Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Phương pháp chữa cận thị tại nhà

Phương pháp chữa cận thị tại nhà bằng cách tập luyện là bài tập của một bác sĩ nhãn khoa chia sẻ vừa hiệu quả lại không tốn kém.

Cận thị là gì?

Cận thị đang là một căn bệnh phổ biến hiện nay ở giới trẻ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như di truyền, làm việc nhiều với máy tính, đọc sách báo, điện thoại không đủ ánh sáng, tư thế ngồi sai khi học, làm việc… Bệnh cận thị nếu để lâu ngày có thể dẫn đến mù lòa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta
Tùy theo mức độ của cận thị, các bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn các điều trị, từ việc uống thuốc, điều chỉnh lại tư thế, đến đeo kính và nghiêm trọng hơn nữa là phải mổ cắt lazer để giảm độ cận.
Mổ mắt cận thị giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phương pháp điều trị, địa điểm hoặc bác sĩ trực tiếp điều trị. Điều quan trọng là bạn phải lựa chọn nơi mổ mắt cận uy tín, đảm bảo an toàn cho sức khỏe đôi mắt.
Mổ mắt cận thị bằng laser, là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Mổ mắt laser có rất nhiều ưu điểm như không đau, không chảy máu, thời gian phục hồi nhanh.
Đặc biệt bạn có thể hoàn toàn hồi phục lại thị lực chỉ sau 1-2 tuần sau mổ. Đây cũng chính là lý do khiến cho rất nhiều bạn trẻ tìm đến phương pháp này. Tuy nhiên nhiều người lại lo lắng không biết mổ cận thị hết bao nhiêu tiền? Dưới đây là một vài gợi ý về mổ mắt cận thị giá bao nhiêu cũng như cách nào tiết kiệm chi phí khi mổ mắt cận.
Thông thường chi phi mổ cận thị khoảng 20-80 triệu đồng

Bài tập luyện đơn giản có thể giảm/ khỏi cận thị sau một tháng

Bài tập luyện dưới đây đã có người áp dụng và thành công sau 1 tháng luyện tập chăm chỉ (cận 1.5 độ, sau khi áp dụng thì không còn cận nữa luôn) . Kinh nghiệm từ bác sĩ nhãn khoa chia sẻ lại, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn nào đang bị cận.
Cách này khá là hiệu quả và đặc biệt là: chẳng tốn kém. Chỉ cần: bàn tay xinh xinh của bạn và bỏ hai cái đít chai ra khỏi mặt, và chúng ta sẽ bắt đầu với nó .
1 Chống chỉ định: bạn nào thích đeo kính trắng cho thư sinh đẹp trai (hoặc trí thức xinh gái), các bạn đang hành nghề bán kính, các bạn bị nhăn giác mạc nữa hay cận quá 3 – 4 phẩy trở lên thì nên mổ hơn là áp dụng phương pháp này.
Bây giờ bạn thấy cái hình bên trên, mắt của chúng ta khá giống một ống kính trong máy quay phim macro (tức là tập trung vào một vật thể nhất định, thì những vật chung quanh với khoảng cách xa hơn sẽ bị mờ đi). Nếu bạn tập trung vào bàn tay xinh xinh kia thì con đường đại lộ kia sẽ mờ đi trông thấy, còn bạn tập trung vào thung lũng cỏ vàng chết chóc tươi đẹp kia thì bàn tay xinh xinh bị mờ đi.
Bạn nào nãy giờ cứ dán mắt vào cái màn hình rồi đập bàn “có mờ đâu”. Thì đọc tiếp nhé! Nhớ lấy nguyên tắc của mắt bên trên kia và đọc xong leo lên mái nhà thực hành, cốt làm sao cho mắt nhìn được càng xa càng tốt. (Với 1 số người)
Bước 1: Biết được khoảng cách của mắt đến với vật thể. Bạn bỏ kính ra, giơ bàn tay trước mặt mình… rồi từ từ điểu chỉnh độ xa gần của tay với mắt sao cho bạn cảm thấy hình ảnh nét nhất thì đó là khoảng cách mà bạn cần nhớ lấy để luyện tập sau này.
Bước 2: Trong lúc bạn đang nhìn bàn tay của mình thì đổi đối tượng nhìn. Bạn nhìn xuống đất, xuống bàn hay song sắt, cuốn lịch … chẳng hạn. Lúc này bạn sẽ thấy tay mình mờ đi. Và bức tường sẽ nét hơn. Nhưng đối với bạn nào mới tập đầu tiên, nên nhìn những cái gần gần nhất, đừng vươn mắt nhìn ra cuối chân trời vội. ==> Từ từ rồi khoai nó mới nhừ.
Phương pháp này áp dụng được mọi lúc mọi nơi, trên xe bus hay trong nhà tắm, khi bóc lịch hay gọi đồ ăn đều có thể áp dụng được. Bạn cứ nhìn vật gần 2 giây rồi lại nhìn vật xa 2 giây, cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi cảm thấy mỏi mỏi mắt thì cố thêm 2 – 3 cái nữa rồi dừng lại. Khi nào có thể lại tiếp tục.
Cứ dần dần như vậy càng ngày càng nhìn vật xa hơn một chút. Chỉ tiêu là một tháng sẽ nhìn ra đường chân trời (khi leo núi).
Khoảng thời gian áp dụng tốt nhất là vào sáng sớm (không tính áp dụng cho người hay thức đêm).
Bây giờ đi ngoài đường thấy có bạn cứ giơ giơ cái tay trước mặt thì đừng lấy làm lạ, bạn đó đang chữa bệnh đó, đừng cười và hãy đến bắt tay làm quen. Nếu bạn cũng cận, hãy cùng chúng tôi giơ giơ tay trước mặt vì một Việt Nam không có đít chai ở mặt.
Ngày xưa mình cũng cận nhẹ, mà giờ cũng hết rồi, hình như càng lớn tuổi càng dễ bị viễn thị, mà ai ngày trẻ bị cận thì khi gần trung niên mắt lại sáng ra. Bạn nào còn trẻ mà bị cận nhẹ thì thử áp dụng xem sao.

