Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tác dụng siêu tuyệt vời của củ riềng đối với sức khỏe

Củ riềng là nguyên liệu rất phổ biến trong nhà bếp. Hầu như mọi bộ phận của loại củ này đều có thể được sử dụng để nấu ăn hoặc chữa bệnh.

Tác dụng siêu tuyệt vời của củ riềng đối với sức khỏe

Củ riềng là loại gia vị đầy quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Sở hữu hình dạng giống củ gừng, nguyên liệu nhà bếp này còn đóng vai trò quan trọng trong cổ truyền Trung Quốc và châu Á. Các chất phytochemical trong riềng sở hữu đặc tính chống oxy hóa, giảm đau, chống viêm và ngừa ung thư mạnh mẽ.

Theo y học cổ truyền Ayurveda của Ấn Độ và Trung Quốc, loại gia vị này được sử dụng nhằm điều trị cảm lạnh, đau dạ dày, viêm loét, tiểu đường, buồn nôn, tiêu chảy, eczema và nhiều vấn đề sức khỏe cấp tính, mãn tính khác.

Hạt của củ riềng còn có công dụng làm sạch miệng, trắng răng, hỗ trợ tiêu hóa và nhuận tràng. Dưới đây là tổng hợp một số tác dụng tuyệt vời của nguyên liệu nhà bếp này:

Củ riềng là loại gia vị đầy quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt.

Củ riềng chống tiểu đường

Theo một nghiên cứu vào năm 2015, chiết xuất methanol đến từ củ riềng có tiềm năng chống bệnh tiểu đường hiệu quả. Các thành phần trong loại gia vị này có khả năng kích thích tái tạo tế bào ß tiết insulin tại tuyến tụy.

Nhiều thí nghiệm trên động vật đã chứng minh, sử dụng chiết xuất riềng cho chuột mắc tiểu đường sẽ làm giảm nồng độ cholesterol và chất béo trung tính, cải thiện chuyển hóa lipid, ngăn ngừa các biến chứng do bệnh này gây nên.

Hơn nữa, riềng có hiệu quả ức chế chuyển hóa carbohydrate, tránh tăng đường huyết sau ăn bằng với thuốc trị tiểu đường tổng hợp.

Do sở hữu đặc tính chống oxy hóa, theo Jessica Peatross, chuyên gia y khoa tại Đại học Louisville, các loại thuốc được chiết xuất từ loại gia vị này cũng giúp bảo vệ gan và tuyến tụy khỏi tình trạng mất cân bằng oxy hóa.

Các loại thuốc được chiết xuất từ loại gia vị này cũng giúp bảo vệ gan và tuyến tụy khỏi tình trạng mất cân bằng oxy hóa.

Ngăn ngừa ung thư

Vindhya L Veerula, chuyên gia dinh dưỡng kiêm giáo sư tại Đại học Y Ohio cho biết, chiết xuất từ củ riềng có công dụng ức chế sự phát triển của các khối u trong dạ dày. Thân và rễ của loại thảo dược này chứa hai hợp chất phá hủy tế bào ung thư là acetoxychavicol acetate và p-coumaryl alcohol.

Hơn nữa, chiết xuất củ riềng còn giúp chống ung thư hắc tố và các bệnh về da nói chung. Các hợp chất như glutathione-S-transferase (GST) phá hủy những tác nhân gây đột biến và sản sinh gốc tự do, từ đó ngăn ngừa ung thư.

Chiết xuất củ riềng còn giúp chống ung thư hắc tố và các bệnh về da nói chung.

Hỗ trợ điều trị viêm khớp và các bệnh viêm khác

Thân rễ củ riềng có chứa flavonoid, tannin, saponin, glycoside và một số hợp chất phenolic. Những hóa chất thực vật này, đặc biệt là galangin, có tác dụng chống viêm và giảm đau mạnh mẽ.

Galangin giảm tác động của các gen tạo ra các hợp chất gây viêm như cytokine và interleukin. Vì chiết xuất từ riềng có thể ức chế COX-1, COX-2 và lipoxygenase, chúng từng được sử dụng để điều trị viêm khớp, phù nề, bệnh viêm ruột và các vấn đề về viêm khác.

