Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao chún gta lại ợ và xì hơi?

Để hiểu lý do tại sao chúng ta xì hơi, bạn cần phải biết về lượng khí được sinh trong ruột.

Hãy tưởng tượng về 25 lít hơi chiếm khoảng một phần ba bên trong của một chiếc xe hơi nhỏ. Đó cũng như lượng khí trong ruột của bạn được sản xuất ra mỗi ngày. Vì vậy, chẳng có gì ngạc nhiên khi xì hơi, đầy hơi và ợ hơi là chuyện thường ngày.

Phần lớn lượng khí này được ruột tái hấp thu và sử dụng, bởi gần 2 kg vi khuẩn trong ruột già. Thật vậy, gần như 22,5 lít khí này được vi khuẩn đường ruột thu dùng lại hoặc thở ra thông qua phổi.

Phần còn lại

Hai lít rưỡi khí còn lại là phần lưu thông ra khỏi ruột mỗi ngày. Trung bình, đàn ông xì hơi 12 lần một ngày, trong khi đó phụ nữ là 7 lần – mỗi lần từ 30 đến 120ml. Cộng lại tương đương với thể tích khí trong một quả bóng bay.

Thời điểm xả hơi này tùy thuộc từng người, nhưng chủ yếu phụ thuộc vào sự nhạy cảm của hệ thần kinh trong trực tràng. Nếu bạn quá nhạy cảm trong các tình trạng như hội chứng ruột kích thích, bạn có thể xì hơi thường xuyên hơn.

Loại khí xả ra này hầu như không có mùi, mặc dù khoảng 40% hệ sinh vật có khả năng sản xuất khí hydro sulphur nặng mùi từ ruột trái bởi vì chúng chứa một loại vi khuẩn đặc biệt.

Xì hơi có mùi cũng không có ý nghĩa y học lớn ngoại trừ ai đó bị viêm đại tràng, đó là tình trạng viêm ruột già hoặc ruột kết. Một dấu hiệu trong viêm đại tràng thường được liên hệ với việc sản xuất các loại khí có mùi, vì vậy bạn nên tự mình kiểm tra nếu xì hơi có mùi kèm theo tiêu chảy hoặc chảy máu.

Mang thai, đặc biệt là với các biến chứng, phẫu thuật và quá trình lão hóa có thể dẫn đến những thay đổi trong cơ xương chậu và gây khó khăn trong kiểm soát khí. Điều này, đôi khi khiến bạn lúng túng trong đám đông, đặc biệt là khi thoát khí có mùi.

Làm gì với khí?

Khí được thải ra nhiều hơn sau bữa ăn, đặc biệt là những bữa ăn chứa nhiều chất xơ, chẳng hạn như ngũ cốc, bánh mì và mì ống. Mặc dù có rất nhiều loại thực phẩm khác, chẳng hạn như atisô, đậu, cải bruxen và cà tím… cũng ảnh hưởng nhiều đến khối lượng và mùi của khí thải.

Thực phẩm có chứa lưu huỳnh vốn có trong thành phần chất bảo quản, chẳng hạn như nước trái cây, rượu vang, thịt chế biến và trái cây sấy khô cũng dẫn đến việc xì hơi nhiều hơn. Những thực phẩm này được sử dụng bởi các vi khuẩn sản xuất lưu huỳnh trong ruột và tạo thành khí hydro sulphur.

Một trong số thành phần của khẩu phần giàu chất xơ gây xì hơi là fructose (một loại đường có trong trái cây), chúng dẫn đến sản lượng khí nhiều hơn vì chúng ta không có loại enzyme phân hủy nó. Nếu tiêu thụ nhiều fructose có thể góp phần làm tăng lượng khí khi nó đến đại tràng, nơi nó được lên men bởi vi khuẩn.

Điều này đặc biệt đúng với táo, lê và nước trái cây. Một thủ phạm khác là quả hạch. Khi quả hạch chưa chín lắm, chúng có chứa lượng pectin cao hơn, chất này cũng được lên men trong ruột kết.

Tiếp theo là chuối sống, chứa nhiều tinh bột và ít đường hơn quả chín. Tinh bột này đi qua đại tràng và được xem là tinh bột bền được vi khuẩn đường ruột sử dụng và sản sinh khí. Phần vỏ trắng của cam cũng có thể làm tăng quá mức lượng khí thải.

Thông thường, khi chúng ta già, các chức năng của tuyến tụy, liên quan đến tiêu hóa, từ từ suy yếu, nên không thể xử lý các loại trái cây và rau mà chúng ta trước đây có thể ăn dễ dàng.

Chúng ta nên chấp nhận, việc xì hơi là bình thường. Nếu cảm thấy trục trặc gì đó với việc xì hơi thì bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống trước khi tham khảo ý kiến ​​từ một bác sĩ đa khoa.

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng...

Hành trình về thời đại Hùng Vương dựng nước (P7, 8, 9)

CHƯƠNG VII. THIÊN NHIÊN THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC Địa bàn phân bố của các trống đồng Đông Sơn cùng tất cả các tài liệu khác: tài liệu khảo cổ học,...

Con Nghê – Linh vật thuần tính Việt

Hai linh vật đặc thù của văn hóa Việt Nam là chim Hạc và con Nghê, thế nhưng trong khoảng hai trăm năm gần đây, ta thường thấy rồng và...

Tại sao có tên gọi là “Áo bà ba”?

“Áo bà ba” là loại áo phổ biến ở miền quê Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ. Về tên gọi “áo bà ba” bắt nguồn từ đâu có nhiều...

Ảnh cố đô Huế hơn 100 năm trước

Những hình ảnh khắc họa Huế cổ kính, rêu phong với đầy đủ không khí hoàng tộc triều Nguyễn. Cùng cảm nhận nét đẹp thâm trầm, cổ kính của Cố...

“Nông cổ mín đàm” tờ báo về kinh tế đầu tiên ở Việt Nam

Nông Cổ Mín Đàm là tờ báo tiếng Việt thứ tư ra đời tại Sài Gòn (sau Gia Định Báo 1865; Thông Loại Khóa Trinh 1888; Phan Yên Báo 1898)....

Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 4

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Nhà cổ ở Sài Gòn từng là nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc

Căn nhà nằm trong khuôn viên Tòa Tổng Giám mục là ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn hiện nay với tuổi đời hơn hai thế kỷ, từng là nơi ở...

Nói lại cho đúng một số vấn đề lịch sử trong quyển Hình Ảnh Bảo Đại

Tôi muốn nói về cuốn Hình Ảnh Bảo Đại, Các Chính Khách Quốc Gia Và Hội Nghị Hương Cảng 1947 (HABĐ) của Nguyễn Khắc Ngữ, do Nhóm Nghiên Cứu Sử...

Ly kỳ quanh  Khúc Thụy Du

Nhà thơ, nhà văn, nhà báo Du Tử Lê (1941-2019)  có hàng trăm bài thơ đã được phổ thành ca khúc, nổi trội nhất là bài hát Khúc Thụy Dudo...

Lăng Thánh Cung – khu lăng mộ bề thế ít người biết ở Huế

Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phả ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông – Tây...

Exit mobile version