Vải sợi và nghề dệt vải thời kỳ Đông Sơn

Những miếng vải thời Văn hóa Đông Sơn Việc dùng một loại hình dụng cụ là dây buộc, dây đeo, dây căng… thường bị các nhà khảo cổ học quên...

Những tấm ảnh độc về người nghèo ở Sài Gòn năm 1965

Sài Gòn thường được nhắc đến như một “Hòn Ngọc Viễn Đông” với những đường phố, biệt thự hào nhoáng nhưng song song với sự phát triễn của thủ đô...

Súp hay Xúp?

Súp hay Xúp? Từ chính xác phải là “xúp”. Đây là từ mượn từ tiếng Pháp soupe, cùng một nguồn với từ tiếng Anh “soup”. Tuy viết là “soupe” nhưng...

Tục cúng tống ôn, đuổi dịch bệnh của cư dân xứ Nam kỳ xưa

Xuất phát từ quan niệm dịch bệnh là do quan Ôn gây ra, muốn tránh khỏi nạn dịch thì phải tìm cách xua đuổi những Ôn thần, đã hình thành...

Lại vẫn chuyện i ngắn, y dài – i-cờ-rét

Cách đây chừng ba năm, tôi có mạo muội đề nghị với Tạp chí “Thế Kỷ 21” là nên viết tên tờ báo đứng đắn đó là Thếkỉ 21. Tiếp đó,...

Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc

"Thọ mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo Chu Công gia lễ tức gia lễ thời xưa của Trung Quốc nhưng không rập khuôn theo Tầu....

Vùng Lĩnh Nam lập quốc từ thời Đường Ngu

Đường Ngu tức là vua Nghiêu họ Đào Đường ( 2337 TCN–2258 TCN) và vua Thuấn họ Hữu Ngu. Tam Đại tức 3 đời Hạ (bắt đầu từ vua Vũ),...

Đặc trưng nội dung truyện truyền kỳ Việt Nam qua hai tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục và Thánh Tông di thảo”

Truyện truyền kỳ Việt Nam dù được vay mượn đề tài, thi pháp... từ Trung Quốc, đặc biệt là các tác giả trong văn học trung đại, nhưng đã sáng...

Vì sao hay nói “Cưới xin” – Cưới vợ mà không nói cưới chồng?

“Cưới xin” là từ gốc Hán, trong đó “cưới” có nghĩa là “xin”. “Cưới” chính là từ Việt hoá của một từ Hán Việt là “cái”. “Cái” , tiếng Hán...

Đồ cẩn xà cừ

Đầu những năm 2000, thỉnh thoảng tôi lui tới một căn biệt thự kiểu Pháp thời thuộc địa ở Phú Nhuận để xem những món đồ cổ bày trong nhà....

Những hình ảnh quý hiếm về lớp học ngày xưa

Thời xưa, bậc tiểu học ở miền Nam gồm 5 khối lớp, được gọi là lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (bây giờ là lớp...

Nguồn gốc lâu dài của danh xưng ‘Việt’

Như bạn đọc đã tìm hiểu trong nhiều bài viết trước được chúng tôi thực hiện [1], thì biểu tượng Việt ban đầu là hình tượng chiếc rìu, xuất phát...

Exit mobile version