). Ngày nay khu vực đó là một công viên quốc gia.

Trải qua hàng trăm năm, hơn 8.000 người, hầu hết là người Hawaii đã qua đời ở Kalaupapa” – theo NPS cho biết. “Mặc dù những người mắc bệnh phong đã được tự do dời khỏi khu vực đó từ năm 1969, nhưng vẫn còn nhiều người ở lại vì nơi đó là quê hương của họ” – theo CNN. “Các bệnh nhân mắc bệnh phong vẫn sống ở đó dù đã được chữa trị khỏi bệnh” – theo NPS.

Tính đến tháng 9 năm 2015, 16 bệnh nhân từng mắc bệnh Hansen vẫn còn sống ở bán đảo Kalaupapa” – CNN đưa tin.

6. Bệnh phong hiện nay không giống với những gì được viết trong Kinh thánh

Nguồn ảnh: Bjoern Wylezich / Shutterstock.com

Mặc dù bệnh phong cũng được nhắc đến trong cuốn Kinh thánh nhưng các tài liệu tham khảo không đúng với những gì mà người mắc bệnh phong hiện nay phải trải qua.

Thay vào đó, từ “bệnh phong” được nhắc đến trong cuốn Kinh thánh được dịch từ một từ trong tiếng Hebrew của người Do Thái nên chỉ mang nghĩa chung chung là “bẩn”. Vì vậy, nó không rõ để có thể áp dụng cho con người, quần áo hay thậm chí là các tòa nhà” – theo Nepal Leprosy Trust cho biết.

Khi các từ này xuất hiện trong Kinh Thánh ở phần tài liệu tham khảo cho mọi người, nó xuất hiện để chỉ các loại bệnh trên da.

NHDP cũng lưu ý rằng bệnh Hansen không phải là “bệnh phong của Cựu Ước“.

Việc ảnh hưởng của Khổng giáo ở nước ta (Kỳ 1)

I. MẤY LỜI NÓI ĐẦU Cứ xem hiện trạng thì Khổng giáo (đạo của Khổng Tử) ở nước ta ngày nay chừng như không có thế lực gì nữa. Các...

Vì sao đại thần triều Thanh diện kiến vua thường phất hai ống tay áo?

Đây là hành động mà chúng ta thường thấy trong các bộ phim về triều Thanh, ý nghĩa của nó là gì. Sau khi nhà Thanh được lập nên, dù...

Nhạc sĩ Phạm Duy “Biết ái tình ở dòng sông Hương”

Nhạc sĩ Phạm Duy sinh trưởng ở Hà Nội (5.10.1921), một thời gian dài sinh sống ở miền Nam và nước ngoài, tác phẩm của ông gắn bó với nhiều...

Nhạc sĩ Hoàng Phương – Tác giả “Hoa Sứ Nhà Nàng” và những bản nhạc còn dang dở

Nhạc Sĩ Hoàng Phương là một nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước và sau năm 1975. Hoàng Phương là tác giả của bài hát nổi tiếng Hoa sứ nhà...

Nấm mộ hoang lạnh của công tử Bạc Liêu

Trái ngược với sự nổi tiếng lúc sinh thời của Công tử Bạc Liêu, nơi an nghỉ của vị thiếu gia này không được nhiều người biết đến. Mộ Công...

Cháo cá bóng kèo

Những năm đầu thập kỷ 70 (thế kỷ 20), chúng tôi đang theo học bậc phổ thông trung học. Khi liu riu mùa gió chướng về, cũng là dịp chúng...

Ngôn ngữ Sài Gòn: những từ vay mượn từ tiếng Pháp

Sang đến thời kỳ “một trăm năm đô hộ giặc Tây”. Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng đã trở thành thuộc địa của Pháp. Cũng vì thế,...

Tánh và tính

Tôi xem sách Phật, thấy chữ [性] được đọc không thống nhất giữa các sách với nhau, nơi thì “tính”, chỗ lại “tánh”. Nay ta đã có Giáo hội Phật...

Tên các ngày trong tuần của Trung Quốc thời xưa

Kiến thức ngày nay, số 161, Chuyện Đông chuyện Tây, trang 112 có nói rằng sau khi tiếp xúc với phương Tây và áp dụng tuần lễ bảy ngày thì...

Khéo can được vua

Vua Cảnh Công thấy con ngựa yêu của mình chết mà bắt phanh thây kẻ nuôi ngựa là đang cơn tức giận, không còn hiểu nghĩa lý, pháp luật là...

Thích khách thời Đông Chu: Những màn ám sát lưu danh sử sách (Phần II)

Trong phần trước chúng ta đã nhắc đến Chuyên Chư, Yêu Ly và Tào Mạt, họ đều là những thích khách uy dũng, trí có, dũng có. Trong phần II,...

Cuộc đời không màng danh vọng của Alexandre Yersin

Vào năm 1892, khi rời tàu của Hãng Vận tải đường biển, Alexandre Emile John Yersin gia nhập Sở Y tế thuộc địa theo lời khuyên của Calmette - người...

Exit mobile version