Kháng khuẩn

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Florida tuyên bố, tinh dầu chiết xuất từ thân rễ riềng có thể loại bỏ vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Terpinen-4-ol, một trong những monoterpen có nguồn gốc từ chiết xuất này, sở hữu hoạt tính kháng khuẩn và nấm Trichophyton Mentagrophyte mạnh mẽ.

Acetoxychavicol acetate (ACA), một hợp chất khác, cũng có đặc tính chống lại một số loại nấm da. Trên thực tế, các thực phẩm như nghệ, gừng và riềng nói chung đều có tác dụng ức chế hoạt động của tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus hiệu quả.

Tinh dầu chiết xuất từ thân rễ riềng có thể loại bỏ vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.

Tăng số lượng và sự linh hoạt của tinh trùng

Không giống như các loại thuốc kích thích ham muốn hoặc tăng cường sinh lý khác, riềng an toàn và không độc hại. Các nghiên cứu cho thấy, sau 56 ngày dùng thân rễ riềng, quá trình sinh tinh đã cải thiện đáng kể ở chuột thí nghiệm.

Số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng tăng cao khi chúng được tiêu thụ củ riềng. Thay đổi về mật độ và khả năng linh hoạt của “tinh binh” cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thụ tinh.

Hợp chất galanga trong củ riềng tác động đến quá trình sản xuất protein của các gen liên quan đến sinh sản. Do đó, loại gia vị này có thể được sử dụng trong nhiều loại thuốc thúc đẩy ham muốn và khả năng thụ tinh ở nam giới.

Hình hài của quảng cáo Việt Nam trước 1975

Hãy cùng ngược dòng thời gian và tìm hiểu trước năm 1975, hình hài của quảng cáo Việt Nam trông ra sao. Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945) Dưới...

Thời Việt Nam Cộng Hòa Chính sách nông thôn

(Bài này là tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975) Năm 1971, chúng tôi cùng với các...

Cách cư xử ở đời

Thầy Nhan Uyên, hỏi Đức Khổng Tử: "Hồi nầy muốn nghèo mà cũng được như giàu, hèn mà cũng được như sang, không phải khỏe mà có oai, chơi bời...

Những Chiếc Xe Mì Của Quá Khứ

Sài gòn từ khi hình thành là nơi đất lành chim đậu, là nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau. Đó không chỉ là nơi hội tụ của...

Ai là tổ tiên của cư dân Lưỡng Quảng?

Mấy năm qua, tại Diễn đàn Lịch sử Trung Hoa (China History Forum) đã diễn ra một cuộc thảo luận trực tuyến về nguồn gốc của cư dân hiện nay đang...

Cải Lương Thập Niên 50, Thập Niên 60 – Những bước đi bảy dặm

Sân khấu Cải Lương ở miền Nam VN vào thập niên 50 và thập niên 60 đã thực hiện “những bước đi bảy dặm”. Vài năm sau đó, từ 1970...

Gặp sắc dục chẳng động tâm, thời thời nghiêm khắc giữ mình

Cổ nhân có câu: “Vạn ác dâm vi thủ”, tà dâm chính là một tội ác, là điều mà những bậc chính nhân quân tử đều nghiêm khắc giữ mình, không bao...

Học ăn học nói học gói học mở có nghĩa là gì?

Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống. Mà con người ta phải học để có được...

Văn minh làng quê Việt Nam

Với nền kinh tế nông nghiệp, đời sống đầu tiên của Việt tộc khởi đi từ nếp sinh hoạt của làng, vì làng là cơ cấu văn hóa của nếp...

Cung Trầm Tưởng và những bản Tình ca Paris

Khoảng đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước, trên văn đàn miền Nam xuất hiện tên tuổi của một nhà thơ trẻ với các bài thơ tình mà bối...

Nỗi buồn trong nhạc của Ngô Thuỵ Miên

Nhạc Việt, để chỉ giới hạn trong nhạc chúng ta – nhạc Vàng như phe thắng cuộc thường gán ghép – là một chuỗi sầu mang mang vô tận. Hầu...

Nguyên nhân gọi Cố Cung là Tử Cấm Thành

Cố Cung có cách gọi cũ là Tử Cấm Thành, được Hoàng đế Minh Thành Tổ bắt đầu xây dựng từ năm Vĩnh Lạc thứ 4 đến năm Vĩnh Lạc...

Exit mobile version